Dung hợp giữa Phật giáo với thờ Mẫu qua niềm tin tôn giáo: Nghiên cứu một số trường hợp tại Hải Phòng

THE MIXTURE BETWEEN BUDDHISM AND THE CULT OF
MOTHER GODDESS THROUGH RELIGIOUS BELIEF
(A Case Study in Hải Phòng City)

Tác giả bài viết: PHAN THỊ KIM
(Thı́ch Đàm Kiên, chùa An Đà, phường Đằng Giang, Tp. Hải Phòng)

TÓM TẮT

     Bài viết là kết quả nghiên cứu xã hội học về mối quan hệ giữa Phật giáo với thờ Mẫu hiện nay thể hiện qua niềm tin của người đi lễ ở Thành phố Hải Phòng. Kết quả điều tra góp phần khẳng định sự dung hợp giữa hai niềm tin tôn giáo nêu trên đã, đang và sẽ tiếp tục song hành cùng nhau nhưng mỗi giai đoạn lại mang một nét mới, một “màu sắc” đặc trưng.

Từ khóa: Dung hợp, Phật giáo, thờ Mẫu, niềm tin, tôn giáo.

ABSTRACT

     This paper is the sociological result of the relationship between Buddhism and the cult of the Mother Goddess in Hải Phòng City through a study of those belief holders. The result contributes to confirm that the mixture of the two above religious beliefs has existed together, but they would get a new and typical “color” in every period.

Keywords: Buddhism, mixture, the cult of Mother Goddess, belief, religion.

x
x x

1. Đặt vấn đề

     Trong quá trình hình thành và phát triển ở đồng bằng Bắc Bộ nói chung, Hải Phòng nói riêng, Phật giáo và thờ Mẫu từ lâu đã có mối quan hệ mật thiết, nương tựa vào nhau, dung hòa, bổ sung cho nhau. Mối quan hệ giữa Phật giáo và thờ Mẫu được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng của hệ tín ngưỡng nông nghiệp bản địa, chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa hỗn dung. Trong tập quán của người dân Hải Phòng, từ khá lâu, thực hành nghi lễ thờ Mẫu bao giờ cũng diễn ra ở chùa (tại ban thờ Mẫu) ngoài các đền, phủ là một dẫn chứng tiêu biểu cho sự dung hợp giữa Phật giáo với đạo Mẫu.

     Từ Đổi mới đến nay, sự dung hợp giữa hai tôn giáo trên đã có nhiều thay đổi dưới tác động của các chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước và sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Đây cũng là khoảng thời gian đời sống kinh tế – xã hội và tôn giáo của người dân được cải thiện đáng kể và có nhiều thay đổi so với trước đây. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến sự biến đổi về sự dung hợp giữa Phật giáo và thờ Mẫu, ngoài các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hiện tượng nà̀y ở Hà Nội, Nam Định,… vốn được coi là cái “nôi” của thờ Mẫu. Bài viết này bổ sung nghiên cứu tại Thành phố Hải Phòng, nơi thờ Mẫu và thờ Phật phát triển trong thờ i gian gần đây, biểu hiện rõ nét những thay đổi về sự dung hợp, như môt kh ̣ ắc phuc ṃ ảng thiếu khuyết nêu trên.

     Sự dung hợp giữa Phật giáo với thờ Mẫu ở Thành phố Hải Phòng được thể hiện trên nhiều khía cạnh như niềm tin tôn giáo, không gian, thời gian, nghi lễ thờ cúng,… Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi xin đề cập đến sự dung hợp nói trên ở góc độ niềm tin tôn giáo. Phương pháp tiếp cận của chúng tôi là điều tra xã hội học, với 200 phiếu dùng để hỏi 200 người được lựa chọn một cách ngẫu nhiên tại một số cơ sở thờ tự: Phủ Thượng Đoạn, Đền Nghè, chùa Phổ Minh,…

2. Khái niệm sử dụng trong nghiên cứu

     Có thể nhận thấy niềm tin là bộ lọc lựa chọn thông tin và chỉ lối cho mọi hành động. Con người không nhất thiết tin những gì mình nhı̀n thấy, nhưng con người thường có xu hướng “thấy” những gì mình tin. Niềm tin thường loại bỏ những thông tin trái ngược với những gì đã tin tưởng mà không xem xét liệu niềm tin và thành kiến đó có dựa trên sự thật khách quan hay chỉ là cảm nhận chủ quan.

