KHỦNG HOẢNG SINH THÁI VÀ CÁC BÀI HỌC VỀ CHẤN THƯƠNG TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Trong các nguy cơ đưa tới khủng hoảng sinh thái, chiến tranh là thứ không gì khủng khiếp hơn. Chiến tranh vừa phá vỡ/hủy diệt sinh thái tự nhiên, vừa gây nên những sang chấn tinh thần ghê gớm và để lại di chứng nặng nề. Không chỉ trong đời sống lịch sử, xã hội mà trong văn học, vấn đề này cũng đã được thể hiện rất rõ.

Xem chi tiết

Sự GIAO THOA VĂN HÓA đầu thế kỷ XX qua trường hợp NHÓM HÀN THUYÊN (Lương Đức Thiệp, Nguyễn Đức Quỳnh,…)

Văn hóa Việt Nam hiện nay một mặt luôn giữ gìn những tinh hoa truyền thống của dân tộc, một mặt vẫn có sự tiếp biến giao lưu với văn hóa khu vực và quốc tế. Vậy sự tiếp biến đó bắt đầu từ khi nào? Nó thăng hoa vào giai đoạn nào? Lịch sử dân tộc trải qua nhiều biến cố thăng trầm, song hành với những biến cố đó là nhiều sự dịch chuyển của văn hóa, văn học, nghệ thuật. Trong đó, giai đoạn đầu thế kỷ XX từ 1930 đến 1945 có thể xem là thời kỳ có nhiều thay đổi lớn với sự du nhập của nhiều luồng tư tưởng khác nhau trong xã hội.

Xem chi tiết

VĂN HỌC MIỀN NAM VIỆT NAM 1954-1975: những KHUYNH HƯỚNG chủ yếu và THÀNH TỰU HIỆN ĐẠI HÓA (Phần 2)

Có thể khẳng định rằng trong văn học miền Nam giai đoạn 1954-1975 đã xuất hiện nhiều tác phẩm mang phẩm cách dân tộc, tinh thần nhân đạo, dân chủ và giá trị nghệ thuật theo hướng cách tân và hiện đại.

Xem chi tiết

VĂN HỌC MIỀN NAM VIỆT NAM 1954-1975: những KHUYNH HƯỚNG chủ yếu và THÀNH TỰU HIỆN ĐẠI HÓA (Phần 1)

Giai đoạn 1954 – 1975, trên lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở phía Bắc vĩ tuyến 17 đời sống tinh thần chịu sự chi phối của ý thức hệ Marx-Lenin và văn hóa xã hội chủ nghĩa; trái lại trên lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa ở phía Nam, các luồng tư tưởng đến từ phương Tây tranh chấp nhau ảnh hưởng và gây ra những tác động đa chiều và đa dạng đến đời sống người dân.

Xem chi tiết

Vài nét về TỤC NGỮ MỚI (Phần 2)

Tục ngữ mới có những câu sâu sắc, mang giá trị muôn đời, đồng thời có những câu hàm lượng văn hóa chưa cao, tính khái quát, tính phổ biến chưa sâu rộng, hoặc câu chữ còn cần gọt giũa thêm và thời gian sẽ chọn lọc, đào thải. Dù còn một số hạn chế, tục ngữ mới đã có những thành tựu nhất định.

Xem chi tiết

Vài nét về TỤC NGỮ MỚI (Phần 1)

Tục ngữ, thành ngữ là những hiện tượng văn hóa, ý thức xã hội. Dòng chảy ngôn ngữ không ngừng vận động, biến đổi và luôn sản sinh, làm phong phú, mới mẻ cho đời sống ngôn ngữ. Trong những năm qua, bên cạnh việc sử dụng những câu tục ngữ, thành ngữ dân gian, người Việt, đặc biệt là các bạn trẻ, còn thích sử dụng các cụm từ cố định mới (CTCĐM). Nhiều CTCĐM này có thể được xem là những câu tục ngữ, thành ngữ mới.

