Di tích Cát Tiên (Lâm Đồng): Đặc trưng di tích và di vật

CÁT TIÊN SITE (LÂM ĐỒNG PROVINCE): SITE AND ARTIFACT
CHARACTERISTICS

Tác giả bài viết: NGUYỄN TIẾN ĐÔNG
(Viện Khảo cổ học)

     The Cát Tiên site, in Lâm Đồng province, in cordinate o f 11°35’50″ North latitude, 107°30’20″ East longitude.Cát Tiên area and its vicinity have a typical climate of the eastern part of Southern Việt Nam.

     Since the discovery o f the Cát Tiên site (1984), there have been three stages:

     – First stage (1984 – 1985):the site was íòund and test excavted on a small scale.

     – Second stage (1994 – 1998):there were investigations and 4 large-scall excavations in order to highlight the physiognomy and characteristics of the site.

     – Third stage( 1999 – 2004): the architectures at this site were mainly buiit with bricks, with stone components, and the foundations were well-built. Apart from building technique using bricks, there is another special technique o f building roofs with tiles, which is called Cát Tiên tỉling tecnique. In terms of forms and techniques, the architectures at Cát Tiên seem to be affected by and closed to Chân Lạp or pre-Khmer.

     The artifacts are mainly building and sculptural materials o f bricks and stones. The site also includes many thin gold artifacts, of which some large pieces were decorated with images of dieties and animals. In addition, there are other artifacts made o f bronze, silver, precious stones in a small quantity.

1. Điều kiện tự nhiên của khu di tích Cát Tiên

     Cát Tiên là tên đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Lâm Đồng, nằm ở tọa độ địa lý: 11035’50” vĩ độ Bắc, 107°30’20” kinh độ Đông. Đi từ thành phố Hồ Chí Minh lên theo Quốc lộ 20 đến ngã ba Madagui rẽ trái, theo đường liên huyện, đi qua hai huyện Đạ Huoai và Đạ Tẻh với khoảng trên 30km đường đất chúng ta sẽ đến khu di tích thuộc xã Quảng Ngãi, tiếp tục đi thêm l0km nữa sẽ gặp các di tích thuộc hai xã Đức Phổ và Gia Viễn. Như vậy, toàn bộ khu di tích Cát Tiên nằm trong gần khắp địa bàn huyện. Khu vực này trước đây thuộc Đồng Nai Thượng với các kiểu địa hình đa dạng: núi cao sườn dốc, núi cao trung bình, sườn dốc ít, địa hình bậc thềm sông Đạ Đờng và dạng đồi bát úp tiếp giáp đầm, hồ. Chính bởi sự chia cắt mạnh như vậy, kết hợp với các dãy núi cuối cùng của Trường Sơn đổ về tạo ra cho Cát Tiên một loạt các bồn địa mà ở đó được phủ lấp bởi những cánh rừng nhiệt đới ẩm ướt với những đặc trưng của nó. Các di tích Cát Tiên hoàn toàn nằm trong những vùng thấp cùa các bồn địa này, đặc biệt khu di tích Quàng Ngãi.

     Trài qua nhiều quá trình phong hóa, xâm thực, bào mòn, rửa trôi, tích tụ tạo nên nền địa chất đan xen khá phức tạp hình thành nên thổ nhưỡng cũnt; khá phong phú với các loại đất feralit phát triển trên đá bazan (Fk), đất feralit phát triển trên đá cát (Fq), đất feralit phát triến trên phù sa cố, loại này không nhiều, đất feralit phát triển trên đá sét.

     Vùng Cát Tiên và phụ cận có khí hậu Đông Nam Bộ điển hình, có nhiệt độ và độ ẩm cao đều trong năm, có hai mùa mưa – khô. Thuỷ văn ờ vùng này khá phức tạp, có rất nhiều hệ suối lớn nhỏ đổ vào sông Đạ Đờng như Đạ Tẻh, Đạm Bri, Đạ Nhor, Đạ Đimbo, Đạ Lua… Có nhiều thác ghềnh ở vùng thượng lưu, ở những bồn địa ven sông. Mùa lũ thường có ngập lụt, nên được bồi đắp nhiều phù sa, do vậy nền nông nghiệp trồng trọt ờ đây có điều kiện tốt để phát triển. Tài nguyên sinh học ở đây khá dồi dào. Do khu vực này nằm giữa hai vùng sinh học địa lý từ cao nguyên Trường Sơn xuống vùng thấp Nam Bộ, hội tụ được các luồng hệ động, thực vật cà trên cạn và dưới nước phong phú, đảm bảo cuộc sống khá thuận lợi cho các cộng đồng cư dân sở tại hiện nay cũng như trong lịch sử.

2. Tình hình phát hiện và nghiên cứu

     2.1 Giai đoạn từ năm từ 984 đến năm 1994

     Năm 1984, trong một đợt điều tra điền dã dân tộc học trên địa bàn huyện Đạ Huoai, Đinh Thị Nga và Hồ Thanh Bình đã phát hiện dấu vết của một nhóm di tích kiến trúc gạch nằm trên bờ trái sông Đạ Đờng xã Quàng Ngãi.

