LỊCH SỬ và CẤU TẠO CHỮ NHẬT (Phần 1)
NGUYỄN MẠNH HÙNG
(PGS, TS Sử học)
1. LỊCH SỬ
a) Trước khi tiếp xúc với Triều Tiên và Trung Quốc, người Nhật chưa có chữ viết rõ ràng. Một số học giả nêu ý kiến cho rằng Nhật Bản đã có một vài loại chữ viết nào đó trước khi quan hệ với các nước láng giềng lục địa. Tuy nhiên sự phát hiện trên có thể do ngộ nhận chữ cái của Triều Tiên mà gán cho Nhật Bản chăng? Theo tư liệu lịch sử để lại cho thấy vào đầu Công nguyên, sau khi có tiếp xúc với Triều Tiên, người Nhật đã cố mượn chữ viết của họ tạo chữ viết cho mình. Nhưng việc này không đi đến đâu. Vào hậu bán thế kỉ II sau Công nguyên, chữ Hán được đưa vào Nhật qua hai học giả người Triều Tiên đi truyền bá đạo Khổng. Hai học giả ấy là ACHIKI và WANI ( 玉仁) đã được nhà vua KUDARA thuộc triều đại hoàng đế Ojin (Ứng Thần Thiên Hoàng) 270-312 sau Công nguyên. Họ mang vào Nhật Bản các quyển Luận ngữ (論_語), Thiên tự văn ( 千字文) và Hiếu kinh (孝經). Các loại sách này được viết bằng chữ Hán nên chỉ người Nhật ở tầng lớp trên mới có trình độ nghiên cứu và sử dụng để viết thành tiếng nước họ mà thôi. Mãi đến 300 năm sau (tức thế kỉ V) khi đạo Phật được du nhập vào nước Nhật thì chữ Hán mới phát triển và phổ biến. Căn cứ vào các di tích lịch sử thì đạo Phật vào Nhật năm 507 sau Công nguyên – tức vào thời Hoàng đế KEITAI ( 繼体) (Kế Thể Thiên Hoàng), nhưng cho đến năm 540 dưới triều đại KIMMEI ( 欽明) (Khâm Minh Thiên Hoàng) mới được chính thức công nhận và truyền bá rộng rãi. Do đó chữ Hán phát triển và người Nhật sử dụng, phát âm chữ Hán theo cách riêng của họ – gọi là âm Hán-Nhật (cũng tương tự như âm Hán-Việt của Việt Nam). Bên cạnh lớp vỏ âm này, họ còn có lớp vỏ âm “đa âm tiết” của tự thân ngôn ngữ Nhật Bản – như âm Nôm của Việt Nam.
b) Các loại hình chữ viết Nhật Bản:
Vài năm sau, người Nhật đã sử dụng lớp vỏ âm thanh của chữ Hán để ghi âm mà không chú ý đến ngữ nghĩa của chữ Hán ấy. Dấu vết này còn để lại qua các tác phẩm KOJIKI ( 古事記) [Cổ kí sự] được biên soạn từ năm 712 dưới thời GEMMYO (Nguyên Minh Thiên Hoàng), nhưng tiếng Nhật tự thân là đa âm tiết nên phát sinh nhiều bất tiện, trở ngại. Rồi tám năm sau đó (720) vào thời GENSHO (Nguyên Chính Thiên Hoàng), khi biên soạn bộ NIHONSHOKI ( 日本書記) [Nhật Bản thư kí] đã phải dùng hẳn tiếng Trung Quốc thay cho tiếng Nhật – tức là sử dụng cả ngữ nghĩa, còn ngữ âm thì đọc theo âm Hán Nhật cũng như văn tự bằng chữ Nho của ta với vỏ âm Hán Việt. Như vậy vấn đề chữ Nhật Bản vẫn còn tồn tại, dân tộc Nhật Bản luôn suy nghĩ để cải tiến, thay thế cho đến khi tác phẩm mang tên MANNYÔSHU (万葉集) [Vạn Diệp Tập] gồm 20 quyển hoàn thành năm 767. Đây là một bộ sưu tập 4.490 bài thơ Nhật Bản nổi danh thời ấy và kéo dài 120 năm sau. Trong tác phẩm trên, họ dùng chữ Hán ở hai mặt kết hợp không những chỉ chú ý đến lớp vỏ âm thanh mà còn thể hiện được nội dung mang ngữ nghĩa của chữ Hán gần với ngữ nghĩa của tiếng Nhật. Nhưng cách này vẫn còn tồn tại nhiều mặt khó khăn nên cũng bị loại trừ.
Cuối cùng, họ lại dùng hoàn toàn chữ Hán với đầy đủ ngữ nghĩa nguyên gốc mà mỗi chữ tương ứng với thổ âm Nhật Bản. Cách này họ gọi là MANNYOKANA ( 万葉仮名) [Vạn Diệp Giả Danh].
c) Qua tìm hiểu như trên, ta thấy người Nhật vẫn chưa giải quyết xong vấn đề khó khăn chữ viết của họ – do hai loại chữ không cùng một bình diện biểu đạt. Phần nào là vỏ âm thanh, phần nào là ngữ nghĩa theo kiểu chữ tượng hình Trung Quốc – dù ở dạng nào chữ Nhật cũng đều hoàn toàn khác biệt với chữ Nôm của chúng ta.