Xem chi tiết

ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA DÂN TỘC qua TRUYỆN kể THẠCH SANH LÝ THÔNG (người KINH) và CHAU SANH CHAU THÔNG (người KHMER) – Phần 2

Nói về cách gọi tên trong truyện Thạch Sanh Lý Thông, đọc vào tên của hai nhân vật
trong truyện này, chúng ta thấy ngay đó là cách gọi tên theo kiểu truyền thống của người Kinh bao gồm có yếu tố họ ghép với yếu tố tên: Thạch Sanh = Thạch (họ) + Sanh (tên); Lý Thông = Lý (họ) + Thông (tên).

Xem chi tiết

ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA DÂN TỘC qua TRUYỆN kể THẠCH SANH LÝ THÔNG (người KINH) và CHAU SANH CHAU THÔNG (người KHMER) – Phần 1

Trải qua quá trình phát triển trong mạch nguồn văn hóa Việt Nam, mỗi dân tộc đều có cho mình một nền văn hóa với nhiều nét riêng không hòa lẫn. Trong đó, văn học dân gian mà cụ thể là truyện cổ chính là một ví dụ điển hình. Chúng ta có thể thấy, giữa truyện cổ Việt Nam và truyện cổ Khmer tồn tại nhiều câu chuyện có cốt truyện tương tự nhau.

Xem chi tiết

Việt Nam – Đài Loan cuối thế kỷ xix – đầu thế kỷ xx: một vài điểm tham chiếu

Nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động quan trọng trong diễn trình phát triển của Việt Nam và Đài Loan, đánh dấu sự chuyển mình rõ nét trên mọi phương diện của đời sống xã hội.

Xem chi tiết

Phụ nữ Tây Phương nhìn phụ nữ Việt Nam 100 năm trước

Bài dịch dưới đây là Chương VIII, trong quyển On & Off Duty in Annam của Gabrielle M. Vassal, được xuất bản tại Luân Đôn năm 1910. Tác giả là một phụ nữ người Anh, theo chồng là một bác sĩ quân y người Pháp sang phục vụ tại Viện Pasteur ở Nha Trang hồi đầu thế kỷ thứ 20. Bài viết vì thế có giá trị như một cái nhìn hiếm có của một phụ nữ Tây Phương đối với phụ nữ Việt Nam gần 100 năm trước đây, với nhiều nhận xét thú vị.

Xem chi tiết

Nghiên cứu Việt Nam qua kho sách Nhật Bản hiện lưu trữ tại Hà Nội (Phần 2)

Trong số 33 bài viết liên quan đến lịch sử Việt Nam, tác giả có số lượng được tuyển chọn nhiều nhất 16 bài là Kubo Tokuji 久保徳二, nếu tính cả năm bài dưới đây: Hình thế nước An Nam; Loạn lạc ở Giao Chỉ; Cuộc xâm lược phương Nam của Hốt Tất Liệt; Tôn Sĩ Nghị thua trận (xếp ở mục Chiến tranh chống xâm lược và giải phóng) số bài của ông được tuyển chọn lên tới 21 bài.

Xem chi tiết

Nghiên cứu Việt Nam qua kho sách Nhật Bản hiện lưu trữ tại Hà Nội (Phần 1)

Năm 1901, Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (Ecole Francaise d’Extrême-Orient, viết tắt là EFEO) được thành lập tại Hà Nội, cùng với việc nghiên cứu Thư viện EFEO cũng đã ra đời nhằm mục đích thu thập những tư liệu cần thiết cho việc nghiên cứu sử học, khảo cổ học, xã hội học, bi ký học,… Bên cạnh việc sưu tầm thu mua sách, Thư viện còn nhận rất nhiều sách biếu tặng, hoặc sách trao đổi. Thư viện được chia làm bảy kho (bộ): gồm Âu văn bộ; Hán văn bộ; An Nam bộ; Nhật Bản bộ; Địa đồ bộ; Tả bản bộ và Thác bản bộ.

