Tình hình sưu tầm, xử lý và bước đầu khai thác các văn bản Hán Nôm ở Thừa Thiên Huế
(Process of collecting, processing and initially investigating
“Hán-Nôm” documents in Thua Thien Hue province)
Tác giả bài viết: Tiến sĩ NGUYỄN VĂN ĐĂNG
(Phó Trưởng khoa, Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Huế)
(Vice-Dean, Faculty of History, Hue University of Sciences)
1. Đặt vấn đề
1.1.
Thừa Thiên Huế là một vùng đất có vị thế lịch sử – văn hóa đặc biệt trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam. Về mặt lịch sử, Huế là thủ phủ (từ 1626) rồi đô thành (1744), kinh đô của vương triều Quang Trung (1788) và kinh đô của cả nước thống nhất dưới triều Nguyễn (1802-1945). Chính yếu tố lịch sử này đã làm cho “quốc ngữ” (tức chữ Hán Nôm) và tư tưởng mà nó chuyển tải/tam giáo Nho-Phật-Đạo, đặc biệt Nho học tồn tại lâu dài hơn ở vùng đất đế đô này.
Về mặt văn hóa, Huế là nơi đan xen, hỗn dung của hai nền văn minh, văn hóa lớn Trung Quốc – Ấn Độ thông qua sự giao hòa và kế thừa lẫn nhau giữa hai cộng đồng cư dân Champa và Đại Việt, thêm một bộ phận “người Trung Hoa lưu lạc” nữa. Điều đó đã làm cho diện mạo văn hóa vùng Huế phong phú, đa sắc thái không chỉ thông qua diện mạo văn hóa vật chất mà còn thể hiện trong hệ thống các văn bản cổ còn lưu giữ khá nguyên vẹn trong các làng xã ven đô Huế.
1.2.
Nhận thức được giá trị to lớn và nhiều mặt của các văn bản Hán Nôm cổ còn lưu giữ trong các làng xã, các tổ chức nghiên cứu văn hóa giáo dục nói chung trên địa bàn Huế và vùng ven đô đã và đang tìm mọi phương thức để có thể bảo tồn, khai thác di sản này. Vì nhiều lý do như kinh phí khai thác hạn hẹp, lực lượng cán bộ biết chữ Hán Nôm còn lại rất mỏng, ý thức và sự quan tâm của những người lãnh đạo các tổ chức nghiên cứu bảo tồn văn hóa có gốc từ văn bản Hán Nôm còn chưa cao và chưa thường xuyên, nên mọi cố gắng để sưu tầm chỉ bó hẹp trong phạm vi của một số nhà nghiên cứu say mê văn bản Hán Nôm, dẫn đến công tác sưu tầm, xử lý và đưa vào khai thác nguồn di sản này là vô cùng nhỏ bé. Đáng kể nhất là đề tài nghiên cứu cấp tỉnh “Điều tra, sưu tầm và tuyển dịch một số tài liệu Hán Nôm có giá trị ở các làng xã Thừa Thiên Huế” của nhóm tác giả Trần Đại Vinh, Lê Nguyễn Lưu, Huỳnh Đình Kết… trong hai năm 1994-1995. Nhóm này đã xâm nhập thực tế ở 25 làng, sưu tầm được khoảng 6.000 trang văn bản và chọn dịch được khoảng 500 trang (tờ) văn bản có giá trị… Kết quả còn khiêm tốn như trên rõ ràng là chưa tương xứng với số lượng văn bản Hán Nôm còn khá đồ sộ nằm rải rác trong hương bộ, nhà thờ và các loại văn bản khác ở các làng xã trong tỉnh.
1.3.
Trên cơ sở nhu cầu góp phần bảo quản, sưu tầm, xử lý và khai thác giá trị tổng thể của di sản Hán Nôm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; đồng thời thực hiện Nghị định hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Tương tác Văn hóa, Đại học Kansai, Osaka, Nhật Bản và Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; chúng tôi đã bắt tay vào công việc sưu tầm, xử lý và bước đầu khai thác nguồn di sản quý báu này, chủ yếu là văn bản Hán Nôm viết trên giấy. Thay mặt nhóm công tác, chúng tôi xin rút ra vài nhận định sơ bộ.
