Về tổ chức xã hội ở Việt Nam thời xưa

Từ 1990 đến 2002, trong hơn mười năm, chúng tôi đã tham gia hai chương trình nghiên cứu về làng xã ở đồng bằng sông Hồng trong khuôn khổ hợp tác khoa học giữa Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (Việt Nam) với Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học (Pháp), rồi với Viện Viễn Đông Bác cổ (Pháp). Các thành quả đã được công bố trong hai cuốn sách: Mông Phụ, un village du delta du fleuve Rouge(1) và Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: vấn đề còn bỏ ngỏ(2). Trước đó, tôi cũng đã nghiên cứu làng Bảo An ở Quảng Nam(3). Sau đây, tôi xin ghi lại vài tâm đắc về làng xã Việt Nam đã được trình bày chủ yếu trong các cuốn sách nói trên.

Xem chi tiết

Chức năng và vai trò của miếu Nhị Phủ trong đời sống kinh tế-xã hội của người Hoa Phúc Kiến ở Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết đề cập đến chức năng và vai trò của miếu/hội quán Nhị Phủ của người Hoa gốc Phúc Kiến ở TPHCM. Miếu có hai chức năng chính là liên kết xã hội và phúc lợi xã hội. Miếu cũng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội của người Hoa. Hoạt động trong lĩnh vực thương mại, người Hoa thường phải đối mặt với nhiều may rủi, nên cầu cúng là nhu cầu tất yếu. Trong đời sống xã hội, người Hoa còn dựa vào tín ngưỡng để phấn đấu rèn luyện về tư cách, phẩm chất đạo đức của mình…

Xem chi tiết

Vị thế văn hóa cố đô Huế trong lịch sử phát triển nền văn hóa Việt Nam

…Trong hơn nửa thiên niên kỷ hình thành và phát triển của mình kể từ năm 1306, vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân – Huế đã kế thừa dòng lịch sử và mạch văn hóa lâu đời của Thăng Long (trong đó có những yếu tố Trung Hoa), tiếp thu một số yếu tố văn hóa phương Nam (kể cả một ít yếu tố Champa), và thích ứng với phong thổ cũng như môi trường thiên nhiên của bản địa để dần dần tạo ra một trung tâm văn hóa mới trong nền văn hóa Việt Nam và đạt đến đỉnh cao của nền văn minh Đại Việt vào thế kỷ XIX.

Xem chi tiết

Nghiên cứu giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch gắn với đời sống văn hóa cộng đồng tỉnh An Giang thời kì hội nhập

An Giang là nơi sinh sống của nhiều thành phần dân tộc, trong đó có người Kinh, Hoa, Chăm, Khơ – me. Các cộng đồng dân tộc với những nét văn hóa phong phú là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển các sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng. Trong bối cảnh hoạt động du lịch của tỉnh còn đơn điệu về hình thức, việc phát triển các sản phẩm du lịch gắn liền với đời sống văn hóa cộng đồng là một hướng đi quan trọng nhằm thu hút khách du lịch, đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc…

Xem chi tiết

Quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa vùng đất Nam Bộ (Thế kỉ XVI – XVIII)

Thế kỷ XVI – XVIII, vùng đất phương Nam trở thành vùng đất tụ cư của nhiều dân tộc Việt, Hoa, Khmer, Chăm. Quá trình cộng cư lâu đời của các dân tộc đã nảy sinh hiện tượng giao lưu và tiếp biến văn hóa. Người Việt và văn hóa Việt trở thành nhân tố cơ bản của văn hóa phương Nam. Bởi vì người Việt là chủ thể của các văn hóa, tác động đến các khách thể là văn hóa các dân tộc khác. Sự giao lưu tiếp biến văn hóa giữa các tộc người ở phương Nam thể hiện qua các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.

Xem chi tiết

Bản sắc Nam Bộ qua tục thờ Nữ thần – Nghiên cứu trường hợp tục thờ bà Thủy

Là một vị thần nữ được thờ cúng ở nhiều loại hình di tích với nhiều hình thức nghi lễ phong phú, tín ngưỡng thờ “bà Thủy” rất quen thuộc và gần gũi với cư dân Nam Bộ. Bài viết sẽ nhìn nhận sự phát triển của tín ngưỡng thờ “bà Thủy” trong lịch sử từ các góc độ danh xưng, truyện kể, nơi thờ tự, nghi thức hành lễ để chỉ ra hạt nhân cốt lõi của “tính bản sắc Nam Bộ” ở các khía cạnh “tính phi điển chế”, “tính linh hoạt và tính mở”, “tính gắn kết với nhu cầu đời sống tâm linh của người dân”; đồng thời, chỉ ra những biến đổi của tín ngưỡng này trong bối cảnh đương đại.