Cuối thế kỷ thứ 8, từ loại chữ tượng hình Trung Quốc, người Nhật đã sáng tạo ra hai loại chữ ghi vần là KATAKANA (片仮名) và HIRAGANA (平仮名) gọi tên chung là “KANA” (仮名). Chữ KATAKANA do một học giả thời NARA tên là KIBINO MAKIBI (吉備 備 ) tạ ra còn chữ HIRAGANA do mộ nhà sư Phật giáo nổi danh tên KOBO DAISHI ( 弘法大師) (Hoằg Pháp đại sư) sáng tạo, hiện nay được sùng bái như một vị thánh và được tôn vinh làm ông tổ của ngành giáo dục Nhật Bản.
Chữ KATAKANA cơ bản được sáng tạo bằng cách lấy một bộ phận chữ Hán. Loại này được người theo đạo Phật sử dụng. Trong khi chữ HIRAGANA có nguồn gốc từ loại chữ thảo thể hiện 48 HAKU (âm tiết) Nhật Bản, loại này phụ nữ Nhật Bản thường hay dùng còn nam giới thì tuỳ nghi. Do sự sáng tạo trên mà người Nhật đã đẩy mạnh việc giáo
dục nước họ hơn khi còn phụ thuộc hoàn toàn vào chữ Hán.
d) Nguồn gốc chữ KANA
Loại chữ KANA bắt nguồn từ chữ Hán. Đó là những bộ phận rút gọn của chữ Hán, còn chữ HIRAGANA lấy ra từ chữ thảo của Hán tự. Sau đây là bảng so sánh các chữ A, I,
U, E.
e) Vai trò của loại chữ KANA
Như vậy, chữ Nhật có thể được viết dưới dạng chữ “KANA”. Người ta nghĩ cách viết này có thể hất cẳng chữ Hán, nhưng trên thực tế nó đã thất bại vì loại chữ này chỉ biểu hiện lớp vỏ âm thanh ngược với chữ Hán là tượng hình – thể hiện nội dung ngữ nghĩa. Do tiếng Nhật – cũng như tiếng Trung Quốc gặp phải trùng âm quá nhiều nên sinh ra nhầm lẫn nguy hại. Sau này, vào năm 1885, một hiệp hội do người Nhật và người nước ngoài hợp tác thành lập để nghiên cứu hệ thống ký âm bằng chữ cái Latinh (Rômaji) với mục đích thay thế chữ tượng hình Trung Quốc và chữ vần Nhật Bản. Nhưng việc sử dụng loại chữ Rômaji rất hạn chế, chỉ xuất hiện trong một vài quyển sách, một vài tạp chí và là một phương tiện ký âm sơ đẳng, vá víu gây trở ngại hơn chữ “KANA” và không phát triển hoàn chỉnh như chữ “quốc ngữ” của Việt Nam.
f) Loại chữ Latinh (Rômaji):
Xuất phát từ yêu cầu phổ biến tiếng Nhật ra nước ngoài mà hiệp hội nói trên đặt ra loại chữ Latinh. Vì chữ Nhật viết theo Hán tự hay “KANA” đều rất khó đối với phương Tây.
g) Hệ thống chữ Latinh này biểu hiện qua 3 cách viết:
1. HEBON SHIKI (cách Hepburn)
2. NIPPON SHIKI (cách Nhật Bản)
3. KUNREI SHIKI (cách Huấn lệnh)
Về cơ bản, ba cách kí âm trên đều thống nhất, chỉ riêng có 18 âm thể cách biệt. (Xem bảng so sánh ở trang sau).
Hiện nay người Nhật chuộng cách viết Hebon và họ sử dụng hệ thống này để hướng dẫn người nước ngoài ở bước đầu khi tiếp xúc với tiếng Nhật. Qua tài liệu giáo khoa, từ điển… chúng ta thấy còn tồn tại cách viết đối với các nguyên âm dài:
∗ Khi thì viết gạch ngang A, E, O, U theo cách HEBON và NIPPON
∗ Khi thì viết dấu mũ Â, Ê, Ô, Ư theo cách KUNREI. Tuy nhiên cách này phổ biến vì dễ nhìn hơn.
h) Những bán trọc âm:
Để ghi những bán trọc âm này, người Nhật dùng 2 dấu phẩy nhỏ (”) như dấu cá nháy của chữ Nôm hay một vòng tròn nhỏ (như vòng khuyên của chữ Nôm) đặt cạnh bên phải phần trên của chữ viết với tác dụng biến âm. Dấu phẩy (cá nháy) gọi là NIGORI (dấu trọc), vòng tròn nhỏ gọi là MARU (dấu tròn).
__________
Mời xem tiếp: LỊCH SỬ và CẤU TẠO CHỮ NHẬT (Phần 2)