     Cuối năm 1985, các nhà khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh đã đến địa bàn để tiến hành điều tra, nghiên cứu (Võ Sĩ Khải 1986: 225- 226) và đào thám sát các di tích ờ xã Đồng Nai và xã Quảng Ngãi. Tại xã Đồng Nai đã phát hiện một di tích kiến trúc xây gạch, gạch hình hộp chữ nhật. Bên cạnh đó có một số tấm đá mài nhẵn được ghép với nhau, trên đó đặt bộ Linga – Yoni bằng đá, một số m ảnh nồi gốm và m ột tấm kim loại m àu đen dập nồi hình S hiva cao 21 cm rộng 30 – 50cm. Tại xã Quảng Ngãi đã phát hiện một số phế tích kiến trúc gạch, các cấu kiện đá có lỗ mộng và g ờ ghép, đặc biệt là chiếc cột đá dài 2m, đường kính 0,3 m, có trang trí các vòn g g ờ nổi và hoa sen ở hai đầu cột.

     Năm 1986, Bảo tàng Lâm Đồng, Ban Khảo cổ học tại thành phố Hồ Chí Minh đã trở lại di tích Quảng Ngãi và nhận thấy đây là một quần thể kiến trúc lớn, phân bố với hơn 10 gò đất có dấu vết gạch xây, các tấm đá kiến trúc, vật thờ… Nhiều vỉa gạch, bậc thềm gạch đã quan sát được ven bờ trái sông Đạ Đờng (Võ Sĩ Khải 1986: 225- 226).

     Sau các cuộc khảo sát, điều tra trên, Cát Tiên được đánh giá ỉà một khu vực di tích khảo cổ học rất quan trọng, phân bố trên một địa bàn rộng. Võ Sĩ Khải cho rằng, các di tích ở đây có thể liên hệ với loại hình mộ táng Oc Eo ở đông băng sông Cửu Long. Những di tích ở xã Quảng Ngãi có tương quan rõ nét với loại hình kiến trúc gạch đá thời đại Óc Eo ở An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang (Võ Sĩ Khải 1986:225-226).

     2.2. Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1998

     Đầu năm 1994, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khảo cổ học T â y N gu yên – T rư ờ n g Sa – Nam Bộ, một số cán bộ Viện Khảo cổ học đã đến Cát Tiên tiến hành khảo sát tổng thể nhằm hoạch định kế hoạch nghiên cứu lâu dài khu di tích này. Kết quả cho thấy, khu di tích thuộc xã Quảng Ngãi nằm trên b ờ Bắc cùa sô ng Đ ồn g N ai (Đ ạ Đ ờng) hiện còn bảy cô n g trình kiến trúc trải dài từ 5 đến 7km. Các phế tích kiến trúc này đều là những gò đất phù đầy cây cối rậm rạp, trong đó có nhiều lớp gạch, tường gạch cùng các cấu kiện kiến trúc đá. Một số hiện vật đã được phát hiện như kaloong bằng đồng, đĩa kim loại có hình vũ công, Linga bằng thạch anh khá lớn, nặng 3,45kg. Những người tham gia khảo sát cho rằng, di tích thuộc về văn hóa Óc Eo hoặc văn hóa Champa, trong đó ý kiến thuộc về văn hóa Óc Eo là có cơ sở hơn (Đinh Thị Nga, Hồ Thị Thanh Bình Lê Đình Phụng 1995: 418-419).

     Như vậy, đến đầu năm 1994, vấn đề đặc trưng văn hóa và niên đại cụ thể của khu di tích này vẫn chưa được nhận định rõ ràng.

     Xác định rõ tính chất quan trọng của di tích Cát Tiên, cuối năm 1994, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Lâm Đồng tiến hành khai quật lần đầu tiên tại di tích gò số II và số V.

     Tại khu di tích gò số II, với diện tích 200m 2 khai quật, một phần phế tích tháp thờ đã xuất lộ cùng các tấm đá kiến trúc, cột đá, tượng Ganésa, bệ Yoni và đặc biệt là một tấm mi cửa bằng đá có hoa văn còn nguyên vẹn (Nguyễn Tiến Đông và nnk1996: 214-215). Tại di tích gò số V, với 140 m khai quật đã xác định đây là một đền mộ được xây nửa chìm nửa nổi, không có lối vào. Hiện vật thu được đáng chú ý có bộ Yoni – Linga bằng đá, một số mảnh gốm, một đĩa đồng, một lưỡi dao sắt. Theo Hoàng Xuân Chinh, kiến trúc này có tính chất đền mộ (Hoàng Xuân Chinh 1999: 657-658).

     Sau lần khai quật này, các nhà nghiên cứu đã nhận định đây là một khu di tích có quy mô lớn và phức tạp, có thể mang tính chất Thánh địa cùa một quốc gia Bà-la-môn giáo và vấn đề văn hóa óc Eo đã được đề cập đến.

     Đầu năm 1996, cuộc khai quật Cát Tiên lần thứ hai được thực hiện tiếp tục ở di tích II. Phế tích kiến trúc lia được làm xuất lộ hoàn toàn. Đày là một phế tích tháp thờ có cửa quay hướng đông, các mặt tường còn lại có các cửa già, sử dụng số lượng lớn các viên gạch cỏ hoa văn. Trong lòng ngôi tháp đã phát hiện 109 mảnh vàng, troní; đó có nhiều mảnh trang trí nội dung Bà-la-môn giáo. Di tích được xác định niên đại thế kỷ VIII.