2. Về tình hình sưu tầm và xử lý văn bản Hán Nôm cổ
2.1.
Công tác sưu tầm văn bản cổ được tiến hành thường xuyên, xen kẽ với các công tác khác trong quá trình điền dã. Tuy nhiên, thời gian qua, chúng tôi đã tiến hành sưu tầm một cách tập trung trong hai đợt tháng 3 và tháng 5-2009. Nhóm sưu tầm hỗn hợp giữa hai cơ quan đã thu hút một số cán bộ tham gia như GS. Noma, GS. Azuma, GS. Nishimura, TS. Hasuda, Huỳnh Đình Kết, TS. Nguyễn Văn Đăng, Nguyễn Văn Quảng, Bùi Quang Dũng, một số cán bộ trong Khoa Sử và các cộng tác viên tại các làng xã. Đoàn do TS. Nguyễn Văn Đăng chủ trì và thường xuyên có khoảng 4-5 cán bộ cùng làm việc.
Đoàn chúng tôi đã tiến hành công tác sưu tầm ở 5/9 huyện, thị ở Thừa Thiên Huế. Chúng tôi chọn địa bàn là một số làng lớn, tiêu biểu về kinh tế, văn hóa và có nhiều loại văn bản Hán Nôm cổ. Đó là làng Đức Bưu (xã Hương Sơ, thành phố Huế), làng Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc), làng Hà Thanh (xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang), các làng Thành Trung, Phú Lương A, Kim Đôi (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền) và các làng Minh Thanh, Địa Linh, Bao Vinh (xã Hương Vinh, huyện Hương Trà).
Tại mỗi làng, chúng tôi ưu tiên cho văn bản của làng (hương bộ) với việc sưu tầm thường diễn ra ngay tại ở đình làng, rồi sau đó mới đến gia phả các họ ở nhà thờ họ. Tại các làng Đức Bưu, Mỹ Lợi, Hà Thanh chỉ sưu tập văn bản hương bộ của một số họ. Ở các làng không còn hương bộ như xã Quảng Thành thì chúng tôi sưu tập gia phả của các dòng họ…
Sau đây là số liệu tổng hợp về số văn bản Hán Nôm đã sưu tầm được ở các làng xã nói trên.
Bảng 1: Tổng hợp số văn bản cổ các làng xã
STT | Tên làng | Số tập vb | Số văn bản | Số tờ (trang) | Nơi khai thác |
1 | Đức Bưu, xã Hương Sơ | 67 | 254 | 924 | Đình làng |
2 | Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ | 132 | 245 | 705 | Đình làng |
3 | Hà Thanh, xã Vinh Thanh | 393 | 551 | 3083 | Hương bộ |
4 | Thành Trung, xã Quảng Thành | 125 | 125 | 3370 | Nhà thờ họ |
5 | Phú Lương A, xã Quảng Thành | 81 | 147 | 606 | Nhà thờ họ |
6 | Kim Đôi, xã Quảng Thành | 50 | 81 | 1095 | Đình, Nhà thờ |
7 | Xã Hương Vinh | 14 | 14 | 261 | Miếu, Nhà thờ |
Cộng | 862 | 1417 | 10.044 |
Rõ ràng đây là một số lượng văn bản và trang văn bản không phải là nhỏ nếu biết rằng thời gian tiến hành không dài vì nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau (đợt 1 khoảng 9 ngày (17-25/3), đợt 2 khoảng 10 ngày).
Tại các điểm có văn bản, công việc sưu tập được tiến hành theo các thao tác một cách thống nhất và khoa học. Sau khi làm các thủ tục ngoại giao và nghi lễ truyền thống, chúng tôi tiến hành ghi phiếu miêu tả nội dung, kích thước, loại giấy, niên đại, số tờ của mỗi văn bản. Với mục đích sao chụp văn bản để tiến hành xử lý và lưu giữ sau này, chúng tôi chụp lại từng trang văn bản, chụp hình thức của một văn bản và các dấu hiệu quan trọng trong văn bản. Vì thế số bản chụp được thường nhiều hơn số trang của văn bản.
