THÁNH ĐỊA Việt Nam học – NHÀ SÁNG LẬP – Phó giáo sư, Tiến sĩ sử học NGUYỄN MẠNH HÙNG

1. Vài nét về tiểu sử

     1.1 Thầy Nguyễn Mạnh Hùng là một sinh viên ngành luật và là học trò của cố giáo sư Vũ Văn Mẫu (giáo sư cổ luật Việt Nam), giáo sư Bùi Xuân Bào (tiếng Pháp), giáo sư Vũ Văn Kính (Hán Nôm) và thầy Châm Vũ Nguyễn Văn Tần – tác giả cuốn sách Nhật Bản sử lược.

     1.2 Thầy Nguyễn Mạnh Hùng làm Luận án Tiến sĩ sử học với đề tài:

Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20
thông qua công trình Kỹ thuật Người An Nam

     có lời giới thiệu của Giáo sư sử học PHAN HUY LÊ.

     1.3 Thầy Nguyễn Mạnh HùngGiáo sư Việt Nam học, Khoa Thái Việt, Trường Đại học Ngoại ngữ Osaka Nhật Bản từ năm 1988 đến năm 1992.

     1.4 Thầy Nguyễn Mạnh Hùngngười mở đường xây dựng hệ thống đại học ngoài công lập đầu tiên tại Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn) thành Phố Hồ Chí Minh, năm 1986 với tên gọi là Đại học Ghi danh – sau này là Đại học không chính quy.

    1.5 Thầy Nguyễn Mạnh Hùng – Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng từ năm 1997 đến năm 2015. (trước là Trường Đại học Dân lập Hồng Bàng, sau đổi thành Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

     1.6 Thầy Nguyễn Mạnh Hùng là nhà sáng lập các trang web:

     – Trang web THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌChttps://thanhdiavietnamhoc.com.

     – Trang Facebook HUNG NGUYEN MANH từ năm 2018.

     – Các trang web:

       * Các trang Web đã thiết kế

1. THE HOLY LAND OF VIETNAM STUDIES

     http://holylandvietnamstudies.com

2. VIỆT NAM HỌC – Thánh địa số hóa vạn vật 

     https://vietnamhoc.net

      * Các trang Web sẽ sớm ra mắt trong thời gian tới

3. ĐẠI TỪ ĐIỂN VIỆT NAM 

     https://daitudienvietnam.com

4. ĐẠI TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA VẠN VẬT SỐ HÓA VIỆT NAM HỌC

     https://daitudienbachkhoatulieusohoavietnamhoc.com

5. KỸ THUẬT CỦA NGƯỜI AN NAM

     https://kythuatnguoiannam.com

6. TƯ LIỆU BÁCH KHOA VẠN VẬT SỐ HÓA VIỆT NAM HỌC

      https://annamiticapedia.com

     https://internetofvietnamthings.com

7. TƯ LIỆU BÁCH KHOA BÁO CHÍ TẠP CHÍ SỐ HÓA VIỆT NAM HỌC

     https://internetofvietnampapers.com

8. TƯ LIỆU BÁCH KHOA THÔNG LINH HỌC SỐ HÓA VIỆT NAM HỌC

     https://internetofvietnamsouls.com

– – – – – – – – – – – – – 

2. Hoạt động nghiên cứu học thuật

     2.1 Thầy Nguyễn Mạnh Hùngngười phát hiện đầu tiên công trình nghiên cứu của Henri Joseph Oger (một số phận bất hạnh!) về đề tài Technique du peuple Annamite (Kỹ thuật của người An Nam) được thực hiện tại Hà Nội năm 1908-1909 và đã bị quên lãng gần một thế kỷ cho đến khi được thầy Nguyễn Mạnh Hùng phát hiện tại Thư viện Sài Gòn, năm 1962 và được Hãng Alpha Phim chụp lên phim và công bố trên thế giới.

     Sau này trong cuộc họp báo chính thức, thầy Nguyễn Mạnh Hùng đã công bố việc phát hiện tác phẩm Technique du peuple Annamite tại Hà Nội (đã có lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Hà Nội và đã được đóng gói, lập phiếu tham khảo với ký hiệu HG18, và tại Thư viện khoa học Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh với mã số 10511). Technique du peuple Annamite là công trình gồm 4577 bức in bằng mộc bản có chú giải Hán Nôm tại mỗi bức và chữ Pháp. Thầy Nguyễn Mạnh Hùng giải mã hai ngôn ngữ nói trên và tiến hành nghiên cứu luận án tiến sĩ, được sự trợ giúp của những nhà Hán Nôm Sài Gòn và Hà Nội, những nhà Mỹ thuật học, nhà Tạo hình, Hội Văn hóa Dân gian Hà Nội và Sài Gòn.