     Tại di tích IV, cuộc khai quật cũng làm lộ rõ một phế tích tháp thờ có cửa chính quay về hướng đông. Tại đây đã tìm thấy m ộ t Yoni bằng đá bazan lớn, một số cấu kiện kiến trúc khác như bệ cửa, đá ốp cửa…

     Cuộc khai quật khu di tích Cát Tiên lần thứ ba được tiến hành ở di tích I (Đồi Khỉ) vào cuối nãm 1996. Tại đây đã xuất lộ một phế tích tháp thờ rất lớn có bình diện hình chữ nhật, cửa chính mờ về phía đông, không có các cửa giả. Trên nền lòng tháp phát hiện một bộ Linga – Yoni rất lớn. Trong lòng tháp đã phát hiện 166 hiện vật, phần lớn là các mảnh vàng có trang trí. Ngoài ra còn nhiều hiện vật gốm, đĩa đồng, giáo sắt, bàn chông sắt… Một số ý kiến cho ràng, di tích này có niên đại cuối thế kỷ X – đầu thế kỷ XI (Lê Đình Phụng, Vũ Nhất Nguyên 1988: 678-680).

     Cuối năm 1997, cuộc điều tra của Nguyễn Tiến Đông tại khu vực xã Quàng Ngãi đã phát hiện một đoạn tường gạch chạy men theo hồ hình chữ nhật trước tháp số IV, có thể là bức tường bao lấy hồ nước này, đồng thời có thể là đường đi ven hồ (Nguyễn Tiến Đông 1999a: 658-659). Tại xã Gia Viễn đã phát hiện dấu tích của m ột kiến trúc gạch và 1 bộ Yoni, có thể là của m ột tháp thờ (N guyễn Tiến Đông 1999a: 658-659).

     Sau ba mùa khai quật, diện mạo và quy mô của di tích Cát Tiên đã dần được sáng tó. Việc bảo tồn, trùng tu khu di tích đã được đề cập đến. Để phục vụ cho mục đích ấy, đầu năm 1998 cuộc khai quật lần thứ tư đ ã được tiến hành tại di tích II với sự tham gia cùa cơ quan trùng tu di tích Trung ương. Cuộc khai quật đã làm lộ rõ phế tích tháp thờ llb và phần lớn khu di tích II với sân gạch, tường bó nền, một phần tường bao… Hiện vật đáng chú ý là bệ Yoni gồm ba phần, một số mảnh gốm, rất nhiều các viên gạch có trang trí, trong lòng tháp thu được năm hiện vật kim loại vàng có trang trí đơn giản hình voi và hoa sen. Kiến trúc này được xây dựng sau tháp Ila, niên đại cuối thế kỷ VIII – đầu thế kỷ IX (Nguyễn Tiến Đông và nnk 1999: 659-661).

     Như vậy, trong giai đoạn thứ hai từ năm 1994 đến năm 1998, di tích Cát Tiên đã được quan tâm và nghiên cứu rất cấn thận và chu đáo với bốn cuộc khai quật, hai cuộc điều tra, làm sáng tỏ phần nào đó quy mô, tính chất của khu di tích.

     2.3. Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2004

     Thời gian này các nhà khảo cổ học từ Trung tâm Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành khai quật di tích gò Kiểm Lâm, phát hiện phế tích xây gạch và linga bàng đá. Tại phế tích gò ông Định (số 7) đã làm xuất lộ đấu tích nền m óng của một ngôi đền và nhà dài. Năm 2002, dựa vào chỉ dẫn phát hiện của Diệp Đình Hoa và Nguyễn Tiến Đông, Bùi Chí Hoàng đã khai quật di tích nơi sàn xuất và nung gạch tại Cát Tiên. Đây là một phát hiện và tìghiêl cứu quan trọng không chi cho Cát Tiên mà còn cho cà giới nghiên cứu qua tâm về kỹ thuật sản xuất và nung gạch của cư dân văn hóa Champa, ó c Eo hay những cư dân cổ chịu ảnh hưởng Hindu giáo ở Đông Dương và Đôno Nam Á.

     Các cuộc khai quật ở giai đoạn này cũng đã đưa ra nhiều tư liệu và thông tin khoa học quan trọng.

     Tóm lại, tình hình nghiên cứu khu di tích Cát Tiên từ khi phát hiện (năm 1984) đến nay có 3 thời kỳ:

     – Thời kỳ thứ nhất: Những năm 1984 – 1985, phát hiện và thám sát trên diện hẹp để có thể ghi nhận đây là khu di tích lớn và có khả năng nằm troníỉ phạm vi văn hóa Óc Eo.

     – Thời  kỳ thứ hai: Từ những năm 1994 – 1998, liên tiếp có những cuộc điều tra và bốn cuộc khai quật quy mô lớn nhàm làm sáng tỏ diện mạo, tính chất khu di tích. Kết quả nghiên cứu của giai đoạn này cho thấy, khu di tích có niên đại cuối thế kỷ I đầu thế kỷ III đến khoảng cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ X, nên không nam trong phạm vi văn hóa Óc Eo. Khu di tích này mang tính chất một thánh địa Bàlà-môn giáo.