     Niềm tin tôn giáo: là một dạng nhận thức và tı̀nh cảm đặc biệt, dựa trên trực giác, hướng con người vào cá i thiêng, giúp người ta có thể nhận thức được những sự vật mà ở hoàn cảnh bı̀nh thường không có được, tạo ra một sức mạnh đặc biệt mang tính “thăng hoa” để tác động đến cuộc sống trần tục.

     Niềm tin tôn giáo là có thật và chắc chắn, là niềm tin mang tính chủ quan, không thể lý giải một cách duy lý thuần túy. Đó là điều kiện để con người đến với tôn giáo. Không có niềm tin này con người không thể đến được với tôn giáo. Để có được niềm tin đó, người theo tôn giáo cần phải có một sự hiểu biết nhất định về giáo lý, tuân thủ những hành vi, quy tắc tôn giáo,… theo cách của mình. Niềm tin tôn giáo có tính thiêng còn thể hiện ở những vật thể, những lời thề, những sự kiêng cữ nào đó,… thậm chí còn gắn với những con người cụ thể.

     Sự dung hợp: nghĩa là hòa cùng vào nhau để tạo thành một thể thống nhất. Sự dung hợp thực chất là sự hòa hợp trong sự khác biệt. Dung hợp là sự tôn trọng, chấp nhận và đề cao sự đa dạng, phong phú của các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Dung hợp được thúc đẩy bởi sự hiểu biết, sự thẳng thắn, sự giao tiếp và quyền tự do tư tưởng, nhận thức và niềm tin. Dung hợp sẽ tạo ra sự ổn định, tính thống nhất, có thể đóng góp vào việc khắc phục những khác biệt về văn hóa tạo nên tính hài hòa.

     Một trong những sự dung hợp giữa Phật giáo với thờ Mẫu của người dân Hải Phòng, trước hết, được biểu hiện qua niềm tin trong thực hành nghi lễ. Phật tử Hải Phòng tin vào Phật nhưng trong tâm thức của họ, Mẫu cũng chiếm một vị trí không nhỏ. Cũng giống như niềm tin của người Việt Nam nói chung vốn bắt nguồn từ đặc trưng của sản xuất nông nghiệp: “Bên Cha cũng kính, bên Mẹ cũng vái” trở thành tâm lý phổ biến trong đời sống tâm linh của người dân. Theo niềm tin Phật giáo, người dân Hải Phòng tin vào sự hiện hữu của một thế giới, của cõi Niết Bàn – một thế giới không có khổ đau, không có bất công ngang trái – đã bày tỏ niềm tin của mình thông qua hành vi thực hành tôn giáo. Trong hành vi thực hành tôn giáo, người Hải Phòng đi lễ chùa, đến chùa lễ Phật nhưng đồng thời cũng lễ Mẫu. Không chỉ lễ Mẫu trong nhà Mẫu của các chùa mà còn đến riêng phủ Mẫu, điện Mẫu để lễ vào những dịp rằm và mồng một hằng tháng hay những ngày lễ lớn của tôn giáo. Qua khảo sát về thực hành lễ các ngày rằm và mồng một hằng tháng tại Thành phố Hải Phòng cho thấy:

Bảng 1: Niềm tin của người đi lễ

Thực hành lễ rằm và mồng một hàng thángSố lượng/ tổng%
Chỉ lễ Phật136,5
Lễ Mẫu và Phật18090,0
Chỉ lễ Mẫu52,5
Khác21,0
Tổng200100

     Bảng số liệu cho biết có 90% người được hỏi đến chùa, sau khi lễ Phật đều xuống lễ Mẫu tại nhà Mẫu hay đến các điện và phủ Mẫu lễ như đền Bà Đế và đền thờ Chúa Bà Nam Phương – là những trung tâm thờ Mẫu ở Thành phố. Sở dĩ như vậy là bởi vì sự dung hợp giữa niềm tin Phật giáo với niềm tin vào Mẫu là môt “̣ đặc tính văn hóa”, thể hiện ̣tı́nh cởi mở có chọn lọc của người Việt. “Người Việt khi dung hợp tôn giáo với tín ngưỡng thường dung hòa lại tạo nên một thế giới Ngũ chi hợp nhất, Tam giáo đồng nguyên, Tam giáo đồng quy. Và mặc dù có sự lựa chọn một cách có chủ đích một trong các tôn giáo đó làm tôn giáo chủ đạo, nhưng không vì thế mà kỳ thị hay cấm cả các tôn giáo, tín ngưỡng khác…”1.

