Bảo tồn TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU sau vinh danh: LÝ LUẬN và THỰC TIỄN ở HÀ NỘI

Tại Hà Nội, công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm thực hiện từ trước khi tín ngưỡng này được vinh danh cho đến nay. Cuối năm 2018, Hội Di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội tiến hành khảo sát các di tích và lực lượng tham gia thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại Hà Nội.

Xem chi tiết

Góp phần tìm hiểu TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU của cư dân Bến Tre

 Nhà nghiên cứu Huỳnh Minh cho rằng, Bến Tre “đất đai rộng, người hào-hiệp, siêng nghề- nghiệp, hay bố-thí, tánh cứng thẳng, thích điều nghĩa, dũng-cảm, siêng việc công,… hay tụng kinh lễ Phật, chuộng Thần-Thánh, tin đồng bóng cúng lễ, ưa đãi khách không kể tổn phí, hay dùng cô đồng múa hát (bóng rỗi) lấy làm vui thú”. Điều đó cho thấy người dân Bến Tre “hay tụng kinh, chuộng Thần thánh, tin đồng bóng lễ cúng” bởi phần lớn họ sống bằng nông nghiệp, ngư nghiệp nên họ phải luôn cầu mong cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, mang lại cuộc sống no đủ,… Do đó họ luôn tin tưởng và kì vọng vào sự bảo vệ, độ trì của những vị thần để có thể giúp họ vượt qua mọi tai hoạ hiểm nghèo mà thần Mẫu là vị thần rất gần gũi và có vai trò vô cùng quan trọng.

Xem chi tiết

THỜ CÚNG TỔ TIÊN – Sự tiếp biến văn hoá công giáo với văn hoá bản địa và những vấn đề cần nghiên cứu

Đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ XVI. Trong quá trình hình thành và phát triển ở Việt Nam, đạo Công giáo đã có những xung đột với văn hoá bản địa, đặc biệt là vấn đề thờ cúng tổ tiên. Vấn đề này đã được giới học giả trong và ngoài Công giáo nghiên cứu. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề khác trong quá trình tiếp biến của văn hoá Công giáo với văn hoá bản địa cần được nghiên cứu. Trong tham luận này chúng tôi đề cập đến vấn đề thờ cúng tổ tiên trong cộng đồng người Công giáo để thấy được quá trình tiếp biến của văn hoá Công giáo với văn hoá truyền thống bản địa. Qua đó, chúng tôi sẽ nêu lên một số những vấn đề cần quan tâm mở rộng nghiên cứu về mặt văn hoá dưới góc độ tôn giáo – tín ngưỡng.

Xem chi tiết

Các LINH VẬT HỌ RỒNG trong văn hoá Việt Nam (qua nghiên cứu đối sánh với Trung Hoa và Ấn Độ)

Rồng là một linh vật huyền thoại có mặt trong rất nhiều nền văn hoá từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây. Để truy nguyên nguồn gốc của rồng, các nhà khoa học đã phải sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như văn bản học, khảo cổ học, lịch sử mĩ thuật, niên đại học, khu vực học,… Trong các nghiên cứu khoa học xã hội có một ý kiến khá thống nhất về sự hình thành biểu tượng rồng là quá trình kết hợp những nét đặc trưng của nhiều con vật có thực để tạo nên một con vật hư cấu có tên gọi là rồng.

Xem chi tiết