     – Thời kì thứ ba: Trong nhũng năm 1999 đến 2004, kết quả nghiên cứu thời kỳ này đã khiến những nhà khoa học từ thành phố Hồ Chí Minh như Bùi Chí Hoàng, Đào Linh Côn cho rằng, di tích Cát Tiên thuộc về văn hóa Óc Eo thời hậu kỳ. Tác giả bài viết chưa nhất trí với nhận định này.

3. Đặc trung di tích

     Nằm bên bờ trái của dòng Đạ Đờng và lọt vào trong những bồn địa của khu vực Cát Tiên, các di tích kiến trúc tập trung vào khu vực các xã Đức Phổ, Quảng Ngãi và Gia Viễn. Quàng Ngãi có mật độ di tích dày đặc nhất, gồm hàng loạt các kiến trúc nằm gần nhau trải trên một chiều dài chừng 2km theo bờ sông. Ở Gia Viễn và Đức Phổ, cho đến nay mới chỉ phát hiện mỗi nơi một phế tích kiến trúc và nằm khá xa khu di tích Quàng Ngãi (trên lOkm). Tuy nhiên, nó cũng mang lại những thông tin quan trọng cho việc nghiên cứu khu di tích Cát Tiên.

     Khu vực xã Quảng Ngãi có 7 cụm di tích được bổ trí trong một quần thể thống nhất, được đánh số thứ tự từ I đến VII theo hướng từ hạ lưu lên thượng lưu sông Đạ Đờng (Nguyễn Tiến Đông, Lê Đình Phụng 1996: 214-215). K hoảng cách từ di tích I đến di tích VII khoảng trên dưới 200m , riêng di tích VII nằm hơi xa về phía thượng nguồn (trên 800m). Chúng đều là các phế tích kiến trúc gạch, đã bị xâm hại khá nặng. Có thế thay ở đây có các loại hình kiến trúc sau:

     – Tháp thở: gồm các di tích la, Ib, lia, Ilb, III. IV. Trong đó tháp la ờ trên quả đồi cao, có quy mô lớn nhất. Đây có thế là ngôi tháp chù, tháp chính của cà khu di tích (Lương Ninh 2001: 16-20). Ngôi tháp này khả gần sùi với tháp Sambor Prei Kuk ờ Campuchia. Nằm ờ vị trí cao nhất, nó có thể mang tính chất tháp núi – đền núi. Đây là một trong những yếu tố để đưa kiến trúc này vào thời kỷ Tiền Ăngkor (Souksavatdy Viéng Keo 1997: 77).

     – Nhà dài: gồm di tích IIc và IId.

     – Đài thờ : gồm di tích V và VI.

     Các kiến trúc tháp thờ ở đây đều có cửa chính mở về hướng đông. Ngoại trừ tháp Ia không có cửa giả, các tháp còn lại đều có cửa giả trên các mặt tường nam, bắc, tây. Di tích II có các tháp thờ đứng gần song song, phía trước có nhà dài, xung quanh có tường bao. Cách bố trí kiến trúc như vậy khá giống với mô hình một số di tích tháp Champa ở Khương Mỹ, Chiên Đàn (Quảng Nam), Dương Long (Binh Định)…

     Các kiến trúc ờ đày đều được xử lý nền móng khá kỹ. Kỹ thuật xây từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên. Chất kết dính có thể là một loại dầu thực vật mà dấu vết vẫn còn để lại trên một số viên gạch vá trên tường tháp (Hồng Trần 1990: 230). Tường tháp Cát Tiên khá mỏng, kiến trúc sử dụng nhiều cấu kiện đá gia cố và trang trí. Ngoài kỹ thuật xây gạch, ở Cát Tiên còn có kỹ thuật lợp ngói rất đặc biệt, được gọi là kỹ thuật lợp ngói Cát Tiên (Nguyễn Tiến Đông 199%: 66- 67).

     Về hình thức và kỹ thuật các kiến trúc ở Cát Tiên dường như ảnh hưởng và gần gũi với Chân Lạp hay Tiền Khmer. Với những phát hiện và nghiên cứu gần đây cùa Bảo tàng Bình Thuận, chúng tôi nhận thấy các kiến trúc ở Cát Tiên có nhiều nét tương đồng với những kiến trúc Champa trên địa bàn tình Bình Thuận. Từ những tư liệu đó có thể thấy Cát Tiên có nhiều ảnh hưởng của cả văn hóa Champa trong nghệ thuật kiến trúc.