     Nhìn nhận vấn đề từ lịch sử tôn giáo cho thấy, Phật giáo từ buổi đầu du nhập đã có sự hội nhập sâu đậm với các niềm tin tôn giáo bản địa, trong đó đặc biệt là việc thờ Mẫu qua hình tượng Tứ Pháp. Chùa không chỉ là nơi tu hành của người xuất gia mà còn là nơi đáp ứng nhiều nhu cầu của cộng đồng. Nhà sư đảm nhận nhiều vai trò cùng một lúc như: thầy giáo, thầy cúng, thầy địa lý, thầy tướng số, thầy thuốc… Do vậy, các nhà sư từ xa xưa đã thực hiện nhiều lễ thức ngoài Phật giáo và đến nay mức độ có thể cao hơn do tác động trực tiếp của điều kiện kinh tế, xã hội. Đối với một bộ phận người dân Hải Phòng, nhu cầu phối kết hợp niềm tin trong đi lễ chùa và đền phủ Mẫu cũng không ngừng gia tăng. Qua khảo sát ngẫu nhiên 200 người đi lễ cho thấy: mục đích đi lễ chùa của người đi lễ chủ yếu tập trung vào cầu bình an (88,5%), cầu trí tuệ (79,5%), cầu sức khỏe (64,5%). Trong khi đó, với mục đích cầu sự nghiệp và tài lộc, việc đến lễ ở những nơi thờ Mẫu chiếm hơn nửa số người đi lễ (53,5%), tiếp theo là cầu duyên (38%) và cầu giải quyết khó khăn (36%).

Bảng 2: Mục đích lễ Phật và Mẫu của người đi lễ

Mục đích đi lễ Phật và Mẫu

Số lượng

%

Phật

Mẫu

Tổng

Phật

Mẫu

Tổng

Cầu bình an

177

23

200

88,5

11,5

100

Cầu sức khỏe

129

71

200

64,5

35,5

100

Cầu sự nghiệp và tài lộc

93

107

200

46,5

53,5

100

Cầu trí tuệ

159

41

200

79,5

20,5

100

Cầu duyên

124

76

200

62,0

38,0

100

Cầu giải quyết khó khăn

128

72

200

64,0

36,0

100

Cầu giải thoát

35

0

35/200

17,5

0,0

17,5/100

     Bảng trên chứng tỏ tính “thực dụng” của người đi lễ chùa hoặc đền, phủ thờ Mẫu. Đó cũng là một biểu hiện của sự dung hợp giữa các nhu cầu của cuộc sống trong bản thân mỗi con người ngày càng cao. Chính vì lý do đó, Phật giáo Bắc tông ở ngoài Bắc đã xây dựng nhiều mô hình chùa theo kiểu “tiền Phật hậu Mẫu”.

     Kết quả nghiên cứu xã hội học nêu trên còn cho thấy xu hướng thực dụng đang có chiều hướng thay đổi. Các nhu cầu thực dụng của người dân trước đây như cầu sự nghiệp, tài lộc; cầu giải quyết khó khăn, cầu tình duyên trước đây thường đến “cửa Mẫu” để cầu thì nay đã chuyển sang “cửa Phật”. Trong khi đó, các nhu cầu như cầu bình an, cầu sức khỏe, cầu trí tuệ… trong niềm tin vào “cửa Phật” vẫn chiếm tỷ lệ cao. Cầu giải thoát được xem là mục đích cốt lõi của Phật giáo, nhưng ở bảng trên chiếm tỉ lệ thấp nhất (17,5%).

