Di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Po Sah Inư
Po Sah Inư là một trong ba nhóm đền tháp Chăm thuộc phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai, có niên đại sớm từ đầu thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ IX. Đây là một trong những nhóm đền tháp cổ kính nhất ở Bình Thuận (trong phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai ở Bình Thuận còn có tháp Podam (Pô Tằm) ở huyện Tuy Phong và nhóm tháp Làng Gọ ở xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc) là những nhóm đền tháp cổ của vương quốc Chămpa còn lại cho đến ngày nay ở miền Trung Việt Nam. Nhóm tháp tọa lạc trên ngọn đồi khi xưa có tên là đồi Bà Nài thuộc địa phận thôn Ngọc Lâm phường Phú Hài (xưa là Phố Hài), cách thành phố Phan Thiết khoảng 7km về hướng Đông. Cạnh tháp B trong nhóm tháp có một ngôi chùa cổ là chùa Bửu Sơn được xây dựng từ cuối thế kỷ XVIII. Phía dưới chân đồi là biển và bên phía Tây phía dưới đồi có con Sông Cái bao quanh chảy ra biển.
Nhóm đền tháp Po Sah Inư có 3 tháp gồm: Tháp Chính (tháp A), tháp thờ thần Lửa (tháp C) và tháp B thờ bò thần Nandin (cuối thế kỷ XIX vẫn còn, sau đó đã mất). Đây là nhóm đền tháp được xây dựng trên đồi cao gần biển duy nhất trong phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai của nền văn hóa Chămpa, trong khi tất cả các tháp khác đều tọa lạc trên đồi cao hoặc khu vực đồng bằng xa biển. Vì sao chỉ có nhóm tháp này lại phải được xây dựng gần biển, cho đến nay vấn đề này đang là câu hỏi chưa có lời giải đáp từ phía các nhà khoa học. Các giá trị hiếm có của di tích về lịch sử, niên đại, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc và những nội dung khác liên quan như sự gắn kết giữa văn hóa vật thể với văn hóa phi vật thể, giữa lễ nghi lễ hội của cộng đồng người Chăm với tháp Po Sah Inư từ xưa đến nay chứng minh là nhóm đền tháp có vai trò quan trọng đặc biệt trong số các di tích kiến trúc ở địa bàn tỉnh Bình Thuận nói riêng và của cả di sản văn hóa Chămpa nói chung.
Tháp Chính thờ thần chủ Siva, trong lòng tháp vẫn còn bệ thờ Linga – Yoni là biểu tượng của thần, có niên đại cùng thời với tháp cho đến nay. Từ thế kỷ XIX – XX nhiều người thường gọi là tháp Phố Hài trùng với địa danh ở đây, trong sách “Inventaire descriptif des nonumorits Chăm do L’annap” của nhà khảo cổ học, sử học người Pháp H.Parmentier cũng gọi là tháp Phố Hài. Khoảng từ thế kỷ XX về sau người Chăm gọi là tháp Po Sah Inư là tên của công chúa, chị ruột của vua Podam và đều là con của vua Chăm ParaChanh mà sử Việt gọi là La Khải. Sau khi Po Sah Inư mất, Hoàng tộc Chăm đã xây đền thờ để thờ Bà trong khuôn viên tháp Phố Hài. Như vậy có thời kỳ nhóm đền tháp này tồn tại 2 tên là Phố Hài và Po Sah Inư.
Từ khoảng thế kỷ XVI trở về sau đền thờ Bà bị sụp đổ, cùng thời gian này cả 3 tháp trong nhóm cũng sụp đổ dần, tạo nên một lớp đất, gạch, đá dày gần 2m bao phủ toàn bộ khuôn viên tháp. Lúc này người Chăm sử dụng luôn tháp Chính vốn thờ thần Siva từ hơn 800 năm trước để thờ công chúa Po Sah Inư. Dấu tích của đền thờ được phát hiện qua đợt khai quật khảo cổ từ năm 1991 – 1995 cùng với nền móng các đền thờ và rất nhiều các loại ngói lợp, ngói trang trí và vật thờ. Đợt khai quật lần này cũng đã phát hiện nhiều hiện vật quý gắn liền với các lễ nghi, lễ hội thời kỳ này như: tượng thần, tù và bằng gốm, bộ Rasun batau (Pesani), bình gốm, mảnh tai và một bàn chân bò thần Nandin bằng đá granit, ống điếu và vòi ấm bằng đất nung, chén, dĩa, nồi gốm…
Có thể khái quát lại một số nét chính về kiến trúc là toàn bộ các thể khối xây và điêu khắc của cả nhóm tháp hoàn toàn làm bằng gạch nung trước khi xây dựng. Chất kết dính là nhựa thực vật mà chủ yếu là dầu rái. Các trụ áp tường hình trụ, nổi bật là 2 trụ phía ngoài cửa của tháp Chính. Các mảng tường ít trang trí hoa văn mà thường để trơn hoặc chạm sâu vào gạch các ô hình chữ nhật. Hoàn toàn không dùng chất liệu đá trong kiến trúc và trang trí nghệ thuật hoặc làm đà tạo lực trên thân và đỉnh tháp. Ngoại trừ bệ thờ Linga – Yoni và một số tượng thần, tượng bò thần Nandin.
