TẾT TRUNG THU (Rằm tháng 8)

Rằm tháng tám là Tết Trung Thu. Tết này ta thường gọi là tết trẻ con, nhưng có nhà tốn phí nhiều tiền lắm. Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu các sắc, sặc sỡ xanh đỏ trắng vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ trổ các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm, con cá coi cũng đẹp.

     Đồ chơi trẻ con trong tết này, toàn là các thứ bồi bằng giấy, như là: voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm, cá, bươm bướm, bọ ngựa cho chí cành hoa, giàn mướp, đèn cù, đình chùa, ông nghè đất, con thiềm thừ …

Xem chi tiết

VĂN HOÁ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG với việc xây dựng VĂN HOÁ GIA ĐÌNH Việt Nam hiện nay

Văn hoá gia đình Việt Nam truyền thống là sự kết tinh của nhiều giá trị, chuẩn mực, như con cháu hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; anh em hoà thuận; vợ chồng tình nghĩa,… Những giá trị, chuẩn mực đó hội tụ thành nền nếp gia phong nuôi dưỡng, hoàn thiện nhân cách cho mỗi thành viên trong gia đình.

Xem chi tiết

CHỮ HIẾU _ giá trị gia đình trong TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ Việt Nam

Con người sinh ra đã có cha có mẹ. Do vậy, “chữ Hiếu” là phạm trù đạo đức được nhân loại ý thức rất sớm, ngay từ thời cổ đại. Dù ở phương Ðông hay phương Tây, người ta cũng đã cố công tìm kiếm và đề ra những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cho phạm trù này. Chuẩn mực đạo đức Hiếu, dù được đề cập dưới nhiều giác độ khác nhau tuỳ theo từng giai đoạn, từng thời kì lịch sử, từng nền văn hoá, nhưng điểm chung nhất mà con người có thể thấy được là thái độ ứng xử một cách hài hoà trong mối quan hệ gần gũi giữa cha mẹ và con cái. Cũng chính nhờ điểm này mà tư tưởng Hiếu đã trở thành một trong những giá trị chung nhất cho toàn nhân loại từ xưa đến nay, nhưng lại vẫn có những nét đặc thù riêng cho từng dân tộc.

Xem chi tiết