     Như vậy, từ kết quả nghiên cứu nêu trên rút ra nhận xét, quan niệm Phật giáo trong tâm linh của người Việt đã có sự thay đổi. Niềm tin Phật giáo đã in dấu phi Phật giáo nhiều hơn, nghiêng hẳn về một sự giả̉i đáp nhu cầu cuộc sống hằng ngày của một bộ phận người dân Thành phố Hải Phòng. Những hành vi thực hành lễ nghi Phật giáo và thờ Mẫu đó được thực hiện trong lễ thức hằng ngày, hoăc theo ̣ định kỳ rằm, mồng một hằng tháng, hoăc trong nh ̣ ững dịp lễ trọng.

     Bảng kết quả điều tra trên cũng ẩn chứa thông điệp hỗn hợp: niềm tin của một bộ phận người dân Hải Phòng đến với Phật giáo vừa chú trọng vào cầu bình an, vừa cầu trí tuệ, cầu sức khỏe. Trong khi đó, đối với Phật giáo, trí tuệ được coi là nhân tố quan trọng bậc nhất để đạt mục tiêu giải thoát.

     Mặt khác, đối với người dân, niềm tin nhiều khi không phụ thuộc vào sự hiểu biết của họ đối với tôn giáo đó. Một số câu hỏi trong cuộc điều tra xã hội học nêu trên của chúng tôi cho thấy mức độ hiểu biết của một bộ phận người dân Hải Phòng đối với Phật giáo và thờ Mẫu như sau:

Bảng 3: Mức độ hiểu biết về giáo lý và lễ nghi Phật giáo của người đi lễ

     Số liệu ở Bảng 3 cho thấy các mức độ niềm tin Phật giáo của người đi lễ đối với giáo lý có tỷ lệ thấp: Phật là bậc giác ngộ (10%); Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, A La Hán là các quả vị Phật (8,5%), Giáo lý cơ bản của Phật giáo là Tứ Diệu Đế và Niết Bàn (3,5%). Điều này được lýgiải bởi thói quen tin nhưng không hiểu của người dân Hải Phòng nói riêng và ở Miền Bắc nói chung.

     Kết quả điều tra của chúng tôi so sánh với kết quả điều tra của Hoàng Thu Hường qua nghiên cứu về nguyện vọng của những người đi lễ ở chùa Hà và chùa Quán Sứ (Hà Nội) cho thấy sự tương đồng. Tại hai ngôi chùa ở Hà Nội nêu trên, tác giả cũng chỉ ra: “Các ngôi chùa hiện đang ngày càng thu hút đông đảo quần chúng nhân dân. Những người đi chùa không hẳn am hiểu về Phật giáo, không hẳn là tín đồ của Phật giáo, nhưng hành vi đi lễ chùa thường xuyên đã và đang có ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống tâm linh của họ và đi lễ chùa cũng là con đường khởi đầu đưa họ tới với Phật giáo”. Để trả lời câu hỏi: Tại sao chùa chiền ngày càng thu hút được đông đảo nhiều tầng lớp dân cư khác nhau? Hay nói cách khác, để giải đáp câu hỏi này, cần phải hiểu được về động cơ cũng như mục đích người dân đi chùa hiện nay là gì? Để có được kết quả khách quan, tác giả Hoàng Thu Hường không chọn cách phỏng vấn sâu mà nghiên cứu vấn đề này qua những lá sớ được viết tại chùa. Qua đó, tác giả thu được kết quả như sau: Mục đích chung nhất đối với hầu hết những người đi lễ chùa là cầu sức khỏe, tài lộc, công danh. Trong hầu hết các tờ sớ, phần ghi cầu về sức khỏe, tài lộc, công danh dường như là phần không thể thiếu. Bên cạnh đó, với bộ phận người đi lễ chùa có viết sớ thì họ thường cầu thêm một hoặc vài việc gì đó rất cụ thể, thường là những vướng mắc, khó khăn hay mong đợi hiện tại của họ. Ví dụ, cầu cho con được đỗ đại học; cầu cho chồng trúng nhiều công trình xây dựng, kiếm được nhiều tiền, đối tác thanh toán nhanh; cầu đòi được miếng đất; cầu cho sự nghiệp thăng tiến…2.