Tháp Chính là tháp lớn và cao nhất trong nhóm. Tháp cao 16m; có tất cả 3 tầng, hai tầng trên có kiến trúc gần giống tầng dưới nhưng giảm dần kích thước cũng như các chi tiết kiến trúc và nghệ thuật. Cứ như vậy, nhỏ dần và cao vút lên trên cùng với phần mái tháp. Ở lưng chừng mái tháp có 4 lỗ thông hơi về 4 hướng, nhằm thông hơi và hút khí nóng trong lòng tháp ra ngoài, phần nào tạo sự cân bằng giữa bên trong và bên ngoài, sự hòa hợp giữa thần linh và trời đất. Đây chính là điểm nhấn về tâm linh khi các chức sắc thực hiện lễ nghi và họ tin rằng, các vị thần từ cõi trên đi về bằng con đường này. Tháp Chính cũng là nơi được tập trung những giá trị về kiến trúc vật chất và tinh thần cũng như về tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo. Ngày nay ngoài các vị chức sắc đại diện cho tầng lớp tu sĩ người Chăm ở địa phương chủ trì hành lễ ở trong tháp, những người dân thường và du khách cũng có thể vào cầu khẩn thần linh ở bệ thờ Linga – Yoni, kể cả ngày lễ và ngày thường.
Tháp B: Tháp cao 12m, có 3 tầng như tháp A nhưng nhỏ hơn. Trong lòng tháp thờ bò thần Nandin mà từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX người dân địa phương vẫn thấy, sau đó không thấy nữa. Trong đợt khai quật khảo cổ những năm 1991 – 1995, đã tìm thấy một số mảnh và bàn chân của bò thần Nandin. Trước tháp có một sân lễ lớn, hiện nay dùng dựng rạp trong lễ Katê1.
Tháp C: Do chức năng nguyên thủy ban đầu là thờ thần Lửa nên kiến trúc chỉ có 1 tầng bao gồm cả chân đế, thân và đỉnh tháp, tháp có chiều cao 5m; chiều rộng mỗi cạnh gần 4m. Dấu vết sụp đổ cho biết hàng trăm năm trước cho đến những năm 80 của thế kỷ XX, phần đỉnh và mái tháp bị sạt đổ cùng với đế tháp bị mủn mục sâu vào bên trong thân tháp. Sau khi tu bổ tôn tạo xong, chức năng của tháp được sử dụng lại, nhưng chủ yếu là nơi người ta để lễ vật trước khi vào hành lễ ở tháp Chính. Cả 3 ngôi tháp trong nhóm Po Sah Inư đã được tu bổ, tôn tạo lại nhiều lần để có được hình dáng kiến trúc và không gian văn hóa như hiện tại.
Lễ nghi và lễ hội: Từ trước cho đến nửa đầu thế kỷ XX người Chăm thường thực hiện nhiều lễ nghi ở đây. Từ năm 2005 lễ hội Katê được phục dựng với đầy đủ các quy trình về không gian, thời gian, hình thức, nội dung và giá trị nguyên gốc như xưa. Từ lúc được phục dựng cho đến nay và mãi sau này, hàng năm lễ hội Katê được tổ chức đều đặn để cùng với tháp Po Sah Inư cổ kính làm nên điểm đến thu hút du khách tạo đà cho phát triển du lịch.
Architecture artistic Po Sah Inu tower
Po Sah Inu is one of three groups of Cham temples and pagodas of Hoa Lai art architecture style dating from the early eighth to the ninth century. This is one of the most ancient temple towers in Binh Thuan (in the style of Hoa Lai art and architecture in Binh Thuan, there is also the Podam (Po Tam) tower in Tuy Phong district and Lang Go tower group in Thuan Hoa commune, district Ham Thuan Bac) are the ancient temple towers of the remaining Champa kingdom to this day in Central Vietnam. The group of towers is located on a hill named Ba Nai hill in Ngoc Lam hamlet, Phu Hai ward (formerly known as Pho Hai) in the past, about 7km to the east of Phan Thiet city. Next to Tower B in the tower group, there is an ancient pagoda named Buu Son pagoda built in the late eighteenth century. At the bottom of the hill is the sea and on the West side of the hill is the surrounding Cai River flowing to the sea.
Po Sah Inu temple tower group has 3 towers including: Main Tower (Tower A), the Tower of the God of Fire (Tower C) and the Tower B worship the cow god Nandin (at the end of the nineteenth century still, then lost). This is a group of temple towers built on a high hill near the sea in the Hoa Lai architectural style of Champa culture, while all other towers are located on high hills or plain areas far from the sea. Why only this group of towers must be built near the sea, so far this problem is an unanswered question from the scientists. The rare values of historical, chronological, cultural, architectural and other related relics, such as the connection between tangible culture and intangible culture, and the festival ritual. of the Cham community with the Po Sah Inu tower from the past until now proves that the temple group plays an important role especially among the architectural monuments in Binh Thuan province in particular and of the Champa cultural heritage, in general.