Xem chi tiết

Về vai trò của ngôi chùa Khmer Nam Bộ

Ngôi chùa Khmer Nam Bộ là một trung tâm văn hóa của tộc người này. Nơi đây gắn với các sinh hoạt văn hóa và lễ thức đậm tính dân gian, đồng thời là trường học truyền thống dạy về kiến thức, đạo làm người, nghề thủ công. Chùa như một bảo tàng về Phật giáo và nghệ thuật của phum, sóc, là nơi để người Khmer nương tựa tâm hồn khi sống và gửi tro tàn khi chết.

Xem chi tiết

Một cách hiểu biết về từ địa phương

Từ địa phương có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ dân tộc. Nhiều nhà Việt ngữ học đã xem giữa từ địa phương và từ toàn dân có đường ranh giới khá rõ ràng.Tuy nhiên, trên thực tế, việc nhận diện hai hệ thống từ vựng này là không dễ. Chúng tôi cho rằng giữa chúng có một đường ranh giới mờ. Sự phân biệt từ địa phương và từ toàn dân trở nên khó khăn khi chúng ta đang có sự nhầm lẫn giữa từ toàn dân bị biến âm với từ địa phương, chưa phân định rạch ròi giữa từ cổ (từ toàn dân xưa) và từ địa phương…

Xem chi tiết

Về pho tượng phật lớn của Phật viện Đồng Dương

Đi từ mô tả lại thực trạng của pho tượng Phật lớn nhất của người Chăm ở Đồng Dương, bài viết rút ra đặc điểm riêng về cách ngồi, kết tay, y phục,… có sự ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Hoa, Nhật Bản. Từ đây, bài viết liên hệ tới một số tượng có nét tương đồng ở một số nơi trên thế giới và ít nhiều điểm tới một số bộ tượng tiêu biểu.

Xem chi tiết

Một số biến đổi trong lễ hội Cúng Trăng của người Khmer ở Trà Vinh hiện nay

Mỗi tộc người ở Việt Nam có một nét văn hóa riêng của mình, chính những sắc màu ấy đã tạo nên một bức tranh đa màu sắc về văn hóa Việt Nam. Lễ hội là một trong những mảng màu ấy. Lễ hội Cúng Trăng của người Khmer tỉnh Trà Vinh đã cùng với các tộc người khác góp phần hoàn chỉnh bức tranh văn hóa Việt Nam. Cùng với thời gian, lễ hội cũng sẽ có những biến đổi của mình theo nhịp sống xã hội. Trong bài này, chúng tôi đề cập đến hai vấn đề chính đó là chức năng và sự biến đổi của lễ hội này so với truyền thống.

Xem chi tiết

Biểu tượng Neak trong các ngôi chùa Khmer ở Nam Bộ

Neak mang tính đa nghĩa, trong bài viết này để chỉ về rắn thần với một giá trị biểu tượng cao. Có khi nó đồng nhất với rồng, hoặc rắn thần Nāga nhưng đều có uy lực đặc biệt. Trong tôn giáo, tín ngưỡng, Neak mang quyền lực tối thượng, biểu tượng của sức mạnh vũ trụ (thiêng), của sự trường tồn và hạnh phúc. Đề tài Neak gắn nhiều với chùa Khmer Nam Bộ, nó đi cùng lịch sử và phần nào phản ánh tâm hồn của người dân.

Xem chi tiết

Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

Điểm nhìn trần thuật là một yếu tố thuộc về nghệ thuật tự sự, thể hiện vị trí quan sát, góc nhìn, tầm nhận thức để khám phá sự kiện, sự việc và con người của người kể chuyện. Cái nhìn nghệ thuật của nhà văn về cuộc sống, con người thể hiện rõ nhất thông qua điểm nhìn trần thuật. Để hiểu một cách sâu sắc nội dung cuộc sống được tái hiện trong tác phẩm tất yếu phải bắt đầu từ việc xác định điểm nhìn trần thuật. Hồ Biểu Chánh đã tạo nên tính đa dạng về điểm nhìn trần thuật trong tự sự…

Xem chi tiết

Phiên dịch học văn hóa – Trường hợp cải biên văn học phương Tây ở Nam Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (Phần 2)

