Để bước vào TÌM HIỂU NỀN VÕ THUẬT Việt Nam
Đối với những nhà võ học thì không có thói quen dùng văn để ghi chép làm tư liệu trên bia đá, trên gỗ, trên tre nứa hay trên giấy,… như các nhà văn học. Những nhà võ học lại hay có thói quen dùng lời nói, dùng ca khúc để truyền tụng, dùng cử chỉ và động tác để thể hiện. Những lời nói , những ca khúc
Khi tái hiện lịch sử võ học, những nhà sử học đã im lặng vì không thể tập hợp được các nguồn tư liệu nói trên để làm cơ sở nghiên cứu, lý luận. Còn hình ảnh các động tác, các ca từ xướng họa trong lịch sử trung cổ đại lại chưa được nền tảng khoa học hiện đại thực hiện ghi âm, ghi hình,… Mà âm thanh và hình ảnh là những cứ liệu không thể thiếu được trong quá trình tái hiện lịch sử võ học. Nhưng thật may mắn, vào những năm 1908 –1909, Henri Oger – nhà tiên phong kỹ thuật học – từng tốt nghiệp Đại học Sorbonne, Paris đã xin toàn quyền Albert Sarraut – thông qua sự giới thiệu – đến Hà Nội để thực hiện đề tài nghiên cứu về “Kỹ thuật của người An Nam” (Technique du peuple Annamite) theo phương pháp nghiên cứu đặc chủng (méthode monographique). Từ đó ông đã cho vẽ ký họa tại chỗ về nhiều lĩnh vực xã hội Việt Nam – đời sống, vật chất, tinh thần, tâm linh,… gồm 4.577 bức – có chú giải Hán Nôm và chữ Pháp. Trong số đó có nhiều bức vẽ về võ thuật mà chúng ta có thể sử dụng để góp phần tư liệu tái hiện ngành học này. Nhưng chúng ta ngày nay cố gắng thế nào để tìm cho được chỗ đứng cho ngành võ thuật trong xã hội hiện đại.hay những cử chỉ, động tác, hành vi,… như làn gió thoảng qua trôi dạt vào quá khứ và tan biến vô hình.
(Còn tiếp, xin vui lòng xem file PDF)
Nguyễn Mạnh Hùng
Trân trọng giới thiệu bài viết đến quý độc giả.