Các vị thần và sự biểu hiện

Bản chất điêu khắc Chăm dù trực tiếp hay gián tiếp là tính biểu hiện của các vị thần Ấn Độ, Brahman và Đức Phật theo sự giải thích mang tính chất địa phương. Chúng ta phải đề cập đến sự giải thích bởi vì, các bức tượng chỉ là bản sao chép các mẫu của Ấn Độ, nói cách khác chúng được tạo ra bởi các nghệ sỹ địa phương, những người đã truyền tải sự nhạy cảm của chính mình thông qua sự thể hiện của mình. Sự lặp lại này liên tục, diễn ra hơn gần 1000 năm, mỗi bức tượng mới ra đời đẹp hơn những bức tượng trước đó. Trước khi xác định chính xác chủ đề thể hiện, cần có một vài nhận xét chỉ ra các đặc điểm của các loại hình tác phẩm điêu khắc này.

Xem chi tiết

Bernini, trạng thái nhập định của thánh Teresa

… Teresa, một nữ tu thế kỉ XVI và là một nhân vật đứng đầu trong Giáo Hội Phản Cải cách ở Tây Ban Nha, đã thành lập một nhóm cải cách những nữ tu dòng Cát Minh “chân trần” mới, nghiêm ngặt hơn. Vì lý do này, Thánh được thể hiện chân trần trong tác phẩm điêu khắc của Bernini. Bà đã viết một số tác phẩm về cuộc sống thần bí, bao gồm một cuốn tự truyện nổi tiếng và được nhiều người đọc trong đó bà thuật lại chi tiết các ảo mộng và các trạng thái nhập định mà bà đã trải qua. Được bảo trợ bởi Đức Hồng Y Venetian Federigo Cornaro như một phần của một nhà nguyện chôn cất cho gia đình.

Xem chi tiết

Trại điêu khắc quốc tế Huế 15 năm nhìn lại

Được mệnh danh là mảnh đất của văn hoá di sản và nghệ thuật, Huế được xem là một trong những cái nôi văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam. Một trong những sự kiện quan trọng trong việc đánh dấu sự phát triển của nền nghệ thuật Cố đô là sự ra đời của trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế vào năm 1957. Đây là đơn vị đào tạo và cung cấp nguồn nghệ sĩ, cán bộ văn hoá nghệ thuật trọng yếu cho cả khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Năm 1998, được xem là cột mốc đầu tiên cho việc phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam, Bộ Văn hoá Thông tin và Hội Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức thành công trại điêu khắc quốc tế lần thứ 2 tại Việt Nam nhưng là lần đầu tiên ở Huế (lần thứ nhất tại Hà Nội năm 1997)…

Xem chi tiết

Thiết kế đồ họa quảng bá cụm di tích Kiên Thái Vương – Đồng Khánh – Ngưng Hy

Huế là một thành phố du lịch với các di sản văn hoá thế giới đã được UNESCO công nhận, là nơi duy nhất ở nước ta mà các di tích thời phong kiến vẫn còn lại khá nguyên vẹn. Đây cũng chính là điểm thu hút du khách tới tham quan, là một nguồn lợi kinh tế quan trọng của tỉnh TT Huế. Tuy vậy tiềm năng này lại chưa được đầu tư quảng bá hiệu quả, một số tour lữ hành ở Huế chưa có cách thức giới thiệu và tổ chức có sức thu hút. Dù thế mạnh của Huế là du lịch văn hóa nhưng phần hình ảnh quảng cáo hiệu quả nhất hiện nay lại là du lịch nghỉ dưỡng, mà đa phần là của các công ty tư nhân như khách sạn, resort quảng bá cho riêng mình.

Xem chi tiết

Cấu trúc Modul hóa nội dung môn hình họa

Hình họa là một trong những môn học cơ bản trong các trường mỹ thuật, có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng thể hiện đối tượng và hình thành nhận thức thẩm mỹ của người học. Có thể coi hình họa là cánh cửa đầu tiên để sinh viên trường Mỹ thuật bước chân vào thế giới hình tượng nghệ thuật, là quá trình người học nghiên cứu và khám phá vẻ đẹp của hình thể dưới góc độ tạo hình làm cơ sở cho các môn học khác của ngành mỹ thuật và hoạt động sáng tạo tác phẩm tạo hình sau này.

Xem chi tiết

Chủ nghĩa trừu tượng và sự thay đổi các quan niệm nghệ thuật

Chủ nghĩa Trừu tượng (abstractionisme) ra đời ở Châu Âu và Mỹ giai đoạn cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 cùng với sự phát triển của nhiều trường phái khác (Ấn tượng, Siêu thực, Lập thể, Biểu hiện …) với chủ trương thoát khỏi sự ràng buộc của hình thể, tự do biểu đạt ý niệm, giải phóng tư tưởng, khước từ ảnh hưởng của hiện thực khách quan, chỉ tuân theo cảm giác ấn tượng chủ quan của người nghệ sĩ.