    Tuy nhiên, trong thưc hiện lễ nghi thì kết quả khảo sát xã hội học này lại cho thông số ngược lại: phần lớn người dân, ngoài việc hiểu đã giải thích được những lễ nghi chính. Đặc biệt đối với lễ nghi phổ biến như: Lễ cầu an, cầu siêu đã có tới 52,0% số người được hỏi đã hiểu, giải thích và vận dụng trong thực hành nghi lễ; 40,5% hiểu và giải thích.

     Tuy vậy, kiểm chứng về mức độ hiểu biết về giáo lý, lễ nghi thờ Mẫu của người đi lễ ở Hải Phòng, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 4 : Mức độ hiểu biết về giáo lý và lễ nghi thờ Mẫu
của người đi lễ ở Thành phố Hải Phòng

     Bảng 4 cho thấy, niềm tin vào Mẫu của người đi lễ ở cấp độ tin để thực hành, mức độ hiểu biết sâu sắc để có thể giải thích về nguồn gốc, triết ý, ý nghĩa còn thấp. Ở nội dung Mẫu là gì? Chỉ có 2% số người giải thích được và các vị được thờ chỉ có 7,5% giải thích được và vận dụng trong nghi lễ; câu hỏi Đức Thánh Trần và Mẫu Liễu Hạnh là ai cũng chỉ có 8% số người được hỏi giải thích được và vận dụng trong nghi lễ. Nhưng ở câu hỏi về phần thực hành nghi lễ, người được hỏi lại tỏ ra rất thành thục: có tới 56,5% hiểu và giải thích được lễ hội tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ; 44,5% hiểu và giải thích được về 36 giá đồng; 38% hiểu và giải thích được ý nghĩa lễ Mẫu mồng một hay rằm hàng tháng; 69,5% hiểu, giải thích và vận dụng trong nghi lễ về các lễ vật dâng cúng…

     Từ những kết quả điều tra trên, chúng tôi rút ra nhận xét, niềm tin tôn giáo nói chung, niềm tin Phật giáo và thờ Mẫu nói riêng có thể chia thành hai loại chính:

     Loại thứ nhất, những người tin nhưng không hiểu, thường dẫn đến sự mù quáng, phục tùng, nghe theo và không hề tìm hiểu giáo lý. Niềm tin này không có chỗ cho trí tuệ phát triển, nhưng họ lại rất thành thạo và thuần thục trong thực hành lễ nghi, thờ cúng, khấn, bái. Niềm tin vào Phật và Mẫu của người được hỏi ở Hải Phòng cũng như đa số người dân theo các tôn giáo ở Việt Nam đều thuộc loại trên. Đó là những người có niềm tin và sự phục tùng. Họ cho rằng, tôn giáo nói sao thì cứ việc theo không được hỏi. Nét đặc thù này của tôn giáo gọi là “tín điều”, thứ chủ thuyết không thể nghi ngờ được, có đặc điểm là trung thành triệt để bất chấp lý trí.

     Loại thứ hai, những người có niềm tin gắn với trí tuệ. Kiểu này kích thích tính tò mò; khích lệ khởi sự việc học tập giáo lý, giáo luật và áp dụng trong lễ nghi.

     Trong quá trình khảo sát về sự dung hợp giữa Phật giáo và thờ Mẫu ở Hải Phòng hiện nay, chúng tôi thực hiện phỏng vấn sâu một số Phật tử ở chùa D, xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng về vấn đề niền tin trong thực hành nghi lễ thờ Phật và thờ Mẫu, nhận được ý kiến phản hồi như sau:

Hỏi: Theo các bà, tại sao trong chùa lại thờ cả Phật và Mẫu. Thờ Phật trong chùa và Mẫu trong chùa có vai trò gì đối với niềm tin của tín đồ?

Trả lời: “Thưa chú, theo chúng tôi, dân gian vẫn thường nghĩ Mẫu là Mẹ, Phật là Cha nên tôi nghĩ là trong chùa phải thờ cả Cha lẫn Mẹ giống như âm dương, gia đình mà thôi. Mẫu là Mẹ thì cho ta sức khỏe và bình an, tài lộc, che chở cho chúng ta. Còn Phật là Cha thì cho chúng ta trí tuệ và được giải thoát sau khi chết về với ông bà tổ tiên, linh hồn được siêu thoát về miền Tây phương cực lạc”.

