Thử đi tìm ĐỊNH LUẬT TIẾN HOÁ của nhân loại

Tác giả PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng – một nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa, xuất thân là một nhà Hán Nôm, Hán Nhật. Ông đã cống hiến nhiều công trình nghiên cứu như xuất bản từ điển Hán Nhật đầu tiên của Việt Nam từ những năm 1973 tại Sài Gòn hay phát hiện và nghiên cứu về xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20 thông qua bộ tư liệu “ Kỹ thuật của người An Nam” (Technique du Peuple Annamite) của Henri Oger (1908-1909-Hà Nội) mà ông đã xây dựng thành luận án tiến sĩ – được bảo vệ tại Khoa sử Đại học Tổng Hợp Hà Nội cũ – nay là Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, ông còn là nhà viết tiểu thuyết “Con Kền kền và thằng bé” để tái hiện nạn đói năm Ất Dậu. Bài viết dưới đây lại là một đề tài khác, tưởng chừng như “lạc lỏng” vào một thế giới xa lạ khác lấy ra từ khái niệm “Trời tròn đất vuông”. Chúng tôi xin giới thiệu cùng độc giả một Hiệu trưởng của một trường Đại học Tư thục phía Nam – Đại học Quốc tế Hồng Bàng.

Khái niệm trời tròn đất vuông lấy ra từ thuyết quái truyện (tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số) có những cách giải thích khác nhau. Nhưng Chu hy – một nhà âm dương học- đã tiếp cận với môn kỹ hà học để lấy ra 2 hình đặc biệt là hình trònhình vuông. Trời tròn có đường kính bằng 1 thì chu vi bằng 3. Hình vuông mô tả đất, đất vuông cạnh bằng 1 thì chu vi bằng 4. Số 4 hợp với 2 số chẳn nên lưỡng nghi mà thành 2.

Từ đó khái niệm tham thiên lưỡng địa đã mô tả số trời luôn là số lẽ, số đất luôn là số chẵn. Chữ số của trời là 3. Chữ số của đất là 2.

Như vậy chân số của trời  đất là bao nhiêu? Là con số 3 hay 5.

Nếu là 3 thì số trời là 1, số đất là 2. Nếu là 5 thì số trời là 3 số đất là 2. Trong hai con số 3 và 5 thì con số 5 là cơ bản nhất – tượng trưng cho thái cực lấy ra từ thuyết lý âm dương, nổi tiếng trong nền tảng triết học phương Đông. Do đó, con số 5 đã được những nhà số học xa xưa Trung quốc chọn lựa để mô tả ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) phối hợp đan xen với vạn vật vô hình và hữu hình về mặt khí hóa mà các tài liệu nghiên cứu về kinh dịch đều đã mô tả qua nhiều nguồn tư liệu khác nhau:

phối hợp ngũ âm (cung,thương,giốc,chủy,vũ) .

phối hợp với ngũ sắc (đen, đỏ, xanh, trắng, vàng).

phối hợp với ngũ vị (mặn, đắng, chua, cay, ngọt) .

phối hợp với ngũ xú (ung, hôi, khét, tanh, thơm) .

phối hợp với phương hướng (4 phương đông,nam,tây , bắc và trung ương đan xen 4 phương).

phối hợp với ngũ khí (hàn,nhiệt,táo,thấp,phong)

phối hợp với mười thiên cang (giáp,ất,bính,đinh,mậu,kỷ,canh,tân,nhâm,quý )

phối hợp với mười hai địa chi (tý,ngọ, thân,dậu, tỵ ,hợi,thìn, tuất,sửu, mùi, dần, mão)

phối hợp với thời tiết (đông, hạ, xuân,thu và tứ quý tức là 18 ngày cuối mỗi mùa)

