Hình tượng Mẫu Liễu qua cái nhìn văn hóa học

Nghiên cứu hình tượng Mẫu Liễu từ góc độ văn hóa học là nghiên cứu những đặc điểm và tính cách riêng của Mẫu Liễu, so với các vị thần khác. Từ đó, lý giải tại sao Mẫu Liễu lại là nhân vật được nhân dân tôn lên thành Thánh Mẫu. Hình tượng ấy phản ánh tâm thức của thời đại, yêu cầu của thời đại, khát vọng của nhân dân. Ở bài viết này, chúng tôi hy vọng góp phần giải thích lý do tồn tại và phát triển của tín ngưỡng Tứ phủ, sức sống lâu dài của nó, tính phổ biến khiến nó có mặt trên hầu khắp các địa bàn của đất nước từ Bắc vào Nam, và sau nữa, giúp để hiểu hơn về tâm thức dân tộc, tư duy dân tộc

Xem chi tiết

Thầy giáo trường Quốc Tử Giám (từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX)

Thầy giáo trường Quốc Tử Giám được gọi là Giáo quan, Học quan (thời Nguyễn gọi Giám thần), do hai chức quan Tế tửu và Tư nghiệp đứng đầu. Mỗi triều đại, số lượng các vị Học quan này có khác nhau, song đều khá nhất quán trong những quy định của nhà nước về tiêu chí lựa chọn, nhiệm vụ, triều phục, hình thức kiểm tra đánh giá năng lực các Học quan cũng như các chế độ đãi ngộ của nhà nước dành cho họ….

Xem chi tiết

Sự lan tỏa của văn hóa Thăng Long đến không gian phật giáo xứ thanh thời Lý – Trần

Xứ Thanh (Thanh Hóa) là “phên dậu” của quốc gia Đại Việt dưới thời Lý – Trần (thế kỷ XI – XIV), là chiếc cầu nối liền 2 vùng văn hóa Việt khi ấy (phía Bắc chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc và phía Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ), cũng chính là nơi lắng đọng nhất những tinh hoa văn hóa Thăng Long một thuở. Dưới góc nhìn văn hóa – lịch sử, bài viết đi tìm lại những con đường chuyển tải văn hóa Thăng Long đến vùng đất xứ Thanh thời Lý – Trần và từ đấy chắt lọc ra những dấu ấn văn hóa Đế đô thời kì này trong không gian Phật giáo nơi đây.

Xem chi tiết

Giá trị đạo đức truyền thống trong văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên là một bộ phận của đồng bào các dân tộc Việt Nam, văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cũng góp phần tạo nên những giá trị văn hóa Việt Nam. Bài viết nêu ra một số giá trị đạo đức truyền thống dân tộc biểu hiện trong văn hóa của các đồng bào dân tộc Tây Nguyên nhằm làm rõ hơn “là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam”.

Xem chi tiết

Tư tưởng làng xã ở Việt Nam

Bài viết phân tích khái niệm tư tưởng làng xã, mối liên hệ giữa tư tưởng làng xã với văn hóa làng xã, tư tưởng làng xã với tư tưởng quan phương, tính chất và nội dung của tư tưởng làng xã…. Theo tác giả, tư tưởng làng xã có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống của cư dân nông nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ, có những đặc thù riêng. Tư tưởng làng xã đã và đang tồn tại lâu dài trong cư dân nông nghiệp, có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển của nông thôn Việt Nam.

Xem chi tiết

Công tác khảo hạch đội ngũ quan lại dưới triều Nguyễn (1802 -1885)

…Nhằm quản lí và nâng cao năng lực lực lượng quan lại của mình, triều Nguyễn đã có nhiều biện pháp để khắc chế và giám sát quan lại nhằm tránh tình trạng làm “cong vẹo luật pháp” hay hiện tượng “đánh cắp quyền lực” của nhà vua. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi nghiên cứu quy chế khảo hạch quan lại của các vua Nguyễn, tập trung vào 3 nội dung sau: định lệ thời gian khảo hạch; hiệu quả công việc và tư cách đạo đức của quan lại.

Xem chi tiết

“Sôt” và nghi thức “chong-đai” trong đời sống người Khmer Nam Bộ

Tục “chong-đai” (cột tay) là một nghi thức độc đáo xuất hiện ở hầu hết các nghi lễ vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ. Nó thể hiện mong ước, niềm tin của các thế hệ người Khmer về một tương lai tươi sáng. Sợi chỉ dùng để cột tay được gọi là “sôt”. Hình ảnh “sôt” không chỉ xuất hiện trong tục “chong-đai” mà còn phổ biến ở các sinh hoạt thường ngày và các lễ tục khác – được xem là biểu tượng cho sự may mắn, hạnh phúc, bình an trong cuộc sống.