Xem chi tiết

Phong cách sáng tạo

 Phong cách sáng tạo chính là yếu tố định hình cái riêng cho mỗi nghệ sĩ, đây là diện mạo và tiếng nói riêng của từng người tạo ấn tượng cho khán giả. Picasso nói rằng: “Mỗi lần tôi có cái gì để nói, thì tôi nói theo cách cần được nói” và cái cần được nói đó đã được Picasso thể hiện trong sáng tạo của mình bằng một phong cách không trùng lặp với bất cứ một họa sĩ nào khác. Cùng một trường phái Lập thể nhưng mỗi họa sĩ đã thể hiện hình tượng của mình với những phong cách hoàn toàn khác nhau…

Xem chi tiết

Văn hóa kinh doanh của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết phân tích những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của người Hoa tại TP Hồ Chí Minh. Theo đó, việc tổ chức kinh doanh của người Hoa mang các đặc điểm: Tổ chức kinh doanh theo gia đình, họ hàng; Tổ chức kinh doanh theo nhóm người đồng hương; Tổ chức kinh doanh theo nhóm mặt hàng, sản phẩm. Về văn hóa ứng xử trong kinh doanh của người Hoa, bài viết phân tích các yếu tố: Việc giữ chữ tín trong kinh doanh; Quan hệ tôn ti trong kinh doanh; Tính cần kiệm trong kinh doanh; Tính cộng đồng trong kinh doanh; Tính hòa đồng trong ứng xử với các tộc người khác và mối quan hệ chặt chẽ với người Hoa ở nước ngoài…

Xem chi tiết

Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch của điểm di tích Đại Nội – Huế

Đại Nội là điểm đến quen thuộc của du khách mỗi khi đến Huế. Hiểu được các yếu tố cấu thành khả năng thu hút du khách là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động khai thác và phát huy các giá trị của di sản văn hóa thế giới này. Vận dụng mô hình các thuộc tính thu hút của điểm đến, nghiên cứu này phân tích, đánh giá khả năng thu hút khách du lịch của điểm di tích Đại Nội, xác định mức độ thu hút của các thuộc tính, trên cơ sở đó đưa ra các gợi ý cho việc quản lý và phát triển điểm di tích Đại Nội nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách tham quan…

Xem chi tiết

Khái quát về hệ thống kênh rạch và nguồn lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long

Hệ thống kênh rạch chằng chịt và nguồn lúa gạo phong phú là hai yếu tố làm nên đặc trưng của ĐBSCL. Kênh rạch vừa giải quyết nhu cầu tưới tiêu nước trong quá trình sản xuất lúa gạo, vừa là con đường vận chuyển vật tư, nhân công và đặc biệt là lúa gạo từ đồng ruộng đến nơi tiêu thụ. Trong lịch sử khẩn hoang ĐBSCL, công việc đào vét kênh rạch phải đi trước để phục vụ sản xuất nông nghiệp và sau đó chính nhu cầu này tác động trở lại, trở thành động lực để phát triển hệ thống kênh rạch ĐBSCL.

Xem chi tiết

Nho học và giáo dục công lập ở Nam Kỳ thuộc Pháp thời kì 1867 – 1917

Sau khi chiếm trọn “Lục tỉnh Nam Kỳ” vào năm 1867, giặc Pháp đã tiến hành việc tổ chức cai trị Nam Kỳ theo chế độ thuộc địa. Trong chính sách cai trị của chính quyền thuộc địa, cho đến năm 1917, một trong những bước tổ chức và quản lí giáo dục là loại bỏ dần Nho học và hình thành một nền giáo dục công lập mới tại Nam Kỳ. Bài viết này góp thêm nhận định về tình hình Nho học và giáo dục công lập tại Nam Kỳ từ 1867 đến 1917.

Xem chi tiết

Triết lí âm dương trong tang lễ truyền thống Việt – Hàn

 Việt Nam và Hàn Quốc đều tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa Hán, trong đó có triết lí âm dương. Tuy nhiên, việc ứng dụng triết lí này vào đời sống vật chất và tinh thần… ở hai dân tộc lại có những điểm khác biệt. Bài viết này tìm hiểu về những tương đồng và dị biệt trong việc ứng dụng triết lí âm dương vào các nghi thức tang lễ truyền thống của người Việt và người Hàn.

Xem chi tiết

Việt Nam, nhìn từ huyền thoại ít được biết đến

Việt Nam sở hữu nhiều huyền thoại. Từ huyền thoại cổ xưa đến huyền thoại mới toanh, huyền thoại lịch sử đến huyền thoại văn chương: huyền thoại “mở cõi” hay “Việt Nam là nước thơ” là một; từ huyền thoại lớn đến huyền thoại nhỏ, ở đó huyền thoại “lục bát là thể thơ thuần Việt” rất điển hình.