     Như vậy, trong tâm thức của một bộ phận người dân Hải Phòng, ở một chừng mực nào đó, người ta vẫn hiểu một cách “nôm na” theo cách tư duy của cư dân nông nghiệp: có âm phải có dương, có cha phải có mẹ, có nam phải có nữ. Chính vì vậy, ở một mức độ nào đó có sự đồng nhất vi ̣ Mẫu trong chùa như là Mẹ còn Phật chính là Cha.

     Điều này có thể lý giải được bởi niềm tin tôn giáo của người Việt Nam nói chung, nhất là bộ phận Phật giáo Bắc Tông ở phı́a Bắc hiện nay, xu hướng hỗn dung vẫn phổ biến và niềm tin dừng lại ở mức cầu xin, khấn vái là chính chứ không phải tin dựa trên sự hiểu biết giáo lý.

Bảng 5: Mối quan hệ giữa niềm tin Phật giáo và niềm tin thờ Mẫu

STTNiềm tin giữa Phật và MẫuSố lượng%
1Phật có trước, Phật linh thiêng hơn, tin vào Phật hơn126,0
2Mẫu có trước nên Mẫu linh thiêng hơn, tin vào Mẫu hơn178,5
3Phật quan trọng hơn Mẫu vì Phật chỉ ra con đường giải thoát3517,5
4Phật và Mẫu đều là một, đều hướng con người tới sự bình an và giải thoát13668,0
Tổng200100

     Bảng 5 cho thấy, trong niềm tin, tâm thức của người đi lễ có tới 68% đồng nhất giữa Phật và Mẫu. Điều này cho thấy tầm quan trọng của Phật và Mẫu là như nhau trong tâm thức của một bộ phận người dân địa phương nơi đây. Đây chính là lý do lý giải tại sao các chùa Bắc Tông ở Hải Phòng chùa nào cũng có nhà thờ Mẫu và người dân trong niềm tin của mình luôn đồng nhất giữa Phật và Mẫu. Xem Phật như người Cha và Mẫu chính là người Mẹ của đời sống tâm linh và thường nhật.

      Tóm lại, từ kết quả nghiên cứu dựa trên điều tra xã hội học và phỏng vấn nêu trên ở Hải Phòng rút ra nhận xét chính sau đây:

     Thứ nhất, một bộ phận người dân Hải Phòng có niềm tin vào Phật nhưng trong tâm thức của họ, Mẫu cũng chiếm một vị trí không nhỏ. Trong hành vi thực hành tôn giáo, có tới 90% người được hỏi đi lễ chùa, đến chùa lễ Phật nhưng đồng thời cũng lễ Mẫu. Ngoài ra, họ cũng đến những nơi đền, phủ để lễ Mẫu.

     Thứ hai, nhu cầu phối kết hợp niềm tin trong đi lễ chùa và đền phủ Mẫu cũng không ngừng gia tăng. Mục đích chính của người đi lễ chùa là cầu bình an (88,5%), cầu trí tuệ (79,5%), cầu sức khỏe (64,5%).

     Tương tự, mục đích chính của người đi lễ Mẫu là cầu sự nghiệp và tài lộc (53,5%), tiếp theo là cầu duyên (38%) và cầu giải quyết khó khăn trong cuộc sống (36%).

     Thứ ba, kết quả nghiên cứu xã hội học cũng phát hiện ra xu hướng thực dụng đang có chiều hướng thay đổi. Các nhu cầu thực dụng của người dân trước đây như cầu sự nghiệp, tài lộc, cầu giải quyết khó khăn, cầu tình duyên trước đây thường đến “cửa Mẫu” để cầu thì nay đã chuyển sang “cửa Phật”. Trong khi đó, các nhu cầu như cầu bình an, cầu sức khỏe, cầu trí tuệ… nơi “cửa Phật” vẫn giữ được và chiếm tỷ lệ cao. Cầu giải thoát được xem là mục đích cốt lõi của Phật giáo nhưng kết quả điều tra cho thấy chiếm tỷ lệ thấp nhất (17,5%).