4. Đặc trưng di vật

     Qua bốn mùa khai quật và nhiều lần điều tra thám sát, các nhà khảo cổ học đã thu được một khối lượng lớn hiện vật. Trước hết, là nhũng di vật cùa các thành phần kiến trúc như các loại gạch (có hoa văn, chân cột, gạch quay góc…); một loạt các cấu kiện đá trang trí kiến trúc như cối quay cửa, mi cửa, lanh tô, đá bệ cửa, ốp cửa, đá lát nền… Bên cạnh đó, hàng ngàn mảnh gốm cùa đù các loại hình như: bình, vò, đĩa, bát bồng, ấm… Các hiện vật chất liệu đồng như đĩa, hộp kaloong, chuông nhỏ… cùng một số các hiện vật sắt như mũi giáo, bàn chông, chà gạc, dao…

     Đáng chú ý là sự có mặt của các linh tượng Linga – Yoni bằng đủ các chất liệu đá, gạch, thạch anh, vàng. Tượng tròn rất hiếm hoi với ba tượng Ganésa. Đặc biệt quan trọng, từ trong lòng các ngôi tháp Ia, IIa, IIb đã phát hiện hàng trăm hiện vật bằng vàng với các họa tiết phong phú, chứa đựng nhiều thông tin quí giá cho việc nghiên cứu, Một số ít các hiện vật bằng bạc, thiếc và không nhiều những viên đá quý, đá bán quý. hạt thủy tinh…

     Kết quà nghiên cứu cho thấy, các hiện vật kiến trúc ở Cát Tiên như gạch trang trí, đá trang trí rất gần với Chân Lạp, như những nét chạm khắc trên gạch nói chung có độ sâu không lớn tạo nên các đồ án trang trí không sắc sáo và nổi khối như các đồ án trang trí trên các kiến trúc Champa. Đặc biệt các hiện vật đá trang trí như tấm mi cửa, bộ hiện vật bằng đồng và sẳt tuy không nhiều nhưng chúng có thê có những nguồn gốc khác nhau như: được làm tại chỗ (đĩa, kalong, chuông, giáo, dao, chà gạc), đến từ những nền văn hóa khác (gương đồng từ Trung Hoa, đĩa có trang trí các vũ công đang nhảy múa đến từ Ấn Độ hoặc Tây Á). Các linh tượng Linga – Yoni ở Cát Tiên có loại hình phong phú, chất liệu và kích thước đa dạng, 20 hiện vật loại này đã được phát hiện bằng chất liệu đá, thạch anh, vàng, đồng bịt bạc, gạch. Kích thước từ rất nhỏ nhu 4 Linga – Yoni bằng vàng ở di tích la (Linga cao 210cm, cạnh 68cm , Yoni dài cả vòi 297cm, dày 24cm). Linga – Yoni là sản phẩm m an g tính tinh thần cao, là biểu tr ưng thờ phụ ng của cư dân theo Bà-la-môn giáo ở khu vực Đ ông N am Á và luôn chiếm một vị trí rất quan trọng trong n«ôi đền, tháp thờ cũng như trong tâm k h ả m cùa tín đồ. Linga – Yoni vừa là biểu tượng của các vị thần tối cao của đạo Bà-la-môn vừa mang tính âm dương giao hòa, đậm đà tính phồn thực phong nhiêu, thể hiện khát vọng sinh sôi này nở của cộng đồng, của thiên nhiên xứ sờ. Chỉ ở các Vương quốc chịu ảnh hưởng của Ấn Độ tại vùng Đông Nam Á, đặc biệt là Champa, Phù N am , Chân Lạp người ta mới thấy sự thờ phụng Linga – Yoni thịnh hành như vậy. Khu di tích Cát Tiên không nằm ngoài khung cảnh ấy.

     Tại Cát Tiên, một số lượng lớn các hiện vật vàng đã được tìm thấy. Ở di tích la có 166 hiện vật, chủ yếu là các mảnh vàng dát mỏng, trong đỏ có 100 hiện vật có trang trí, 40 để trơn, 25 nhẫn, 1 hạt xuyến có lỗ xỏ dây. Di tích ỉ[a có 109 hiện vật vàng, trong đó có 84 hiện vật có trang trí, 25 để trơn. Di tích IIb có 6 mảnh trang trí.

     Đại bộ phận các hiện vật vàng này đều được đặt ờ đáy trụ giới, trong lòng tháp. Các đề tài trang trí chủ yếu mang tinh thần Bà-la-môn giáo như hình ảnh cụ thể hay biểu tượng của các vị thần Shiva, Brahma, Kxisna, Uma, Skanda, lndra, Surya, Ganesa, Lakshmi… Một số mảnh khác trang trí hình các con vật như cá sấu, voi, ngựa… và hoa lá biểu hiện một thiên nhiên phong phú. Tất cả các hình trang trí đều được tạo hình bằng kỹ thuật khắc miết và gò nổi (Nguyễn Tiến Đông, Nguyễn Đăng Cường 1998a: 703-704). Nói chung, bộ hiện vật vàng của khu di tích Cát Tiên là đặc biệt quý giá, không chỉ là ở chất liệu mà còn mang nhiều ý nghĩa về tín ngưỡng, vãn hoá. Đặc biệt, chúng được phát hiện trong những cuộc khai quật khảo cổ học nghiêm túc, địa tầng khách quan cùng với sự xử lý tư liệu cẩn thận, cho phép sau khi nghiên cứu kỹ có thể đưa ra những nhận xét khoa học, những thông tin chính xác cho việc nghiên cứu khu di tích Cát Tiên (Nguyễn Tiến Đông 2001: 81-91). Việc phát hiện các hiện vật này ở trong lòng kiến trúc, dưới đáy các trụ giới cùng các tài liệu khai quật khảo cổ học khác ở các di tích Đạ Lắk, Rạch Đông (Đồng Nai)… cũng tìm thấy các hiện vật vàng như ở các kiến trúc Cát Tiên dù số lượng ít (Nguyễn Văn Long, Lưu Văn Du 1997: 663-666; Nguyễn Văn Long 1993: 40-48) đã đặt ra một dấu hỏi lớn về vấn đề mộ Óc Eo. Ở các di tích gọi là mộ đó, đã tìm thấy hàng trăm hiện vật vàng, đồ trang sức, thuỷ tinh, mã não… có thể có sự khác nhau về kỹ thuật tạo hình, nội dung trang trí song không khác nhau về tính chất, ý nghĩa của hiện vật. Nơi phát hiện những hiện vật này theo tôi là trong lòng kiến trúc đền tháp chứ không phải mộ táng. Khi gặp những hiện vật tương tự có thể nghĩ đến một kiến trúc đền tháp đi cùng theo nó và ngược lại.

