Một số hiện tượng ngữ nghĩa của từ Hán Việt trong tiếng Việt hiện đại

… Theo thống kê của các nhà ngôn ngữ học, từ Hán Việt chiếm hơn 60% trong vốn từ tiếng Việt và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong từ vựng tiếng Việt. Mặc dù người học được trang bị vốn kiến thức về từ Hán Việt qua các cấp học nhưng trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu chúng tôi vẫn nhận thấy đối với người Việt nói chung và các em sinh viên nói riêng, từ Hán Việt vẫn là rào cản không nhỏ. Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa từ Hán Việt sẽ có ý nghĩa tích cực đối với việc dạy học và nghiên cứu từ Hán Việt.

Xem chi tiết

Cuộc vận động Minh Tân ở Nam Kỳ đầu thế kỉ XX

Đầu thế kỉ XX, dưới tác động của tình hình thế giới và trong nước, nhất là chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, kinh tế xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc. Đây là nguyên nhân cơ bản của mâu thuẫn giữa thực dân Pháp và nhân dân Nam Kỳ, đồng thời cũng là điều kiện trực tiếp nảy sinh các phong trào yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ đầu thế kỉ XX, trong đó có cuộc vận động Minh Tân. Cuộc vận động diễn ra trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội ở Nam Kỳ, gắn với hai tờ báo: Nông Cổ Mín Đàn và Lục Tỉnh Tân Văn. Cuộc vận động Minh Tân đã làm thay đổi kinh tế, văn hóa xã hội, nêu cao tinh thần yêu nước, tự lực tự cường, chống thực dân xâm lược của người dân Nam Kỳ đầu thế kỉ XX.

Xem chi tiết

Tiếp biến nghệ thuật trang trí trên kiến trúc phong cách Đông Dương tại Hà Nội (1884 – 1945)

…Quãng thời gian đủ dài để người Pháp có những toan toan tính dài hơi cho sự cai trị của mình, cái mà họ gọi là “khai phá văn minh” cho xứ An Nam. Hiển nhiên, những người Pháp muốn sống một cuộc sống thật thoải mái như ở nhà, trên mảnh đất mà họ dự tính cai trị lâu dài, điều này dẫn tới việc các công trình mang phong cách kiến trúc Pháp đầu tiên được xây dựng. Tại Hà Nội, các công trình kiến trúc mang hơi thở, phong cách Pháp xuất hiện muộn hơn (1875), tiêu biểu là sự xuất hiện của phong cách Kiến trúc Đông Dương, là sản phẩm đặc sắc của sự kết hợp tài tình giữa kiến trúc phương Tây và văn hóa bản địa. Bài viết nhằm chỉ ra những đặc điểm trang trí trên các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc từ đó cho thấy được sự tiếp biến về văn hóa – mỹ thuật – kỹ thuật đối với các công trình kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc.

Xem chi tiết

Kính ghép màu và nghệ thuật tranh kính

Kính ghép màu là thuật ngữ dùng để nói đến vật liệu thủy tinh màu và các sản phẩm được tạo ra từ cách ghép các thủy tinh màu lại với nhau. Kính ghép màu được dùng sớm nhất trong hình thức trang trí cửa sổ của các nhà thờ, các công trình tôn giáo quan trọng. Ban đầu, kính ghép màu là những tấm thủy tinh phẳng, dùng làm cửa sổ. Về sau, bằng sự sáng tạo của những họa sĩ, nghệ sĩ, kính ghép màu đã được sử dụng để tạo nên rất nhiều sản phẩm nghệ thuật độc đáo, lạ mắt và ấn tượng phục vụ cho con người.

Xem chi tiết

Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc cầu cổ vùng Châu thổ Sông Hồng

Vùng châu thổ Bắc Bộ, hệ thống cầu cổ theo kiến trúc “Thượng gia hạ kiều” có những nét tương đồng và những điểm riêng biệt. Về nét tương đồng chúng đều được cấu tạo bởi hai phần: phần cầu và phần nhà. Thêm nữa, hệ thống cầu ngói ở châu thổ Bắc Bộ là những công trình mang chức năng là phương tiện thuận lợi cho giao thông, được sử dụng để đi lại chứ không có chức năng thờ cúng trên cầu như Chùa Cầu ở Hội An. Song bên cạnh đó có nhiều điểm khác biệt, một số cây cầu ngói có giá trị nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đặc trưng riêng biệt được nhân dân ngợi ca và trở thành niềm tự hào của người dân Bắc Bộ như: cầu Nhật Tiên và Nguyệt Tiên trong di tích Chùa Thầy, (huyện Quốc Oai), cầu Ngói Bình Vọng…