Việc sưu tầm gia phả các dòng họ cũng được đoàn công tác hết sức quan tâm. Nhiều làng không còn văn bản như ở xã Quảng Thành, chúng tôi tập trung khai thác văn bản lưu giữ trong các dòng họ tạo điều kiện cho việc nguyên cứu về thiết chế dòng họ, tín ngưỡng truyền thống của người Việt.
Trong các văn bản ở bảng 1, số lượng gia phả và văn bản liên quan đến các dòng họ được lưu giữ tại từ đường của họ chiếm số lượng lớn. Sau đây là số liệu văn bản lưu giữ trong các dòng họ.
Bảng 2: Tổng hợp số văn bản trong các dòng họ (nhà thờ họ)
STT | Tên các họ | Tên làng | Số tập vb | Số văn bản | Số trang |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
1 | Phan | Đức Bưu, xã Hương Sơ | 1 | 1 | 23 |
2 | Nguyễn Công | Hà Thanh, xã Vinh Thanh | 11 | 11 | 683 |
3 | Trần | Hà Thanh, xã Vinh Thanh | 2 | 2 | 204 |
4 | Lâm | Minh Thanh, Hương Vinh | 1 | 1 | 104 |
5 | Nguyễn | xã Hương Vinh | 1 | 1 | 110 |
6 | Đào Phước | Thành Trung, Quảng Thành | 40 | 40 | 1121 |
7 | Trần Văn | Thành Trung, Quảng Thành | 40 | 40 | 754 |
8 | Nguyễn Quang | Thành Trung, Quảng Thành | 5 | 5 | 223 |
9 | Trần Hữu | Thành Trung, Quảng Thành | 8 | 8 | 281 |
10 | Bùi Đức | Thành Trung, Quảng Thành | 3 | 3 | 80 |
11 | Nguyễn Đình | Thành Trung, Quảng Thành | 21 | 21 | 535 |
12 | Nguyễn Văn (Đông) | Thành Trung, Quảng Thành | 3 | 3 | 172 |
13 | Nguyễn Văn (Trung) | Thành Trung, Quảng Thành | 5 | 5 | 204 |
14 | Phan Đình | Phú Lương A, Quảng Thành | 76 | 142 | 441 |
15 | Quách | Phú Lương A, Quảng Thành | 3 | 3 | 54 |
16 | Lê Sĩ | Phú Lương A, Quảng Thành | 2 | 2 | 111 |
17 | Nguyễn Đình | Kim Đôi, xã Quảng Thành | 20 | 25 | 471 |
18 | Dương Quang | Kim Đôi, xã Quảng Thành | 7 | 13 | 123 |
19 | Trương | Kim Đôi, xã Quảng Thành | 18 | 38 | 330 |
Tổng cộng | 287 | 360 | 6024 |
Trong bảng trên, các họ ở Hà Thanh, Mỹ Lợi, Đức Bưu và Hương Vinh (5 họ) là những nơi chúng tôi không đến các nhà thờ họ để khai thác văn bản. Các họ còn lại (14 họ) ở các làng xã Quảng Thành, thì những dòng họ khai canh, khai khẩn thường lưu giữ nhiều văn bản hơn (hai họ Đào Phước, Trần Văn), hoặc dòng họ có nhiều quan chức lớn như họ Phan Đình (có ông Phan Đình Bình là quan Phụ chánh đại thần cuối thế kỷ XIX, phò mã vua) thì số lượng văn bản lớn hơn hẳn các họ còn lại.
2.2.
Công tác xử lý văn bản sưu tầm được chúng tôi tiến hành ngay sau khi sưu tầm nhằm thống kê, phân loại, mã hóa bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại góp phần bảo quản, phục vụ công tác khai thác nghiên cứu các văn bản. Công việc xử lý đòi hỏi sự cẩn trọng tỉ mỉ và trải qua nhiều công đoạn.
– Dùng chương trình excel của máy tính để thống kê các phiếu tư liệu.