     Tại đây còn phát hiện một số lượng không nhiều các hiện vật bằng bạc, thuỷ tinh, đá quý. Các di vật gốm có số lượng nhiều nhưng nghèo nàn về loại hình và chất liệu.

     Việc xuất hiện những Linga với nhiều kích thước và chất liệu khác nhau ở Cát Tiên cho thấy tục thờ Shivaisme khá nổi trội so với Visnouisme. Chúng ta đều biết các quốc gia cổ như Chân Lạp hay Khmer (sau này) thờ Vishnu là chính, còn ở Champa thì tục thờ Shiva rất phổ biến và điển hình. Ở Cát Tiên sự nổi trội cùa Shivaisme cho thấy có những ảnh hưởng về tín ngưỡng khá lớn từ Champa.

     Có thể nhận thấy khu di tích Cát Tiên nằm trong một không gian rất rộng với khu di tích Quàng Ngãi làm trung tâm và có thể mở rộng đến các di tích Đức Phổ, Gia Viễn (Cát Tiên) ở phía trên, Đạ Tẻh (Lâm Đồng) phía dưới và Đạ Lắk (Đồng Nai) ờ bên kia sông Đạ Đòng.

     Với một số lượng lớn các kiến trúc đền tháp, đài thờ Ấn Độ giáo tập trung trong một không gian nhất định (các bồn địa của vùng Cát Tiên) nằm trên trục là con sông Đạ Đờng, có thể định danh khu di tích này là Thánh địa Cát Tiên,

5. Nhận xét bước đầu

     – Niên đại. ở di tích lia có nhiều yếu tố để xác định niên đại. Đó là tấm mi cửa và bộ cột đá cửa có trang trí các đồ án hoa văn khá giống với các trang trí của ngôi tháp Sambor Prei Kuk và Prei Khmeng, niên đại thế kỷ VII – VIII (Parmentier 1927: 265) (L ương N inh 2001: 16-20). Trên tường tháp có hàng gạch trang trí hoa văn “dấu hỏi” hay “con sâu” là đặc điểm để xác định niên đại đầu thế kỷ VIII, ờ một kiến trúc Campuchia và ở di tích Pô Shanư (Champa) (Nguyễn Xuân Lý, Nguyễn Hồng Kiên 1996: 299-301). Từ đó có thể xếp ngôi tháp lia vào niên đại nửa đầu thế kỷ VIII.

     Ngôi tháp IIb được xây dựng sau tháp lia, có thể có niên đại nửa sau thế kỷ VIII. Với những đặc điểm kiến trúc và trang trí khá tương đồng, ngôi tháp IV cũng được xác định niên đại tương đương. Nhóm tháp I với tháp la có tính chất đền núi, chỉ tồn tại ở thời kỳ Tiền Ăngkor, giống như ngôi đền Vat Phou (Parmentier 1914: 1-31; Lintingre 1974: 14-52) và Phnom Bayàn, có niên đại cuối thế kỷ VII. Các di tích đài thờ (di tích V, VI) được xác định có niên đại tương đ ương với di tích I.

     Linga ở các di tích la, V, VI có đủ ba phần tròn, bát giác, vuông, được gia công cẩn thận, có các đường gân chạy quanh gốc phần tròn, kéo lên trên tạo thành mặt Shiva, đi cùng các bệ Yoni đơn, hình vuông, các góc vê tròn, không sắc cạnh, vòi ngắn, lỗ đặt Linga hình bát giác, có niên đại cuối thế kỷ VII – đầu thế kỷ VIII. Loại Yoni gồm nhiều bệ vuông, xếp chồng lên nhau, lỗ đặt Linga hình tròn, vòi dài, căt phăng đâu, cỏ niên đại thê kỳ VIII. Loại Yoni một bệ đơn, các góc không vê tròn, vòi dài lỗ đặt Linga hình chữ nhật, có niên đại thế kỷ IX.

     Văn tự trên các mành vàng có tự dạng Pallava, niên đại thế kỳ VII – VIII. Với các phong cách của kiến trúc, trang trí và niên đại của di vật, chúng tôi cho rằng khu di tích Cát Tiên có một khung niên đại từ cuối thế kỷ VII đến cuối thế kỷ IX.

