Gốm hoa nâu thời Trần trang trí văn “mây như ý” tại Hoàng thành Thăng Long: nhận thức từ nghiên cứu so sánh

… bài viết sẽ tập trung khảo cứu về những mảnh gốm hoa nâu thời Trần trang trí văn “mây như ý”, phát hiện tại khu Hoàng thành Thăng Long, đồng thời so sánh chúng với những loại hình đồ gốm hoa nâu lưu giữ ở những sưu tập khác cùng trang trí loại hoa văn đó, nhằm mục đích làm rõ những đặc trưng về chất liệu, niên đại nguồn gốc cùng những giá trị của những mảnh gốm hoa nâu nói trên.

Xem chi tiết

Sơ lược giai đoạn thành hình chữ quốc ngữ (1620-1648) – Phần 2

Theo sự nhận xét của chúng tôi thì vào năm 1620 dù L.m. Pina đã nói được tiếng Việt, nhưng khó lòng mà phân biệt được lối cách ngữ như chúng ta dùng ngày nay. Dựa vào những tài liệu viết tay năm 1621-1626, chúng tôi biết được hầu hết các chữ còn viết liền và chưa thấy đánh dấu vào những chữ đó. Chính dựa theo hai đặc điểm này mà chúng tôi cho là giai đoạn sơ khởi chữ quốc ngữ. Bây giờ chúng tôi xin trình bầy 7 tài liệu để chứng minh.

Xem chi tiết

VĂN HỌC QUỐC NGỮ NAM BỘ từ cuối thế kỷ 19 đến 1945: Thành tựu và triển vọng nghiên cứu (Phần 1)

Văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối TK.XIX đến 1945 là một bộ phận máu thịt của văn học dân tộc. Trong khoảng hơn nửa thế kỷ từ khi hình thành cho đến 1945, vùng văn học này đã có một đời sống rất sôi nổi với hàng trăm cây bút và hàng mấy trăm tác phẩm, cuốn hút hàng triệu độc giả. Nhưng từ sau 1945 văn học quốc ngữ Nam Bộ có một thời gian khá dài bị giới nghiên cứu phê bình quên lãng, ít được ai nhắc tới.

Xem chi tiết

Bộ sưu tập CÁC KIỂU TÓC trong suốt LỊCH SỬ VIỆT NAM

Độc giả sẽ rất ngạc nhiên với những mái tóc dài chấm gót của những thiếu nữ Hà Nội đầu thế kỷ 19 đến vẻ đẹp mê hồn của những chân dung nổi tiếng một thời. Các bức ảnh đen trắng đã ngả vàng theo thời gian khi đặc tả những thiếu nữ Hà Thành tiêu biểu, khi ghi lại những dấu ấn rất riêng của phụ nữ Việt Nam ở cả 3 miền từ mái tóc dài chấm gót đến tóc vấn cao, tóc đuôi gà, tóc xoăn…

Xem chi tiết

LINH HỒN TIẾNG VIỆT qua một số câu TỤC NGỮ

Trong bài “Linh hồn tiếng Việt” (in trong tập Tiếng Việt – Văn Việt – Người Việt), nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo có kể lại việc ông làm cho người bạn là nhà ngôn ngữ học người Tiệp rất giỏi tiếng Việt phải lúng túng khi ông đố bạn giải nghĩa câu tục ngữ “Chó treo mèo đậy”. Ông kể câu chuyện ấy để dẫn đến kết luận câu tiếng Việt tổ chức theo quan hệ Đề – Thuyết, người Âu quen với kiểu câu tổ chức theo Chủ – Vị nên không giải nghĩa nổi!

Xem chi tiết

ĐỊA DANH ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI: Quá trình HÌNH THÀNH và PHÁT TRIỂN (Phần 1)

Địa danh (place name) xuất hiện từ rất sớm, ngay từ khi nhóm người đầu tiên đến sinh tụ hay di chuyển ngang qua một khu vực nào đó. Xuất phát từ nhu cầu cần có một cái tên để xác định một địa bàn hay một mỏm núi, một con sông, một cánh rừng mà địa danh ra đời. Các địa danh này được các nhóm người đến sau giữ nguyên hay thay đổi tuỳ theo các đặc điểm ngôn ngữ văn hoá hay nhu cầu chính trị của nhóm người đó. Vì vậy, địa danh không phải là một thực thể bất biến mà là sự chồng xếp, kế thừa của bao lớp văn hoá, đặc trưng tộc người.

Xem chi tiết