Xem chi tiết

Một số vấn đề về văn học dịch ở nước ta hiện nay

Văn học dịch là một bộ phận trọng yếu của đời sống văn học, đóng vai trò là cây cầu kết nối, giao lưu giữa văn hóa, văn học Việt Nam với các nước trên thế giới. Trong gần 30 năm đổi mới vừa qua, mảng văn học dịch đã đạt được nhiều thành tựu trong việc quảng bá, giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại, góp phần làm cho đời sống văn học thêm phong phú, đa dạng…

Xem chi tiết

Giao tiếp liên văn hóa Việt – Anh dưới góc nhìn nhân học giao tiếp

Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về văn hóa, ngôn ngữ, mối quan hệ giữa chúng và vai trò của văn hóa trong giảng dạy ngôn ngữ. Bài viết giới thiệu khía cạnh của liên văn hóa trong giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh. Một số nội dung sơ lược về nhân học giao tiếp và các khái niệm liên quan như cấu trúc hội thoại, hàm ý hội thoại, phép lịch sự… trong sử dụng ngôn ngữ liên văn hóa được bàn bạc, phân tích dưới ánh sáng của nhân học giao tiếp…

Xem chi tiết

Từ cổ, từ lịch sử, từ địa phương trong địa danh Nam Bộ

Trong địa danh Nam Bộ có hàng trăm từ cổ, từ lịch sử và từ địa phương. Trước hết, từ cổ là những từ được sử dụng ngày xưa, nay được thay thế bằng những từ đồng nghĩa tương ứng. Các địa danh Bảy Háp, Ngả Bát, Ngả Cạy… thuộc loại này. Kế đến, từ lịch sử là những từ được sử dụng trước kia, nay đối tượng của nó không còn nữa, gồm các từ chỉ các đơn vị hành chính cũ (Long Châu Hà), các chức danh cũ (Chưởng Cơ), các công trình xây dựng cũ (bảo). Sau cùng, từ địa phương là những từ chỉ phổ biến ở một số địa phương, gồm những từ chỉ tên cây (Cây Sộp), tên địa hình (Bưng Môn), tên các con vật (Cá tra),…

Xem chi tiết

Bước đầu tìm hiểu tục cúng việc lề của người Việt ở Tây Nam Bộ

Bài viết giới thiệu về tục cúng việc lề của người Việt ở Tây Nam Bộ, một dạng của thờ cúng tổ tiên đã được những lưu dân từ miền Bắc, Trung mang vào miền Nam trong quá trình khai hoang mở cõi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những hình thức nghi lễ cũng như lễ vật khá đa dạng, thể hiện lòng thành kính, biết ơn và cảm thông của cư dân Tây Nam Bộ đối với các bậc tiền bối của dòng họ, những vị thần linh, chủ đất, cô hồn, chiến sĩ trận vong,… Đây là một nét văn hóa độc đáo của người Việt ở vùng đất Tây Nam Bộ cần bảo tồn và gìn giữ.

Xem chi tiết

Cổ ngọc thời Lê – Nguyễn lưu giữ tại bảo tàng lịch sử quốc gia

Bài viết điểm lại các đồ bằng ngọc gắn với quyền uy chủ yếu của nhà vua Việt dưới triều Nguyễn. Trong đó, nói lên xuất xứ tên gọi, giá trị mỹ thuật và ý nghĩa của từng loại hiện vật. Tác giả trình bày theo tiến trình thời gian lịch sử và cơ bản là cung cấp tư liệu.

Xem chi tiết

Chính sách đối với dân tộc thiểu số ở Đàng trong của các chúa Nguyễn

Bài viết tập trung tới các chính sách của các chúa Nguyễn trong giai đoạn này: đánh dẹp những cuộc nổi dậy của các dân tộc thiểu số để đẩy nhanh quá trình Nam tiến và củng cố sự vững bền của xứ Đàng Trong; sẵn sàng bảo vệ và tin tưởng sử dụng, trọng dụng những người quy phục cùng nhân tài người dân tộc thiểu số; không có thái độ kỳ thị chủng tộc và để cho các dân tộc thiểu số được sống theo truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của họ.