Tuy nhiên, những nhà biện chứng pháp ngày nay đã có thể bổ sung những yếu tố mới đó là sự phối hợp với các hiện tượng hữu hình như loại hình thái chính trị, xã hội, tôn giáo, tư duy… đương thời. Cảm nhận này có thể đã chưa được những nhà kinh dịch học cổ điển quan tâm. Đối với xã hội phương Đông hay còn gọi là thế giới Hán hóa (quan điểm của một nhà ngôn ngữ học phương Tây) như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc…Như quan niệm những tác động của hình thái triết học của  Khổng giáo, Lão giáo (Đạo giáo), Phật giáo… có thể lay chuyển số phận con người như “tam cương ngũ thường” của Khổng Tử,  Vô vi (Đạo giáo), sắc sắc không không (Phật giáo) và các hiện tượng tâm lý khác cũng đều tác động đến số phận con người như: lòng bác ái của Thiên Chúa  Giáo, lòng từ bi của Phật Giáo, lòng yêu nước của các dân tộc bị trị, lòng ham thích tự do dân chủ, lãng mạn của các dân tộc phương Tây. Ngay cả đức tin vào Đấng Allah của Hồi Giáo cũng đều ảnh hưởng đến sinh mệnh của đại bộ phận dân chúng trong xã hội đương thời. Đối với các hình thái Chủ nghĩa (Tư bản Chủ nghĩa, Xã hội Chủ Nghĩa, Phong kiến Chủ nghĩa, Phát xít Chủ nghĩa….), các hình thái Chính trị (dân chủ, quân chủ, quân chủ lập hiến…), các hình thái Tổ chức Chính quyền (tập quyền, phân quyền…). Tất cả các loại hình thái nói trên đều ảnh hưởng đến sự tiến hóa của nhân loại.

Tuy nhiên, trở lại với thuyết lý Âm dương phối hợploại thuyết lý vô hình. Vì sự phối hợp âm dương với sự vật chỉ là sự phối hợp về khí hóa và về cả mối quan hệ vô hình? Âm dương là khí, trời đất là sự vật, nóng lạnh là sự kiện, quang minh chính đại hay gian tà lén lút là hành động. Quân tử tiểu nhân là người. Thiện ác là tính tình. Những nhà kinh dịch học hay âm dương học, phải chăng đã định tính các mối quan hệ, các loại hình thái đều đã được khí hóa như khi nói đến những con người tài năng (nhân tài) đều được mô tả như là nguyên khí của đất nước.

Vào năm 1957 báo chí thế giới có đề cập đến hai nhà bác học Mỹ gốc Trung quốc là Lý Chính Đạo Tsung-Dao Lee (giáo sư đại học Princeton ) và Dương Chấn Ninh  Yang Zhen Ning (giáo sư đại học Comlombia) đã nhận được giải Nobel Vật lý. Hai nhà khoa học nói trên đã chứng minh khi hạt nguyên tử nổ thì có phóng xạ và làm bắn ra những tia ly tâm âm và ly tâm dương. Ly tâm dương bắn xa hơn ly tâm âm với tỷ lệ 3/2.

Nói cách khác – tia dương dài bằng 3 đơn vị và tia âm dài bằng 2 đơn vị đã tạo ra định luật cơ ngẫu (loi de non parité). Cơ là số lẻ (1,3,5,7,9) thuộc dương. Các nhà kinh dịch học gọi là số trời. Ngẫu là số chẵn (2,4,6,8,10) thuộc âm gọi là số đất.

Như vậy, Trời Đất chịu số phận theo một định luật cơ ngẫu. Do đó, con người là đứa con của trời đất, vậy nó cũng phải chịu chung một định luật mà các nhà chiêm tinh học gọi là số mệnh. Vì vậy, số mệnh con người đã luôn được lý giải thông qua những nhà tử vi, nhà bốc phệ…mà ít khi phối hợp những nhận thức duy vật khách quan khác để xác lậpbản đồ số mệnh của con người như một hàm số biến thiên ?

Do đó, tùy trình độ, tùy nhận thức, tùy tiềm thức, tùy hoàn cảnh, tùy cảm xúc, tùy điều kiện sinh sống… mà những nhà luận đoán số mệnh cho ra những lời lý giải có khi tương tự nhau, có khi trái nghịch nhau, có khi hời hợt, có khi võ đoán, có khi “bịt mắt xem voi”…. Vì cuộc đời không phải là một công thức bất di bất dịch mà luôn được bổ sung những yếu tố mới. Yếu tố xã hội- một thông số biến động để giúp con người cải tạo mình, cải tạo số phận trong quy luật vũ trụ giản nở của thuyết tương đối của Albert Einstein để tiến hóa không ngừng và vô tận.

Nguyễn Mạnh Hùng

  Bài viết đã đăng trên tạp chí Thanh Niên, số cuối tháng 4, 2010.