Tạp chí Thanh Niên – Số 1 ngày 8/1/2020

Lời giới thiệu – PGS. TS. Sử học Nguyễn Mạnh Hùng1

     – Thầy là người phát hiện ra công trình Techniques du Peuple Annamite (Kỹ thuật người An Nam) của H. Oger từ 1908 – 1909 tại Hà Nội, bị chôn vùi gần một thế kỷ. Đặc biệt Ông đã giải mã toàn bộ 4.577 mộc bản được ghi chép bằng hình ảnh khắc gỗ có chữ Hán chữ Nôm và chữ Pháp cổ điển mà Thầy đã tiến hành làm luận án chuyên ngành Lịch sử tại Khoa Sử Đại học Tổng hợp Hà Ni (1992-1996).

     –  Từ những năm 19631969 – Thầy đã từng xuất bản những bộ sách học tiếng Nhật và biên soạn một số sách Từ điển như Từ đin Nht Việt bằng bút lông sẽ công bố sau. Riêng Từ đin Kanji Hán Nhật Việt với bút danh Chính Văn – Thầy đã xuất bản từ những năm 1972.

     –  Thầy là người đam mê chữ Hán chữ Nôm của Nhật Bản và Việt Nam từ Đại học Văn Khoa, Đại học Sư phạm Sài Gòn, thế hệ học trò của giáo sư Bửu Cầm (chữ Nôm), giáo sư Châm VũNguyễn Văn Tần (dịch thuật cổ văn Nhật Bản)… và còn hơn thế. Ông còn là học trò của nhiều Thầy giáo nổi tiếng mà nổi bật trong đó có “Tứ trụ triều đình” là quý Thầy: LâmTấnVượng.

     –  Khi đảm nhiệm vai trò hiệu trưởng Thầy là người mở ra nhiêu ngành học khai sáng cho Việt Nam và nói không ngoa cũng là một phần cho thế giới?! với văn bằng Cử nhân – trong đó có Cử nhân hoạt hình Manga Nhật, Cartoon Mỹ, Cử nhân Thể hình thẩm mỹ – với vốn kiến thức phong phú, nghiên cứu chuyên sâu, đa dạng, rõ ràng Thầy là một sử gia tầm cở!.

     – Thầy còn là nhà viết văn – viết truyện với chất giọng lấy ra từ tầng lớp cư dân nghèo khổ cư trú tại vùng đất Sài Gòn, thời Nam kỳ thuộc địa – trong đó có tác phẩm “Con kền kền và thằng bé” pha trộn loại triết lý Phật giáo… để xử lý các số phận cho hai động vật là con người. Đó là một thằng bé của nạn đói năm Ất Dậu và con thú ăn thịt xác chết – một con Kền Kền!

     – Ông từng là giáo sư Khoa Thái Việt Đại học Osaka Nhật Bản (1988 -1992) và cũng tùng là người góp phần tích cực hình thành hệ Đại học không chính quy từ Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (1985 – 1988) và cũng từng giữ vai trò Hiệu trưởng Đại học Quốc tế Hồng Bàng 18 năm (1997 -2015).

     – Ông tự xưng là Con ngựa thồ trong làng Đại học. Nay đã biến dạng thành “Con bọ hung” chui rúc trong trang Web Thánh địa Việt Nam học – www.thanhdiavietnamhoc.comwww.holylandvietnamstudies.com

     – Tuy nhiên, bài viết bên đây của Thầy lại không liên quan đến học thuật của Thầy mà liên quan đến những “đoạn đường đời” trong xã hội Việt Nam trước và sau 1975 tại Sài Gòn. Trong đó, Thầy tiết lộ những bí ẩn mộc mạc trong nhiều mối quan hệ với những nhân vật văn hóa, lịch sử,… thật lành lặn và hồn nhiên – Như trường hợp Thầy đưa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca sĩ Hồng Nhung đi Osaka Nhật Bản để hình thành bản thiết kế “Năm Việt Nam” vào năm 1996 – trong đó Thầy đã viết một tiểu phẩm: “Chiếc chìa khóa phòng khách sạn của ca sĩ Hồng Nhung”. Ngoài những chia sẻ thú vị trên, còn một chi tiết cũng hết sức đặc biệt nữa đó là người tài trợ vé máy bay cho hai nhân vật trên – Doanh nhân Phạm Phú Ngọc Trai, sẽ được Thầy đề cập trong bài viết trên trong thời gian tới.