Xem chi tiết

Giá trị văn hóa thổ cẩm các dân tộc Việt Nam kế thừa và phát huy

Thổ cẩm là một trong những mặt hàng dệt thủ công truyền thống với sắc màu rực rỡ bởi kỹ thuật đan kết của sợi tạo nên những dạng thức hoa văn trên bề mặt vải, đã trở thành sản phẩm mỹ nghệ của nhiều dân tộc thiểu số. Cùng với tiếng nói và chữ viết, hoa văn thổ cẩm cũng là một trong nét văn hóa đặc trưng của từng tộc người, nó hiện lên không chỉ làm đẹp, thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ ở dạng nghệ thuật hóa bằng ngôn ngữ tạo hình hay kỹ xảo thể hiện màu sắc hoa văn mà còn mang tính khoa học, tiềm ẩn một mục đích thông báo về giá trị văn hóa, tinh thần trong không gian sinh tồn của họ.

Xem chi tiết

Nét độc đáo trang trí trên nữ phục của một số dân tộc thiểu số ở Sa Pa, Lào Cai, Việt Nam

Trang phục là một trong những giá trị văn hóa giúp phân biệt sắc thái giữa các vùng miền trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Mỗi kiểu trang phục là một công trình nghệ thuật về mỹ thuật, hội họa sử dụng màu sắc. Trong đó, yếu tố trang trí góp phần làm nên sắc thái riêng cho từng loại trang phục, đặc biệt trên trang phục của những dân tộc thiểu số của Việt Nam, trong đó có dân tộc thiểu số ở Sapa, Lào Cai.

Xem chi tiết

Đồn điền cao su ở Nam Kì thời thuộc Pháp: Lối thoát cho cuộc sống bần cùng hay con đường dẫn tới “địa ngục trần gian” của người lao động Việt Nam ?

Từ những thử nghiệm ban đầu vào năm 1897, đồn điền cao su ở Nam Kì phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế thu hút một lực lượng lao động đông đảo đến từ Bắc Kì, Trung Kì. Là nạn nhân của chính sách cướp đoạt ruộng đất, bóc lột thuế khóa, một bộ phận lớn nông dân bị bần cùng hóa, không tấc đất cắm dùi đã vào làm việc trong các đồn điền cao su ở Nam Kì với hy vọng thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ nơi thôn quê…

Xem chi tiết

Văn hóa kinh doanh các sản phẩm truyền thống tại Việt Nam nghiên cứu điển hình tại làng nghề Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

 Thông qua việc phân tích văn hóa kinh doanh tại Bát Tràng, Hà Nội, bài viết đã cho thấy sự cần thiết phải điều chỉnh văn hóa kinh doanh tại các làng nghề kinh doanh sản phẩm truyền thống ở Việt Nam hiện nay. Các vấn đề như văn hóa trong quảng cáo, bày bán sản phẩm, văn hóa giao tiếp với khách hàng và với đối thủ cạnh tranh hiện vẫn đang là điều rất đáng quan tâm. Trong bài viết này nhóm tác giả cũng đưa ra những khuyến nghị đối với việc kinh doanh kết mảng hiện nay như một đóng góp về mặt khoa học với đặc thù đa dạng các mặt hàng truyền thống như Việt Nam

Xem chi tiết

Chùa dân gian xứ Quảng: Tình hình xây dựng, kiến trúc và thờ tự (Phần 2)

Chùa Việt truyền thống trên vùng đất xứ Quảng (Quảng Nam – Đà Nẵng) tồn tại song hành hai loại: chùa của tăng ni và chùa của dân chúng. Loại thứ nhất gọi là chùa chính thống (Official Buddhist temples) theo nghĩa là cơ sở quan yếu và phổ quát của Phật giáo. Loại thứ hai gọi là chùa dân gian (Unofficial/ Folk Buddhist temples) theo nghĩa là phi chính thống, mang đặc trưng của loại hình văn hóa dân gian Việt. Nhằm cung cấp những hiểu biết cơ bản về chùa Việt xứ Quảng nói chung, chùa dân gian nói riêng và đồng thời, cũng để nhận diện một khía cạnh của Phật giáo trên vùng đất này, bài viết tập trung trình bày tương đối toàn diện và hệ thống về loại hình chùa dân gian thông qua phân tích tình hình xây dựng, trùng tu tôn tạo đến kiến trúc và thờ tự, trong khung thời gian từ thế kỉ XVII đến năm 1945.