     Đặc trưng di tích, di vật cho thấy khu di tích Cát Tiên có ảnh hưởng từ Chân Lạp và Champa. Do vậy, nó không chỉ đứng giữa về mặt địa lý mà còn đứng giữa cả về văn hóa (Nguyễn Tiến Đông 2001: 81-91). Đây có thể là Thảnh địa của một Tiểu vương quốc đã tồn tại ở lưu vực sông Đồng Nai.

     – Vấn đề chủ nhận cửa khu di tích C át Tiên:

     Việc xác định chủ nhân là cực kỳ phức tạp và khó khăn. Các tài liệu đã biết thể hiện hai quan điểm:

     + Có nhiều ý kiến cho rằng người Mạ là chủ nhân của Thánh địa và Tiểu vương quốc này (Lương Ninh 2001: 16-20; Hoàng Xuân Chinh 1996: 41-47). Trần Quốc Vượng đua ra một mô hình tiểu quốc Mạ với con sông Đ ồng Nai làm trục trung tâm: cửa cảng biển Cần Giờ – trung tâm hành chỉnh của Biên Hòa ngày nay – Thánh địa Cát Tiên (Trần Quốc Vượng 1996: 455-456).

     + Có ý kiến cho rằng đây là vùng đất của cư dân Thuỷ Chân Lạp hoặc hậu duệ chù nhân văn hóa Óc Eo (Lê Đình Phụng 2001: 4; Chu Quang Trứ 2000: 455-456).

     Tuy nhiên, các chứng cứ khoa học cụ thể của cà hai ý kiến này đều chưa đù sức thuyết phục. Tôi cho rằng việc xác định chù nhân di tích Cát Tiên là người Mạ, có lẽ hơi sớm, cần có thêm tài liệu chứng minh nhất là tài liệu qua các cuộc khai quật khảo cổ học các di chỉ cư trú vùng Cát Tiên và phụ cận. Còn chủ nhân di tích Cát Tiên là hậu duệ cùa Phù Nam hay Chân Lạp còn quá chung chung. Có thể đó là một tộc người cư trú tại địa bàn miền đất thuộc lưu vực sông Đồng Nai từ rất lâu đời, là hậu duệ của cư dân văn hóa tiền sử Đồng Nai, đã thành lập một quốc gia cổ chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo từ thời Phù Nam, tách biệt và độc lập vào thời Tiền Ăngkor. Do đó quốc gia này đã có ảnh hường và có mối liên hệ, giao lưu với cả văn hóa Champa lẫn Chân Lạp. Không nghi ngờ gì về việc không gian văn hóa Champa mở rộng đến vùng núi Nam Tây Nguyên, cụ thể ở đây là Cát Tiên. Quốc gia này thuộc về hệ thống sông Đồng Nai mà khu di tích Cát Tiên là Thánh địa.

     – Hướng nghiên cứu:

     Di tích Cát Tiên là một khu di tích quan trọng, nó được coi như quần thể di tích kiến trúc Bà-la-môn giáo có niên đại khá sớm còn tồn tại tốt nhất cho đến nay ờ cà khu vực Nam Bộ và Nam Tây Nguyên.

     Việc đưa di tích Cát Tiên vào danh sách đề nghị được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới không phải là không hiện thực, bởi đây là những chứng tích vật chất của một nền văn minh đã phát triển rực rỡ trong quá khứ. Và đây là những chứng tích vật chất biểu đạt cho sự giao lưu giữa các nền văn hóa của nhân loại.

     Việc nghiên cứu di tích Cát Tiên nói riêng và cả vùng Đông Nam Bộ thời kỳ lịch sử nói chung còn phải tiếp tục. Thành quả của khảo cổ học trong những năm vừa qua là không thể phù nhận. Song còn nhiều việc phải làm như nghiên cứu vi mô phân tích Silicát của gạch, gốm, đá, phân tích kim loại…

     Việc nghiên cứu vĩ mô cũng cần phải tiếp tục tiến hành với phương pháp nghiên cứu liên ngành khoa học. liên địa phương.

     Khu di tích Cát Tiên cần được trùng tu và bảo tồn một cách khoa học như một di tích kiến trúc – khảo cổ học ngay sau khi khai quật. Trong điều kiện hiện nay chi nên tiến hành trùng tu từng nhóm. Đặc biệt cần tôn trọng bảo tồn tối đa các thành phẩn nguyên gốc xuất lộ sau khai quật khảo cổ học. Tuyệt đối tránh suy diễn, áp đặt nhằm phạc hồi, phục nguyên các phế tích (Nguyễn Hồng Kiên 2001: 3). Việc phát huy tác dụng, khai thác khu di tích cần được đặt trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh Lâm Đồng và miền Đông Nam Bộ.

TÀI LIỆU DẪN

HOÀNG XUÂN CHINH 1996. Khảo cổ học Tây Nguyên sau ba mùa điền dã (1993-1995). Kháo cổ học, số 4: 41-47.

HOÀNG XUÂN CHINH 1999. Thánh địa Cát Tiên sau bốn mùa khai quật. Trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội: 657-658.