– Xử lý, chỉnh sửa những bản chụp không đạt chất lượng tốt, đối chiếu với phiếu tư liệu văn bản.
– Dịch sơ bộ các văn bản để đối chiếu với phiếu tư liệu và phân loại, thống kê các văn bản theo nội dung.
– Mã hóa các nội dung văn bản, giới thiệu các nội dung trong văn bản để tiện việc khai thác, sử dụng cho người nghiên cứu sau này.
– Chứa các nội dụng đã được xử lý vào các đĩa DVD, gởi lại cho các địa phương, các dòng họ để tiện cho việc sử dụng, bảo quản và tăng ý thức bảo vệ giữ gìn cho họ.
Những công việc này đòi hỏi nhiều thời gian, kinh phí và cả kỹ thuật nên bước đầu chúng tôi chỉ mới làm được hai công đoạn đầu tiên và đang tiến hành làm các công đoạn sau….
3. Một vài nhận định về nội dung văn bản
3.1.
Nội dung văn bản tại hương bộ làng hàm chứa nhiều thông tin rất có giá trị trên nhiều lĩnh vực từ văn bản học đến lịch sử, tổ chức cộng đồng làng xóm, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, sinh hoạt kinh tế… Bước đầu tìm hiểu nội dung, chúng tôi thấy thông tin chứa trong hương bộ làng là rất phong phú và đa dạng. Dù chưa thật đầy đủ, thống kê của 4 làng tiêu biểu ở 4 huyện cho thấy có đến trên 20 nội dung được người xưa ghi lại một cách tỉ mỉ, cẩn trọng.
Bảng 3: Nội dung văn bản Hán Nôm cổ các làng
Stt |
Nội dung, niên đại |
Đức Bưu |
Mỹ Lợi |
Hà Thanh |
Kim Đôi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
1 |
Ruộng đất |
57 |
68 |
152 |
3 |
2 |
Dân cư, dân đinh |
68 |
6 |
99 |
|
3 |
Thuế đinh |
2 |
29 |
20 |
|
4 |
Thuế điền |
49 |
|||
5 |
Xin miễn, giảm thuế |
5 |
12 |
||
6 |
Đơn xin, sắc phong thần |
17 |
Không st |
511 |
|
7 |
Binh dịch, lao dịch |
5 |
1 |
5 |
|
8 |
Văn tế, liên quan tế lễ |
5 |
2 |
21 |
5 |
9 |
Đóng góp dựng đình chùa |
2 |
46 |
9 |
|
10 |
Mốc giới địa phận làng |
12 |
8 |
5 |
|
11 |
Làng khác và với triều đình |
1 |
102 |
2 |
|
12 |
Tờ trình với cấp trên |
23 |
8 |
2 |
|
13 |
Văn bản cấp trên với làng |
2 |
|||
14 |
Vận chuyển đường thủy |
15 |
|||
15 |
Kê khai tiên tổ dòng họ |
1 |
16 |
||
16 |
Kiểm kê văn bản làng |
11 |
11 |
19 |
|
17 |
Việc chung và tài sản làng |
17 |
5 |
33 |
|
18 |
Bản khắc gỗ |
1 |
|||
19 |
Bản đồ cổ |
3 |
5 |
||
20 |
Nội dung khác (cứu tế, thủy lợi, tuần lễ đồng…) |
4 |
5 |
||
21 |
Chưa rõ nội dung |
30 |
38 |
18 |
|
Cộng |
253 |
244 |
538 |
5 |
Số liệu cho thấy những văn bản liên quan đến ruộng đất, bộ đinh (dân đinh) và các hạng dân, thuế các loại, đóng góp xây dựng các công trình công cộng trong làng như đình, chùa, miếu, văn bản kiểm kê của làng chiếm tỷ lệ lớn. Trong ruộng đất có ruộng đất khai canh (khai canh bạ), thống kê ruộng đất công, ruộng đất tư, mua bán, tranh chấp ruộng đất, đất vườn, trích lục thời Pháp thuộc… được ghi chép cẩn trọng, chứng tỏ người xưa quản lý ruộng đất rất chặt chẽ.