Xem chi tiết

Chùa dân gian xứ Quảng: Tình hình xây dựng, kiến trúc và thờ tự (Phần 1)

…Nhằm cung cấp những hiểu biết cơ bản về chùa Việt xứ Quảng nói chung, chùa dân gian nói riêng và đồng thời, cũng để nhận diện một khía cạnh của Phật giáo trên vùng đất này, bài viết tập trung trình bày tương đối toàn diện và hệ thống về loại hình chùa dân gian thông qua phân tích tình hình xây dựng, trùng tu tôn tạo đến kiến trúc và thờ tự, trong khung thời gian từ thế kỉ XVII đến năm 1945.

Xem chi tiết

Nghệ thuật trang trí trên áo long cổn trong lễ tế Nam giao của Vua triều Nguyễn

 Áo Long Cổn là tên một loại trang phục của vua triều Nguyễn. Trang phục được sử dụng trong quá trình làm lễ tế trời đất, cầu cuộc sống no đủ, mưa thuận gió hòa cho muôn dân ở đàn Nam Giao, địa phận xã Dương Xuân, phía Nam kinh thành Huế. Các hoa văn, hình tượng, màu sắc, chất liệu của trang phục được khoác lên người vua Nguyễn, đứng giữa không gian bao la của trời đất, đàn tế đã đem lại giá trị văn hóa, tinh thần, nghệ thuật vô cùng to lớn. Đó là sức mạnh uy quyền của một người đứng đầu thiên hạ, một bậc thiên tử, chí tôn. Đồng thời cũng đánh dấu giá trị thẩm mỹ của triều đại nhà Nguyễn trong tiến trình lịch sử phát triển trang phục các triều đại phong kiến Việt Nam.

Xem chi tiết

Tiếp biến, một phương thức sáng tạo văn hóa

… Tại Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cũng quan tâm đến vấn đề này và đưa ra nhiều luận giải khác nhau. Tựu chung lại, tiếp biến văn hóa là sự thay đổi mô thức văn hóa của một hay các nền văn hóa qua quá trình tiếp xúc lâu dài. Sự biến đổi đó có thể hiểu như một phương thức sáng tạo văn hóa. Bài viết tổng hợp các quan điểm cơ bản về vấn đề này trên thế giới và Việt Nam để có cái nhìn tổng thể về phương thức sáng tạo trong tiếp biến văn hóa.

Xem chi tiết

Một số loại hình tín ngưỡng tiêu biểu của người Hoa ở Hội An, Quảng Nam

Người Việt gốc Hoa (cùng gọi là người Hoa) có mặt ở thành phố Hội An tương đối sớm và hiện nay đã trở thành một trong những bộ phận quan trọng trong cơ cấu thành phần dân cư nơi đây. Cùng với quá trình hình thành, phát triển của cộng đồng, người Hoa tại Hội An đã tạo dựng, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhiều loại hình tín ngưỡng độc đáo, đặc sắc. Trong đó, những loại hình tín ngưỡng gắn với quy mô và sinh hoạt cộng đồng được coi là một phương diện quan trọng tạo nên bản sắc tín ngưỡng của cư dân tại địa phương này. Đây là nội dung chính được chúng tôi đặt ra và giải quyết trong bài báo này.