NGÔ VĂN DOANH 2001. Về niên đại và chủ nhân khu di tích Cát Tiên. Tham luận Hội thảo khoa học Di tích khảo cổ học Cát Tiên, Lâm Đồng (3/2001). Tư liệu Bảo tàng Lâm Đồng.

NGUYỄN TIẾN ĐÔNG, LÊ ĐÌNH PIIỤNG, MINH NGUYỆT, LỀ ĐỨC THỌ, TRẦN HÀ 1996. Khai quật di tích Cát Tiên. Trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. Nxb. Khoa học xã hội. Hà Nội: 214-215.

NGUYỄN TIẾN ĐÔNG, NGUYỄN ĐĂNG CƯỜNG 1998a. Những hiện vật bằng vàng ở di tích Cát Tiên – Lâm Đồng. Trong Những phát hiện mới về khảo cố học năm 1997. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội: 703-704.

NGUYỄN TIẾN ĐÔNG và NNK. 1999. Khai quật di tích Cát Tiên lần thứ 4. Trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội: 659-661.

NGUYỄN TIẾN ĐÔNG 1999a. Kết quả thám sát ở di tích Quảng Ngãi và Gia Viễn, huyện Cát Tiên – Lâm Đồng. Trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội: 658-659.

NGUYỄN TIẾN ĐÔNG 1999b. Khai quật di tích Cát Tiên. Khảo cổ học, số 4: 66-78.

NGUYỄN TIẾN ĐÔNG 2001. Bước đầu tỉm hiểu các hiện vật kim loại vàng ở di tích Cát Tiên. Tham luận Hội thảo khoa học Di tích Cát Tiên, Lâm Đồng (3/2001). Tư liệu Bảo tàng Lâm Đồng.

VÕ SĨ KHẢI 1986. Khảo sát khu di tích khảo cổ học Cạnh Đền (Kiên Giang). Trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1986. Viện Khảo cổ học, ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam: 225-226.

NGUYỄN HỒNG KIÊN 2001. Vấn đề trùng tu di tích Cát Tiên – Lâm Đồng. Tham luận Hội thảo khoa học Di tích khảo cổ học Cát Tiên, Lâm Đồng (3/2001). Tư liệu Bảo tàng Lâm Đồng.

NGUYỄN VĂN LONG 1993. Địa điểm khảo cổ học Rạch Đông, một di tích thuộc văn hóa óc Eo ở miền Đông Nam Bộ. Khảo cổ học, số 2: 40-48.

NGUYỄN VĂN LONG, LƯU VĂN DU 1997. Khai quật di tích Đạ Lắk, huyện Tân Phú, Đồng Nai. Trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1996. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội: 663-666.

NGUYỄN XUÂN LÝ, NGUYỄN HỒNG KIÊN 1996. Khai quật khảo cổ lần thứ ba tại nhóm đền – tháp Pô Sha nư). Trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội: 299-301.

ĐINH THỊ NGA, HỒ THANH BÌNH, LÊ ĐÌNH PHỤNG 1995. Trở lại khu di tích Cát Tiên (Lâm Đồng). Trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1994. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội: 418-419.

LUƠNG NINH 2001. Cát Tiên – Di tích và Lịch sử. Tham luận Hội thảo khoa học Di tích kháo cổ học Cát Tiên, Lâm Đồng (3/2001). Tư liệu Bảo tàng Lâm Đồng.

LÊ ĐÌNH PHỤNG 2001. Di tích Cát Tiên – Lâm Đồng. Tham luận Hội thảo khoa học Di tích khảo cổ học Cát Tiên, Lâm Đồng (3/2001). Tư liệu Bảo tàng Lâm Đồng.

LÊ ĐÌNH PHỤNG, VŨ NHẤT NGUYÊN 1998. Khai quật di tích Cát Tiên (Lâm Đồng) lần thứ 111-1996. Trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội: 678-680.

HỒNG TRẦN 1990. “Graphique Champa”. Trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1990. Viện Khảo cổ học, ủ y ban Khoa học xã hội Việt Nam: 230.

CHU QUANG TRỨ 2000. Cát Tiên – khu di tích mới được phát hiện Kiến trúc Việt Nam, số 3: 32-35.

TRẦN QUỐC VƯỢNG 1998. Việt Nam cái nhìn Địa – Văn hóa. Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội: 455-464.

LINTINGRE, p. 1974. “A la Rccherche du sanctaire Préangkorien de Vat Phou”. Société Francais d’Histoire cToutremer (225), Paris: 34-52.

PARMENT1ER, H. 1927. L’A rt Khmer Primitif. Paris.

PARM ENTIER, H. 1914. “Le tem ple de Vatphou”. BEFEO, 14(2), Hà Nội: 1-31.

SOUKSAVATDY VIENG KEO 1997. L’Archéologie des débuts deưhistoire khm ère dans la région de Champasak, Paris.

Nguồn: Khảo cổ học; số 1 – 2017 (205); tr 56 – 65

Thánh Địa Việt Nam Học
(https://thanhdiavietnamhoc.com)

Download file (PDF): Di tích Cát Tiên (Lâm Đồng): Đặc trưng di tích và di vật (Tác giả: Nguyễn Tiến Đông)