     2.2 Thầy Nguyễn Mạnh Hùng nghiên cứu và thực hiện luận án tiến sĩ sử học với đề tài Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 thông qua công trình Kỹ thuật Người An Nam được thực hiện vào năm 1996 tại Hà Nội.

     —> Mời xem chi tiết:

Tóm tắt Luận văn – lưu trữ ở Thư viện quốc gia Việt Nam

     2.3 Thầy Nguyễn Mạnh Hùng luôn luôn say mê sưu tập sách cổ Việt Nam học từ hơn 50 năm nay (khi vẫn còn là sinh viên Trường Đại học Khoa học Văn Khoa – Luật Khoa Sài Gòn từ 1963 – 1968) và thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi, viết báo, viết bài tiểu phẩm, … dù khi có trăm công ngàn việc trước đây và vẫn luôn duy trì sức sưu tầm-nghiên cứu-đọc-ghi-viết cho mãi đến hiện nay.

Thánh địa Việt Nam học - Thầy Nguyễn Mạnh Hùng
Hình 1: Phó giáo sư Tiến sĩ sử học Nguyễn Mạnh Hùng

– – – – – – – – – – – – – 

3. Các công trình và tác phẩm

1)  Từ điển Việt Nhật thông thoại (1969);

2)  Từ điển Nhật Hán Việt Anh (1973);

3)  Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ 20 – NXB Trẻ TPHCM (1989);

4)  Từ điển Việt Nhật thông thoại – bút danh: NXB TPHCM (1992);

5)  Sách học Tiếng Nhật hiện đại (trình độ sơ cấp) – NXB Trẻ TPHCM (1996);

Thánh địa Việt Nam học - Từ điển thầy Nguyễn Mạnh Hùng
Hình 2: Từ điển – tác giả: Phó giáo sư Tiến sĩ sử học Nguyễn Mạnh Hùng

6)  Hà Nội xưa – Tập 1, 2 – Bưu thiếp những di sản hóa thạch – NXB Văn hoá Sài Gòn (2009);

7)  Con kền kền và thằng bé – bút danh: Lê Phong – NXB Hội Nhà văn (2009);

8)  Kanji Từ điển Hán Nhật Việt – NXB Từ điển Bách khoa (2010);

9)  Thư pháp Hán Nhật (2010);

10)  Giải mã Chữ thảo Hán Nhật (2010);

11)  Tết cả Việt Nam (2009 – 2010);

Thánh địa Việt Nam học - Sách của Phó giáo sư Tiến sĩ sử học Nguyễn Mạnh Hùng
Hình 3: Sách – tác giả: Phó giáo sư Tiến sĩ sử học Nguyễn Mạnh Hùng

12)  Việt Nam xưa – Tập 1, 2, 3, 4, 5 – NXB Thời đại, Tạp chí Xưa và Nay (2010);

13)  Sài Gòn xưa – NXB Thời đại, Tạp chí Xưa và Nay (2010);

14)  Sài Gòn – Hòn Ngọc Viễn Đông;

15)  Hà Nội xưa – Tập 1, 2 – NXB Thời đại, Tạp chí Xưa và Nay (2010);

Thánh địa Việt Nam học - Sài Gòn xưa, Việt Nam xưa - tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng
Hình 4: Sài Gòn xưa, Việt Nam xưa – tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng

16)  Chương trình đào tạo Việt Nam học (2010 – 2011);

17)  Những ngày lễ hội truyền thống Việt Nam – NXB Từ điển Bách khoa (2012);

18) Kỹ thuật của người An Nam – NXB Từ điển Bách khoa (2012);

19)  Lịch sử Truyền thông Đại chúng Việt Nam;

20)  So sánh SẤM TRUYỀN – Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nostradamus;

21)  So sánh Khổng Tử và Socrates;

22)  So sánh lịch sử Việt Nam và Hoa Kỳ;

23)  Tiểu thuyết “Viên sỏi đen“;

24)  Đồng bạc Con Cò;

25)  La CochinchineXứ Nam Kỳ (gồm 456 bức ảnh quý về Nam Kỳ lục tỉnh, do Hoàng Hằng dịch, thầy Nguyễn Mạnh Hùng viết lời giới thiệu. Nguồn ảnh này đã bổ sung vào loạt ảnh đã công bố lúc cả nước kỷ niệm 300 năm Sài Gòn – TP. HCM);

26…) Nhiều bài viết nghiên cứu, tham luận, tiểu phẩm… khác có đăng trên trang web
    THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌChttps://thanhdiavietnamhoc.com

Thánh địa Việt Nam học - Hà Nội xưa - tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng
Hình 5: Sách Hà Nội xưa – tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng

     MỜI XEM:

Nguyễn Mạnh Hùng (Phó giáo sư, Tiến sử Sử học) – WIKIWAND

BAN TU THƯ (06/2019)