Học thuyết luân lý và đạo đức Nho giáo ảnh hưởng của nó đến văn hóa Việt Nam

Học thuyết luân lý và đạo đức được xem là một trong những nền móng vững chắc giúp Nho gia lan tỏa sức ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa, tư tưởng, lối sống của nhiều quốc gia trong khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam. Nội dung cốt lõi trong tư tưởng luân lý và đạo đức của Nho gia được thể hiện tập trung trong các mối quan hệ: Vua – tôi, cha – con, chồng – vợ, anh – em và bạn hữu, mà ở đó “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” được xem là chuẩn mực đạo đức.

Xem chi tiết

Lược thuật những nghiên cứu trong nửa đầu thế kỉ XX về kinh điển Nho Gia (Xoay quanh các vấn đề tác giả, niên đại hoàn thành và tính chất của Lục kinh)

Xoay quanh các vấn đề về tác giả, niên đại hoàn thành và tính chất của Lục kinh, những nghiên cứu trong nửa đầu thế kỉ XX về kinh điển Nho gia trên đại thể đã trải qua hai giai đoạn trong tiến trình phát triển. Giai đoạn thứ nhất là trước phong trào Tân văn hóa Ngũ Tứ, thể hiện bằng dư ba của cuộc tranh luận về kim cổ văn kinh học; giai đoạn thứ hai từ những năm 1920 đến những năm 1940, biểu hiện bằng chủ nghĩa thực chứng, trào lưu nghi cổ (nghi ngờ thời trước), bằng sự hưng khởi và tạo ảnh hưởng quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử…

Xem chi tiết