Xem chi tiết

Định chế tước phong thời Lê Sơ và vai trò của bộ lại trong việc ban phong tước vị

 Tước vị là một tiêu chí để phân biệt đẳng cấp quan lại và người hoàng tộc, nhà Lê Sơ dựa trên tiêu chí “thân – sơ” của huyết thống hay nhiều – ít của công lao để ban phong và đặt ra những định chế nghiêm ngặt trong việc phong tặng. Một trong những chức năng của Lại Bộ là xem xét việc phong tước – điều này được Phan Huy Chú khẳng định trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí, đây có thể xem là một trong những căn cứ chính để các nhà nghiên cứu sau Phan Huy Chú cũng như sử gia đương đại tìm hiểu về vai trò, nhiệm vụ của Bộ Lại…

Xem chi tiết

Về bốn chữ Hán trên đỉnh đồng chúc thọ vua Khải Định

Bài viết trình bày ý kiến của tác giả tham gia vào cuộc tranh luận về câu chúc thọ khắc trên
chiếc đỉnh mừng thọ vua Khải Định hiện trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Theo tác
giả, cụm từ ấy phải đọc từ phải qua trái (theo vị trí người nhìn, đọc) vòng theo thân đỉnh là “Xuân
thu đỉnh thịnh” (nghĩa là tuổi tác đang độ dồi dào, sung mãn), chứ không thể đọc là “Xuân thu
thịnh đỉnh” như cách ghi trên tấm biển giới thiệu của Bảo tàng đã viết, làm cho câu chúc thọ mang
ý nghĩa không rõ ràng. Nên chăng, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cần sửa lại tấm biển giới
thiệu hiện vật cho đúng với ý nguyện của những người đã tạo tác nên chiếc đỉnh mừng thọ này?

Xem chi tiết

Nghề thổ cẩm trong đời sống của người Ê Đê ở Đắk Nông

Dệt thổ cẩm được xem là một trong những nghề thủ công truyền thống của người Ê Đê
nói riêng và của các tộc người thiểu số ở khu vực Đắk Nông nói chung; và là nghề phụ trong hoạt động kinh tế của các tộc người này. Đây là nghề thủ công dành cho nữ giới trong cộng đồng. Sản phẩm làm ra được sử dụng trong gia đình, hoặc làm quà tặng trong các dịp lễ hội của cá nhân, của cộng đồng. Tuy là nghề phụ, không đem đến nguồn thu nhập chính cho gia đình và cộng đồng, nhưng nghề dệt thổ cẩm đã và đang có những vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người Ê Đê ở Đắk Nông.

Xem chi tiết

Nghiên cứu, biên soạn Bách khoa toàn thư ẩm thực Việt Nam

Trong Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư (BKTT) Việt Nam, ẩm thực thuộc Quyển 36. Đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng BKTT về ẩm thực nên khi triển khai, cần tham khảo cách thực hiện của một số nước trên thế giới. Để nghiên cứu và biên soạn, cách tiếp cận liên ngành, tiếp cận tổng hợp, cùng với phương pháp tổng quan tài liệu và phương pháp chuyên gia được chú trọng. Sau khi xác định mục từẩm thực theo vùng văn hóa và theo hệ thống chuyên ngành, có 378 mục từ được đề xuất biên soạn, sắp xếp theo 6/7 loại hình do Ban Chỉ đạo Đề án biên soạn BKTT Việt Nam hướng dẫn. Việc lựa chọn mục từ còn được dựa trên các nguyên tắc của Ban Chỉ đạo.

Xem chi tiết

Lễ mãn tang của người Tày ở Đắk Lắk

Nghi lễ tang ma là nghi lễ tiêu biểu trong hệ thống nghi lễ vòng đời của người Tày, phản ánh những giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, nhân sinh quan, thế giới quan của tộc người. Lễ mãn tang là một trong những nghi thức hoàn tất việc tiễn đưa linh hồn người chết về với tổ tiên trong quy trình tổ chức đám tang cho người chết của người Tày. Mặc dù sinh sống ở vùng đất mới, nhưng lễ mãn tang của người Tày di cư đến Đắk Lắk vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời.

Xem chi tiết

110 năm phát hiện, nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh ở Việt Nam – Thành tựu và triển vọng

Di tích Sa Huỳnh được biết đến lần đầu từ khá sớm, từ năm 1909, một người Pháp tên là M. Vinet đã có một thông báo ngắn và nhanh nhất về sự có mặt của di tích Sa Huỳnh trong tập san của trường Viễn Đông Bác cổ tập 9, xuất bản tại Hà Nội. Ông miêu tả: “một kho chum gốm có khoảng 200 chiếc nằm cách mặt đất không sâu, trong một cồn cát ven biển vùng Sa Huỳnh”…

Xem chi tiết