     Như vậy niềm tin Phật giáo đã mang tính hỗn dung nhiều hơn, đi vào giải quyết nhu cầu và mục đı́ch sống tối hậu của một bộ phận người dân Thành phố Hải Phòng.

     Thứ tư, mức độ hiểu biết về Phật giáo và việc thờ Mẫu đối với giáo lý, giải thích và vận dụng được chiếm tỷ lệ thấp. Tuy nhiên, lễ nghi qua kết quả khảo sát xã hội học cho thông số ngược lại: phần lớn người được hỏi, ngoài việc hiểu đã giải thích được những lễ nghi chính. Đặc biệt đối với lễ nghi phổ biến như: Lễ cầu an, cầu siêu đã có tới 52,0% số người được hỏi đã hiểu biết, giải thích và vận dụng trong thực hành nghi lễ; 40,5% hiểu và giải thích. Như vậy, quan niệm về Phật giáo trong tâm thức của một bộ phận người dân Thành phố Hải Phòng đã mang tính hỗn dung rõ rệt,  một sự kết hợp như một loại an ninh tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu bảo hộ của chủ thể là người có ý thức và hành vi hỗn hợp. Vì thế, nhiệm vu ̣ của người nghiên cứu sự dung hợp giữa việc thờ Mẫu và Phật giáo ở Hải Phòng luôn cần những hiểu biết đúng đắn về những loại hình tôn giáo này để tìm ra điểm chung, điểm song trùng và những giá trị của chúng trong quá trình tồn tại và phát triển./.

     Chú thích:

     1. Đỗ Lan Hiền (2011), Khoan dung tôn giáo với dân chủ, đoàn kết và đồng thuận xã hội trường hợp Việt Nam, Nxb. Chính trị – Hành Chính, Hà Nội: 71.

     2. Hoàng Thu Hương (2006), “Về mối quan hệ giữa nhu cầu của người đi lễ chùa và dịch vụ bán đồ lễ” (Qua khảo sát thực tế tại chùa Quán Sứ và chùa Hà ở Hà Nội), Nghiên cứu Tôn giáo, số 2: 51 – 55.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

     1. Đinh Gia Khánh (1992), “Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hóa dân gian ở Việt Nam”, Văn học, số 5.

     2. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian với sự phát triển của xã hội Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

     3. Vũ Ngọc Khánh, Ngô Đức Thịnh (1991), Tứ bất tử, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

     4. Vũ Ngọc Khánh, Mai Ngọc Chúc, Phạm Hồng Hà (2002), Nữ thần và Thánh Mẫu Việt Nam, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.

     5. Vũ Ngọc Khánh (2001), Tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

     6. Trần Phương (2006), Du lịch văn hóa Hải Phòng, Nxb. Hải Phòng.

     7. Hà Văn Tấn (2005), Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb. Hội nhà văn.

     8. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên, 1996), Đạo Mẫu ở Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

     9. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên, 2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

     10. Ngô Đức Thịnh (chủ biên, 2004), Đạo Mẫu và các hình thức shaman trong các tộc người ở Việt Nam và châu Á, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

     11. Đặng Nghiêm Vạn (1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

     12. Đặng Nghiêm Vạn (2005), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

     13. Victor Turner (2006), “Biểu tượng trong nghi lễ của người Ndembu”, trong Những vấn đề Nhân học Tôn giáo, Tạp chí Xưa & Nay và Nxb. Đà Nẵng.

     14. Trần Quốc Vượng (1986), “Mấy ý kiến về Phật giáo và văn hóa dân tộc”, trong Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb. Hà Nội.

     15.J. P. Williame (2006), “Tiếp cận xã hội học các hiện tượng tôn giáo”, trong Tôn giáo và tính hiện đại, Nxb. Paris, France: 34.

Nguồn: Nghiên cứu Tôn giáo, số 10 (148) – 2015, 78-88

Thánh Địa Việt Nam Học
(https://thanhdiavietnamhoc.com

Download file (PDF): Dung hợp giữa Phật giáo với thờ Mẫu qua niềm tin tôn giáo: Nghiên cứu một số trường hợp tại Hải Phòng (Tác giả: Phan Thị Kim)