Các công trình dịch văn học phương Tây sang chữ Quốc ngữ ở Nam Bộ được thực hiện khá sớm xét trong bối cảnh văn học dân tộc cũng như bối cảnh Đông Á, chính thức bắt đầu với những dịch phẩm từ bộ truyện ngụ ngôn La Fontain của Trương Minh Ký đăng trên Gia Định báo từ năm 1881. Trong khoảng thời gian 20 năm cuối thế kỉ XIX, hầu hết công trình dịch văn học phương Tây ở Nam Bộ, chủ yếu văn học Pháp, đều do Trương Minh Ký thực hiện, với tổng cộng khoảng 07 công trình gồm hàng trăm tác phẩm khác nhau…

Xem chi tiết

Phiên dịch học văn hóa – Trường hợp cải biên văn học phương Tây ở Nam Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (Phần 1)

Xuất phát từ lý thuyết phiên dịch học văn hóa, bài viết xác định thuật ngữ cũng như vị trí, vai trò của “cải biên văn học” trong hoạt động dịch thuật văn học. Trên cơ sở đó, bài viết giới thiệu một số công trình chuyển ngữ từ các tác phẩm văn học
phương Tây được thực hiện vào giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến năm 1945 tại Nam Bộ nhằm tìm hiểu vai trò của hoạt động cải biên trong tiến trình văn học dịch ở Nam Bộ nói riêng,…

Xem chi tiết

Về vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị Chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm được khởi dựng từ thế kỷ XVIII, thuộc chốn tổ của phái Lâm Tế. Từ đó tới nay, chùa luôn là một điểm sáng văn hóa Phật giáo Việt ở phương Nam, với nghệ thuật khá cao. Chùa cần được quan tâm nhiều hơn nữa để xứng đáng là một tâm điểm du lịch của thành phố trong hiện tại và tương lai.

Xem chi tiết

Nghiên cứu Phong tục trên phương diện Khái niệm và Liên ngành

Phong tục là một trong những thành tố quan trọng nhất của văn hoá. Nếu liệt kê sách viết về phong tục ở Việt Nam cũng đã có đến vài mươi đầu sách. Tuy nhiên, hầu hết chỉ miêu tả phong tục chứ chưa có một nhận thức khoa học đầy đủ về phong tục cũng như các vấn đề có liên quan trên phương diện lý luận. Qua bài viết này, chúng tôi cố gắng tìm ra một khái niệm khả dĩ trong nghiên cứu phong tục trên cơ sở nội hàm của nó; đồng thời gợi một số vấn đề phương pháp luận nghiên cứu phong tục trên cơ sở liên ngành.

Xem chi tiết

Bảo tồn và phát huy Đờn ca Tài tử ở miền Tây Nam Bộ

Tại Nam Bộ, có nhiều di sản văn hóa của người Kinh cần được bảo tồn, như ca Vọng cổ, Cải lương, Đờn ca Tài tử… Vừa qua, UNESCO đã ghi danh nghệ thuật Đờn ca Tài tử là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là một tin vui, nhưng để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa này nói riêng, các di sản văn hóa thuộc lĩnh vực ca nhạc cổ nói chung trước tình hình phát triển kinh tế – xã hội hiện nay là điều không dễ cho địa phương…

Xem chi tiết

Kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000

Kết cấu trần thuật (KCTT) là sự liên kết giữa các yếu tố hình thức trong một truyện kể để tạo thành một chỉnh thể tác phẩm nghệ thuật. Vấn đề xây dựng KCTT liên quan mật thiết đến hình tượng người kể chuyện. Tiểu thuyết Việt Nam trong giai đoạn 1986-2000 đã cho thấy sự biến hóa linh hoạt của các hình thức KCTT nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi của nhận thức văn học và sự vận động của đời sống thời kì đổi mới sau chiến tranh.

Xem chi tiết

Vấn đề “Cải lương hóa” kịch bản kịch nói

Cải lương là một trong những loại hình nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam. Sân khấu cải lương và kịch có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau, cùng bổ khuyết cho nhau. Bài viết phác thảo bản chất lịch sử xã hội của hai loại hình, đi tìm những tương đồng và dị biệt giữa cải lương và kịch nói, bước đầu đánh giá tiềm năng “cải lương hóa” kịch bản kịch nói. Thông qua đó, chúng ta có thể nhận biết thế mạnh tạo lập một tác phẩm mới có hệ giá trị đặc thù của kịch bản “cải lương hóa”, đóng góp vào sự phong phú của nghệ thuật biên kịch sân khấu của dân tộc.

Xem chi tiết