Có một số thông tin có giá trị lịch sử – văn hóa lớn như bản khắc gỗ (mộc bản) được tìm thấy ở Đức Bưu, văn bản các bộ của triều đình ở làng Mỹ Lợi… Vấn đề thủy lợi, vận chuyển đường thủy, hưởng ứng tuần lễ đồng sau Cách mạng tháng Tám ở làng Hà Thanh… Nhiều văn bản liên quan đến các làng khác ở rất xa cũng chứa đựng những thông tin thú vị và bổ ích cho người nghiên cứu.
Bảng 4. Tổng hợp niên đại các văn bản
STT |
Niên hiệu |
Đức Bưu |
Mỹ Lợi |
Hà Thanh |
Cộng |
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
1 |
Dương Hòa |
3 |
3 |
85 |
||
2 |
Thịnh Đức |
1 |
1 |
|||
3 |
Cảnh Trị |
1 |
5 |
6 |
||
4 |
Chính Hòa |
2 |
2 |
|||
5 |
Vĩnh Thịnh |
2 |
2 |
4 |
||
6 |
Bảo Thái |
5 |
1 |
6 |
||
7 |
Vĩnh Khánh |
3 |
1 |
4 |
||
8 |
Cảnh Hưng |
4 |
50 |
5 |
59 |
|
9 |
Thái Đức |
2 |
2 |
17 |
||
10 |
Quang Trung |
6 |
6 |
|||
11 |
Cảnh Thịnh |
6 |
1 |
2 |
9 |
|
12 |
Gia Long |
60 |
74 |
75 |
209 |
512 |
13 |
Minh Mạng |
38 |
29 |
49 |
116 |
|
14 |
Thiệu Trị |
18 |
7 |
20 |
45 |
|
15 |
Tự Đức |
76 |
4 |
62 |
142 |
|
16 |
Kiến Phúc |
3 |
3 |
235 |
||
17 |
Đồng Khánh |
4 |
8 |
12 |
||
18 |
Thành Thái |
8 |
56 |
64 |
||
19 |
Duy Tân |
8 |
50 |
58 |
||
20 |
Khải Định |
5 |
65 |
70 |
||
21 |
Bảo Đại |
5 |
22 |
27 |
||
22 |
Thời Pháp |
1 |
||||
23 |
Không ghi |
20 |
57 |
124 |
201 |
201 |
Cộng |
254 |
245 |
551 |
1050 |
1050 |
Niên đại của các văn bản cũng giúp người nghiên cứu thấy được một cách sinh động không chỉ quá trình phát triển của làng xã mà còn giúp tìm hiểu về các thời đại lịch sử đã qua trong khi không thể tìm thấy dễ dàng ở trong sách sử chính thống (như thời Tây Sơn chẳng hạn).
3.2.
Nội dung và niên đại trong các văn bản thuộc quyền quản lý và lưu giữ của các dòng họ cho thấy rằng dòng họ cũng là tổ chức cộng đồng rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Ở đây không chỉ lưu giữ sắc phong khai canh, khai khẩn làng xã của triều đình cho các vị thủy tổ dòng họ mà còn cho ta biết về quá trình di dân, nguồn gốc cư dân, các ghi chép về ruộng đất, tài sản khác, định lệ, thuận định như là hương ước của làng… Thậm chí, có dòng họ, việc lưu giữ gia phả là của các chi phái trong họ, còn nhà thờ tổ họ lớn chỉ lưu giữ các văn bản chung của họ có nội dung như văn bản làng xã mà trường hợp dòng họ Phan Đình ở làng Phú Lương là một dẫn liệu tiêu biểu. Điều đó chứng tỏ bên trong dòng họ là một tổ chức xã hội song hành với làng xã, như là hình ảnh của một xã hội thu nhỏ.
