Hội RẰM THÁNG BA _ nét VĂN HOÁ NGƯỜI NGUỒN huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình

Người Nguồn bảo nhau rằng: “Thà rằng đau ốm mà nằm, ai mà nỡ bỏ Hội Rằm Tháng Ba”. Mùa xuân trên quê hương Minh Hoá ánh lên đầy màu sắc, khi mùa con ong đi lấy mật, khi những chồi non đang nhú, những nhánh lan rừng nở trắng đồi núi, tiếng chim hót líu lo, cảnh sắc núi rừng căng tràn sức sống như nàng sơn nữ đang tuổi trăng tròn cũng là mùa “đến hẹn lại lên” của những đôi trai gái thề hẹn năm nào. Với những ai chưa được trải nghiệm ngày hội văn hoá đặc sắc này thì hãy một lần đến, để rồi nhớ, rồi thương, vấn vương để lại tìm về Hội Rằm Tháng Ba.

Xem chi tiết

Biến đổi VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG của NGƯỜI THÁI ở miền núi tỉnh THANH HOÁ

 Miền núi tỉnh Thanh Hoá có 223.316 người Thái, chiếm 35,6% dân số các tộc người thiểu số của tỉnh. Trong những năm qua, trước sự biến đổi và phát triển diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ trên mọi mặt của đời sống xã hội, văn hoá của người Thái nói riêng, của các tộc người thiểu số ở miền núi tỉnh Thanh Hoá nói chung cũng đứng trước những thách thức và tác động mạnh mẽ.

Xem chi tiết

ĐÁM TANG TRUYỀN THỐNG của NGƯỜI THÁI họ Lò ở PHÙ YÊN (Sơn La)

Trong nghi lễ vòng đời người Thái Phù Yên còn được bảo tồn đến nay, đám tang là nghi lễ lớn, quan trọng, có giá trị nhiều mặt, thể hiện nhiều phương diện văn hoá tín ngưỡng của người Thái ở Phù Yên, trong đó có đám tang truyền thống họ Lò. Vì thế khảo sát đám tang các dòng họ nói chung, họ Lò nói riêng sẽ giúp chúng ta những hiểu biết sâu sắc hơn về văn hoá tín ngưỡng tôn giáo cũng như nhân sinh quan tộc người Thái, trong đó có trường hợp người Thái ở Phù Yên.

Xem chi tiết

PHONG TỤC, TẬP QUÁN, TÍN NGƯỠNG dân gian của NGƯỜI NGÁI

Hiện nay, người Ngái là một trong những tộc người có số lượng dân số sụt giảm nghiêm trọng nhất tại Việt Nam (cùng với Si-La, Pu Péo, Brâu, Ơ-Đu…). Trong vòng 10 năm (1999 – 2009), dân số người Ngái giảm 3.806 người từ 4.842 người (năm 1999) [1] xuống còn 1.035 người (năm2009) – một con số đáng báo động [2]. Sự suy giảm dân số đi liền với đó là sự mai một dần các giá trị văn hoá truyền thống – yếu tố quan trọng trong việc định hình, xác lập ý thức tộc người, bảo tồn văn hoá truyền thống.

Xem chi tiết

Vai trò của RỪNG TÂM LINH trong quản lí, sử dụng đất công ở NGƯỜI CƠ-TU, TA-ÔI tỉnh Thừa Thiên HUẾ

Các dân tộc Cơ-tu, Ta-ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế sống dựa vào rừng, gắn bó mật thiết với rừng ở cả khía cạnh vật chất lẫn khía cạnh tinh thần, tâm linh. Đối với họ, rừng là “một phần bản nguyên của con người”, đó không chỉ là không gian mà còn là thời gian; là sự vĩnh hằng, là cõi vô cùng. “Sống rừng nuôi, chết rừng chôn”, bởi vậy họ sống với rừng bằng tất cả cuộc đời họ có và bằng sự biết ơn, đoạt lấy rừng bằng rìu và lửa, nhưng không lãng phí cũng chẳng tàn phá, vừa đủ để sinh tồn.

Xem chi tiết