Xem chi tiết

Kinh tế và xã hội người Hoa ở Chợ Lớn vào cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 (Phần 1)

Chợ Lớn, cách Sài Gòn khoảng 6km, trước đây từng được coi là thủ đô lúa gạo của toàn Đông Dương. Chợ Lớn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nam Kỳ xưa kia và cho đến gần đây. Lịch sử Sài Gòn gắn liền với lịch sử Chợ Lớn. Chợ Lớn được thành lập trước Sài Gòn. Sài Gòn thật ra là tên trước đây đặt cho khu Chợ Lớn và chính tên Sài Gòn có thể có nguồn gốc từ “Tai Ngon” hoặc “Tin-Gan” (âm Hán Việt là Đề Ngạn, chỉ thành phố gần đê dọc kênh Tàu Hủ) mà người Quảng Đông đọc là “Thầy Ngòn” hay “Thì Ngòn”.

Xem chi tiết

Săn bắn thú vật hoang dã ở Nam bộ đầu thế kỷ 20

Bài viết thuật lại nạn săn bắn thú vật hoang dã ở Nam Bộ vào đầu thế kỷ 20 qua một số
sách báo và hồi ký của người nước ngoài. Qua đó, có thể thấy vào thời điểm này, Nam Bộ, đặc biệt là vùng chung quanh Sài Gòn vẫn còn là vùng đất rất phong phú về đa dạng sinh học, với nhiều loài động thực vật đặc hữu và khung cảnh thiên nhiên hoang dã, khiến cho nơi đây trở thành địa bàn săn bắn lý tưởng của giới quý tộc, thượng lưu người Âu….

Xem chi tiết

Chùa Sóc Lớn (Rajamahajetavanarama) – Ngôi chùa cộng đồng của đồng bào Khmer, Bình Phước

Chùa của người Khmer là một trung tâm văn hoá của cộng đồng, thuộc Phật giáo Nam tông – Qua đây, chúng ta gặp được bố cục mặt bằng với các kiến trúc thành phần, cùng chức năng riêng của chúng – Từ đó thấy được cách thờ và các linh vật phù trợ và yếu tố Phật triết kèm theo. Bên cạnh đó là các lễ tiết điển hình chung của người Khmer liên quan tới chùa.

Xem chi tiết

Quần thể di tích cố đô Huế trong quá trình phát triển du lịch: Cơ hội và thách thức

 Bài viết phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa công cuộc bảo tồn quần thể di tích cố đô Huế với việc phát triển du lịch di sản. Theo đó, việc khai thác các di sản văn hóa để phục vụ du lịch sẽ tạo điều kiện cho loại hình du lịch di sản phát triển và nguồn thu từ du lịch sẽ góp phần vào việc nuôi dưỡng, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa. Ngược lại, nếu di sản văn hóa không được quảng bá, không được khai thác, tái hiện thông qua hoạt động du lịch thì sẽ uổng phí, các di sản có nguy cơ bị lãng quên, xuống cấp hư hại và loại hình du lịch di sản vì thế cũng không thể tồn tại và phát triển lâu dài…

Xem chi tiết

Thành ngữ tiếng Việt cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua sáng tác của một số nhà văn Nam Bộ tiêu biểu

 Trong bài viết này, sau khi chỉ ra các tiêu chí xác định thành ngữ, chúng tôi tiến hành phân tích cách sử dụng thành ngữ trong truyện ngắn và tiểu thuyết của một số nhà văn Nam Bộ tiêu biểu giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bài viết cũng đặt vấn đề đối chiếu với cách sử dụng thành ngữ trong một số tác phẩm xuất bản sau năm 2000 của các nhà văn đương thời nhằm tái tạo diện mạo thành ngữ tiếng Việt giai đoạn giao thời giữa hai thế kỷ.

Xem chi tiết

Tính trò chơi trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ phương diện văn hóa và tư duy

Là hiện tượng thi ca nổi bật trong văn học hậu kì trung đại Việt Nam, gần đây thơ Nôm Hồ Xuân Hương còn được tìm hiểu, đánh giá từ lý thuyết trò chơi. Bài viết này là bước đầu tìm hiểu giá trị về văn hóa và tư duy trong những sáng tác bằng chữ Nôm của Hồ Xuân Hương với tư cách là đối tượng khảo sát của lý thuyết trò chơi. Trong đó, không gian văn hóa lễ hội đậm chất trào tiếu dân gian cùng những phương diện thể hiện sự hoài nghi, giải trung tâm và tinh thần nữ quyền là những giá trị mang tính trò chơi cần được làm sáng tỏ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương.

Xem chi tiết

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam từ bình diện một công trình nghiên cứu

Để giúp độc giả có thêm một cái nhìn “bên trong” đối với công trình nghiên cứu folkore đã trở thành cổ điển ấy, nhân chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh tác giả (1915 – 2015), dưới đây chúng tôi xin đăng bài viết của GS. Nguyễn Huệ Chi – nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học – dưới bút danh Hy Tuệ, viết từ 1996 kèm thêm bản dịch Anh ngữ của nhà thơ Dương Tường mới hoàn thành trong thời gian gần đây.

Xem chi tiết