Bảng 5: Nội dung và niên đại văn bản các dòng họ làng Phú Lương A và Kim Đôi
STT |
Nội dung, niên đại |
Phan Đình |
Quách |
Lê Sỹ |
Nguyễn Đình |
Dương Quang |
Trương |
1 |
Gia phả |
– |
1 |
2 |
10 |
2 |
3 |
2 |
Sắc phong |
– |
2 |
2 |
3 |
||
3 |
Ruộng đất |
80 |
1 |
5 |
2 |
20 |
|
4 |
Thuận định |
5 |
3 |
||||
5 |
Định lệ |
1 |
1 |
||||
6 |
Văn tế |
1 |
3 |
2 |
|||
7 |
Văn bản họ |
49 |
1 |
7 |
9 |
||
8 |
Tài sản họ |
3 |
|||||
9 |
1 |
1 |
|
||||
10 |
2 |
||||||
11 |
12 |
– |
1 |
||||
12 |
54 |
6 |
4 |
6 |
|||
13 |
58 |
2 |
15 |
8 |
27 |
||
14 |
7 |
1 |
|||||
15 |
11 |
1 |
2 |
3 |
5 |
||
Số văn bản |
142 |
3 |
2 |
25 |
13 |
38 |
4. Một vài kết luận
– Chỉ trong một thời gian tương đối ngắn (chưa tới 20 ngày), nhóm sưu tầm hỗn hợp hai cơ quan đã đến 9 làng của 5 huyện thị để sưu tầm văn bản Hán Nôm cổ. Nhóm công tác đã sưu tầm được một khối lượng lớn gồm 1417 văn bản cổ, đã sao chụp được 10.044 trang tư liệu văn bản. Điều này chứng tỏ lượng văn bản Hán Nôm được lưu giữ trong các làng xã vùng Thừa Thiên Huế là rất lớn, lớn hơn rất nhiều so với nhiều địa phương trong cả nước. Đó là một di sản quý giá để từ đó có thể tìm hiểu xã hội Việt Nam truyền thống.
– Công tác giám định, xử lý đi đến dịch thuật đòi hỏi nhiều công sức và cả kỹ thuật; dù đã cố gắng nhưng chúng tôi cũng chưa xử lý được nhiều như chương trình đặt ra. Một kinh nghiệm là ngay từ bước sưu tầm mọi công tác ghi chép, sao chụp phải tuân theo một trình tự chặt chẽ và chính xác thì công tác xử lý mới có hiệu quả cao, mới phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu và bảo quản sau này.
– Nội dung văn bản là vô cùng phong phú và có giá trị trên nhiều lĩnh vực như văn bản học, lịch sử – văn hóa, tư tưởng và phong tục tập quán. Niên đại và cách viết chữ trên chất liệu giấy dó; lịch sử ruộng đất, các loại thuế, biến động dân cư, sự kết hợp Nho, Phật, Đạo và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt. Các sinh hoạt tế lễ diễn ra đình làng, nhà thờ họ, tổ chức làng xã, tổ chức dòng họ… cho đến vấn đề “thiêng hóa” văn bản cổ, những văn bản quý hiếm mà văn bản Nhà nước không có… Đó là những giá trị không thể phủ nhận của di sản Hán Nôm làng xã mà Thừa Thiên Huế còn may mắn lưu giữ được…
– Có thể có một số đề xuất là đưa công nghệ mới vào phục vụ công tác bảo quản, xử lý để phát huy tác dụng của nó. Trong một chừng mực nào đó, tìm cách phổ biến nội dung văn bản, đặc biệt là lịch sử làng xã và họ tộc cho con em trong làng. “Thiêng hóa” văn bản là một phần của tín ngưỡng nhưng các tổ chức bảo tàng, văn hóa giáo dục của tỉnh nhà nên có kế hoạch để đầu tư sưu tầm, xử lý và phát huy tác dụng di sản Hán Nôm nhiều hơn nữa trong công cuộc phát huy những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh đất nước Việt Nam đang hội nhập với thế giới hiện nay.
Nguồn: Văn hóa – Lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận và quan hệ với bên ngoài
Thánh Địa Việt Nam Học
(https://thanhdiavietnamhoc.com)
Download file (PDF): Tình hình sưu tầm, xử lý và bước đầu khai thác các văn bản Hán Nôm ở Thừa Thiên Huế (Tác giả: TS. Nguyễn Văn Đăng) |