Xem chi tiết

Nghiên cứu LỊCH SỬ và VĂN HỌC VIỆT NAM ở NHẬT BẢN (Phần 2)

Những thành tựu các nhà nghiên cứu lịch sử và văn học Việt Nam ở Nhật Bản có đóng góp to lớn cho sự phát triển Việt Nam học, khích lệ các nhà nghiên cứu Việt Nam nghiên cứu về đất nước mình. Hơn nữa, bằng uy tín của mình, họ đã chủ động hợp tác với các nhà nghiên cứu Việt Nam nghiên cứu chung những mảng đề tài lớn, tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế, thúc đẩy nghiên cứu Việt Nam, đưa nghiên cứu Việt Nam hội nhập với nghiên cứu thế giới.

Xem chi tiết

Nghiên cứu LỊCH SỬ và VĂN HỌC VIỆT NAM ở NHẬT BẢN (Phần 1)

Theo GS Furuta Motoo thì, trong việc nghiên cứu Việt Nam ở nước ngoài (ngoài Việt Nam), xét về quy mô, tổ chức, số lượng báo cáo học thuật lẫn cơ quan nghiên cứu thì Nhật Bản chiếm một vị trí hàng đầu (Furuta Motoo, 2000, tr.227). Trong các Hội thảo Việt Nam học quốc tế, lần nào họ cũng tham dự một số lượng hùng hậu, chiếm giữ nhiều vị trí chủ đạo trong các diễn đàn.

Xem chi tiết

Nghiên cứu, giới thiệu Văn học Việt Nam ở Nhật Bản (Phần 2)

Việt Nam và Nhật Bản đều nằm trong khu vực văn hóa chữ Hán, mô hình văn hóa truyền thống rất nhiều điểm tương đồng, nên người Nhật không cảm thấy khó khăn khi tìm hiểu văn học Việt Nam. Ở châu Á, Nhật Bản là nước hiện đại hóa sớm nhất, nên giới nghiên cứu Nhật Bản cũng quan tâm nghiên cứu Việt Nam từ rất sớm.

Xem chi tiết

Nghiên cứu, giới thiệu Văn học Việt Nam ở Nhật Bản (Phần 1)

Việc nghiên cứu về Việt Nam ở Nhật Bản khá sớm, từ đầu thập niên 1930 đã có rải rác một số công trình. Đến thập niên 1940 thì số bài viết, sách du ký, sách dịch và nghiên cứu về Việt Nam tăng lên nhiều. Trong bối cảnh ấy, văn học Việt Nam cũng được nghiên cứu, giới thiệu và dịch thuật ở Nhật Bản với số lượng khá phong phú. Từ đầu thập niên 1960 đến nay, văn học Việt Nam được dịch, nghiên cứu, giới thiệu ở Nhật Bản với số lượng lớn và có hệ thống, đưa Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia nghiên cứu văn học Việt Nam hàng đầu trên thế giới.

Xem chi tiết

CÁI NHÌN của HỌC GIẢ QUỐC TẾ về TÍNH LƯỠNG VỊ của NỮ GIỚI VIỆT NAM

Trong nhiều tài liệu, người nước ngoài, bao gồm cả các học giả, thường đưa ra nhận định nữ giới Việt Nam có địa vị đặc biệt, khác lạ so với các nước trong khu vực châu Á, có thể tạm gọi là trạng thái lưỡng vị (double-position). Đối sánh với người phụ nữ ở Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á, người nữ Việt Nam vừa ở địa vị phục tùng, lệ thuộc vào nam giới với vị trí bên dưới (tình trạng mang tính phổ quát của phụ nữ toàn cầu), lại vừa có địa vị ngang bằng, tương thuận với nam giới.

Xem chi tiết

Cách tiếp cận hỗn hợp trong nghiên cứu Việt Nam học

Ngành Việt Nam học chính thức xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2002 dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngành Việt Nam học đã có mặt trên 76 trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc. Ngành Việt Nam học tuy là một ngành mới nhưng đã có nhiều thành công đáng kể; việc thành lập viện nghiên cứu của riêng mình hay những diễn đàn thảo luận về chuyên môn, các hội thảo quốc tế về Việt Nam học, các cuộc trao đổi học thuật thường niên là cơ sở ban đầu cho sự phát triển vững mạnh của ngành. Ở nước ngoài, ngành Việt Nam học và tiếng Việt xuất hiện ở nhiều trường đại học lớn.

Xem chi tiết