     – Thời gian ấy, Thầy làm Trưởng đoàn cùng Trịnh Công Sơn, Hồng Nhung đi Osaka để dự hội nghị về đối chiếu văn hoá giữa các nước, trong khán phòng rât đông quan khách và đại biểu cùng khán giả. Khi đang phát biểu với đồ tài ”An cơm Tàu – ở nhà Tây – Lấy vợ Nhật”, đột nhiên phía dưới khán đài nhiều khán giả là nữ giới đồng loạt hô vang ‘hãy nói xấu chúng tôi” làm các đại biểu bối rối, như hiểu được ý họ, lập tức đề tài được đổi từ nói những điều tốt đẹp với những mỹ từ lấp lánh thành đề tài “Hãy nói xấu các cô gái Nhật” theo ý khán giả. Không quá khó hiểu khi nưóc Nhật đã ở ngưỡng “Cơm no bò cỡi” một kinh tế thịnh vượng, người dân khấm khá cùng sự thấu hiểu chính họ và họ đã nghe quá nhiều lời ca tụng từ thế giới, vậy nên “sở thích” nghe “nói xấu” cũng không có gì là lạ.

     – Tạp chí Thanh niên xin giới thiệu cùng quý độc giả bài viết của Thầy Hùng sau đây, và sẽ còn một bài viết tiếp theo để thưởng thức cho vui Ba Ngày Tết! trước khi tác phẩm Tết An Nam cách đây đúng 100 năm sẽ được Thầy cho xuất bản sau Tết bằng 3 ngôn ngữ Anh – Việt – Pháp!

     – Chúng ta biết năm 2020 Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức giải đấu kiếm quốc tế trong khối ASEAN được xem là giải tiền SEA Games 31 diễn ra năm 2021 tại Việt Nam. Với mong muốn truyền tải nhiều hơn những thông điệp của giải đấu, thầy sẽ trở thành một “phóng viên” để giúp độc giả có thật nhiều thông tin sốt dẻo, nóng hổi về giải đấu. Qua đó, Thầy có nguyện vọng được trao một giải “phong cách học” của chính thầy cho đoàn vận động viên quốc gia nào tham dự thể hiện được nếp thi đấu đẳng câp, cống hiến hết mình và chơi đẹp, đọng lại án tượng sâu sắc trong lòng khán giả Việt Nam và ban bè quỗc tế. Điểm đặc biêt ở đây nữa là giải này được khán già bình chọn rộng rãi trên mạng và hệ thống truyền thông đại chúng.

     – Được biết sắp tới Liên đoàn Kiếm Việt Nam sẽ được thành lập, đây là tiền đề để môn kiếm Việt Nam phát triển mạnh, là nơi giao lưu gặp gỡ của những liên đoàn kiếm toàn cầu và sẽ hoà nhập sâu rộng đặc biệt trong các trường đại học và phổ thông, các trung tâm thể dục thể thao và cả đại chúng… từ đó tuyển chọn các em xuất sắc để bồi dưỡng đào tạo thành viên ngọc quý cho thể thao nước nhà.

     – Thông qua các bài viết và các sự kiện trên, mong rằng Thầy sẽ “phóng bút” nhiều hơn nữa trong thời gian tới, nhất là các chủ đề về kiếm thuật, về SEA Games 31 sắp tới tổ chức tại Việt Nam.

__________
1. Phó giáo sư Tiến sĩ sử học Nguyễn Mạnh Hùng – người Thầy quen thuộc trong giới học thuật Việt Nam và nhiều Đại học thế giới – nơi mà Thầy đã xuất hiện trên một số diễn đàn: Đại học Osaka Nhật Bản, Đại học Sorbonne Paris, Đại học Calitornia State University, Đại học Uncheon Hàn Quốc, Đại học Đông Nam Á Thái Lan, Đại học Samoa ở tận bên kia Thái Bình Dương, và còn hơn thế nữa…

(Nguồn: Tạp chí Thanh Niên, số 1, ngày 08/01/2020)

Ban Tu thư (thanhdiavietnamhoc.com)