Xem chi tiết

Tìm hiểu y phục tu sĩ của phật giáo Nam Tông Khmer và Bắc Tông ở Trà Vinh

Trong hai hệ phái chính của Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo Trà Vinh nói riêng là hệ phái Nam tông và Bắc tông y phục có những quy định chặt chẽ, tạo thành nét đặc trưng của từng hệ phái. Bài viết bước đầu phác họa bức tranh phong phú về y phục của Phật giáo Bắc tông của người Kinh và Nam tông của người Khmer ở Trà Vinh dưới góc độ hình thức và ý nghĩa biểu tượng để thấy được điểm giống và sự khác nhau về y phục tu sĩ của hai hệ phái.

Xem chi tiết

Rồng thời Lý – Trần: Biểu tượng lưỡng trị của Nho giáo, Phật giáo thế kỷ XI – XIV

 Biểu tượng rồng trong văn hóa Việt Nam nói chung, trong văn hóa thời Lý – Trần nói riêng là biểu tượng đa chiều có nhiều nguồn gốc khác nhau. Rồng tồn tại trong văn hóa Việt Nam ở nhiều dạng thức tạo hình khác nhau. Bài viết khảo sát các tư liệu văn hiến như sử kí, văn khắc, cũng như các tư liệu văn vật (như hiện vật khảo cổ), từ đó, giải mã biểu tượng rồng trong văn hóa Lý – Trần.

Xem chi tiết

Chính sách nội thương dưới thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong

 Các chúa Nguyễn ở Đàng Trong (thế kỷ XVII – XVIII) đã có nhiều đóng góp cho lịch sử và kinh tế Đại Việt. Để khuyến khích thương nghiệp phát triển, các chúa Nguyễn đã đề ra nhiều chính sách trên các lĩnh vực, trong đó chính sách nội thương được chú trọng với những biện pháp hết sức thiết thực, như: hình thành nên các chợ và trung tâm buôn bán, khuyến khích việc trao đổi buôn bán giữa các địa phương; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa…

Xem chi tiết

Tiềm năng phát triển du lịch cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang

Hà Giang là một vùng đất có tiềm năng rất lớn về du lịch, đặc biệt là phát triển các loại hình du lịch sinh thái như: Du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng… Cao nguyên đá Đồng Văn một khu vực rộng lớn gồm 4 huyện vùng cao núi đá, phía bắc tỉnh Hà Giang với nhiều tiềm năng du lịch, nhiều dạng địa hình độc đáo chưa được khám phá…

Xem chi tiết

Góp bàn về việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích Thành cổ Luy Lâu

 Trong lịch sử, Luy Lâu không chỉ là một trung tâm chính trị, kinh tế mà còn là một trung tâm văn hóa, tôn giáo ở miền Bắc Việt Nam trong suốt 10 thế kỷ đầu Công nguyên… Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề cập tới vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di tích trong bối cảnh hiện nay và tương lai.

Xem chi tiết

Dung hợp giữa Phật giáo với thờ Mẫu qua niềm tin tôn giáo: Nghiên cứu một số trường hợp tại Hải Phòng

Bài viết là kết quả nghiên cứu xã hội học về mối quan hệ giữa Phật giáo với thờ Mẫu hiện nay thể hiện qua niềm tin của người đi lễ ở Thành phố Hải Phòng. Kết quả điều tra góp phần khẳng định sự dung hợp giữa hai niềm tin tôn giáo nêu trên đã, đang và sẽ tiếp tục song hành cùng nhau nhưng mỗi giai đoạn lại mang một nét mới, một “màu sắc” đặc trưng.

Xem chi tiết

Tân Tin lành ở Châu Á và Mỹ Latinh: Nghiên cứu so sánh**

Trong suốt thế kỷ XX, sự phát triển của các phong trào Ngũ Tuần và tân Phúc Âm Bắc Mỹ mạnh nhất ở các quốc gia theo Công giáo truyền thống ở Mỹ Latinh. Trong những năm 1960, các phân tích khoa học đầu tiên về sự phát triển phong trào này ở nước ngoài được tiến hành ở Brazil, Chile, Argentina. Những năm gần đây, quá trình truyền giáo này đã mở rộng tới Châu Phi và tận Châu Á. Theo tác giả, sự năng động riêng biệt của phong trào Ngũ Tuần ngày nay ở các nền văn hóa Đông Nam Á có thể tạo ra sự so sánh giữa Mỹ Latinh và Đông Nam Á bằng cách xem xét các khái niệm và phương pháp khác nhau đã phát triển hơn 70 năm qua trong nghiên cứu về các phong trào Phúc Âm mới.

Xem chi tiết