The Main Tower is dedicated to the god Siva, in the heart of the tower is the pedestal of the Linga – Yoni symbol of god, dating to the same time of the tower until now. From the nineteenth century to the twentieth century many people called the Tower of Comedy coincide with the place here, in the book “Inventaire descriptif des nonumorits Cham by L’annap” by French archaeologist and historian H.Parmentier also called Pho Hai tower. About the twentieth century onwards the Chams called the Po Sah Inu tower as the name of the princess, the elder sister of King Podam and all the children of King Cham ParaChanh that Vietnamese history called La Khai. After the death of Po Sah Inu, the Cham royal family built a temple to worship her in Pho Hai tower. So there was a period when this group of temples existed two names: Pho Hai and Po Sah Inu.
From about the sixteenth century onwards, after the collapse of the Ba temple, at the same time all three towers in the group also gradually collapsed, creating a layer of soil, bricks and stones nearly 2m thick covering the entire tower. At this time, Cham people used the Main tower, which worshiped Siva more than 800 years ago to worship Princess Po Sah Inu. Traces of the temple were discovered through archaeological excavations from 1991 to 1995 along with the foundations of the temple and many types of roofing tiles, decorative tiles and altar objects. Excavations this time also discovered many precious artifacts associated with rituals, festivals in this period such as: statues of gods, prisoners and pottery, Rasun batau (Pesani), ceramic pots, ear pieces and a table. Nandin cow’s feet are made of granite, pipes and earthenware pots, cups, plates, ceramic pots, etc.
General features of architecture can be summarized that all the building blocks and sculptures of the whole tower group are entirely made of baked bricks before construction. The binder is vegetable resin, which is mainly otter oil. The striking cylindrical wall pillars, 2 are outside the main gate of the Main tower. The walls are less decorative, but often slippery or deep into the rectangular tiles. Absolutely do not use stone materials in architecture and art decoration or momentum to create momentum on the body and top of the tower. Except for the pedestal of Linga – Yoni and some idols, Nandin cow statue.
Main Tower is the largest and tallest tower in the group. 16m high tower; There are 3 floors, the two upper floors have the same architecture as the lower floor but gradually reduce the size as well as the architectural and artistic details. Just like that, smaller and taller upwards along the tower roof. In the middle of the tower is 4 vents in 4 directions, to vent and draw hot air inside the tower outward, partly creating a balance between inside and outside, the harmony between gods and heaven. This is the spiritual highlight when the dignitaries perform the ritual and they believe that the gods from the upper realms go back this way. The Main Tower is also a place where the values of material and spiritual architecture, spiritual and religious beliefs are gathered. Today, in addition to the dignitaries representing the Cham religious classes in the locality who preside over the ceremony in the tower, ordinary people and tourists can also go to the divine invitations at the shrine of Linga – Yoni, both holidays and weekdays.
Tower B: 12m high tower, has 3 floors like Tower A but smaller. In the heart of the tower is worshiping the god Nandin that from the end of the nineteenth century to the beginning of the twentieth century, the locals still see it, then not see it anymore. During archaeological excavations from 1991 to 1995, several pieces and feet of the god Nandin were found. In front of the tower is a large ceremony yard, currently used to set up theaters during the Kate festival.
Tower C: Due to its original function of worshiping the Fire god, the architecture has only 1 floor including the base, body and top of the tower, the tower is 5m high; width of each side is nearly 4m. The traces of collapse indicate that hundreds of years ago until the 80s of the twentieth century, the top and the roof of the tower collapsed along with the base of the tower to decay deeply into the body of the tower. After the renovation and restoration of the tower, the function of the tower was reused, but it was mainly a place where people made offerings before the ceremony in the Main Tower. All 3 towers in the Po Sah Inu group have been renovated and rebuilt many times to get the current architectural shape and cultural space.
Rituals and festivals: until the first half of the twentieth century, the Cham often performed many rituals here. Since 2005, Kate festival has been restored with all the processes of space, time, form, content and original value as before. Since being restored up to now and forever, yearly Kate festival is held regularly to join the ancient Po Sah Inu tower to create a tourist attraction to create momentum for tourism development.
___________
1. Katé – Theo từ điển Chăm – Việt – Anh, NXB Tri Thức năm 2014.
Ghi chú: Hình ảnh minh họa bài viết, kính mời Quý độc giả xem ở tệp PDF đính kèm bên dưới.
Nguồn: Di tích, danh thắng và lễ hội văn hóa tỉnh Bình Thuận.
Historic, sightseeing and cultural festivals Binh Thuan province.
Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2020.
Download file (PDF): Di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Po Sah Inư |