Những TÁC PHẨM SÁCH được ẤN HÀNH của PGS TS Sử học Nguyễn Mạnh Hùng
BAN TU THƯ
(thanhdiavietnamhoc.com)
Kính thưa Quý Độc giả, Học giả bốn phương!
Chúng tôi – Ban Tu Thư thanhdiavietnamhoc.com rất vui mừng được Phó giáo sư, Tiến sĩ sử học Nguyễn Mạnh Hùng trao quyền ấn hành những tác phẩm mà chúng tôi đã giúp thầy số hoá các tác phẩm về lịch sử, văn hoá, nghệ thuật… mà Thầy đã hoàn tất bản thảo từ 40 năm qua (kể từ sau 1975). Số lượng tác phẩm sẽ dần được ấn hành từ nay đến 10 năm tới (2019 – 2029).
Riêng có một tác phẩm đã được một nhà xuất bản tại Hà Nội chú ý tới và tính toán ấn hành một số lượng ban đầu khoảng 500 quyển –khổ giấy bằng nửa tờ báo ngày in 4 màu – đóng hộp. Sách được dùng để làm quà tặng và nhường lại cho độc giả có quan tâm đến văn hoá bản thể của Việt Nam. Đó là Tết và các lễ Tết của Việt Nam – Tết Cả người An Nam (La grande fête du Tết). Theo dự định sẽ là công trình in có màu sắc!.
Nay! Chúng tôi sẽ giới thiệu bản mục lục của ngày Tết người An Nam ấy – để đọc giả có quan tâm hãy theo dõi. Tuy nhiên – phần nghiên cứu về Thông linh học – trong đó có bùa– chú– ấn – nếu không kịp sẽ ấn hành thành quyển sách riêng sau này!. Hiện! quyển này đang cho dịch thành hai ngôn ngữ Anh – Pháp. Thầy Hùng đã tập hợp nhiều công trình nghiên cứu của những nhà Đông phương pháp đã vào Đông Dương từ sau cuộc tấn công vào Đà Nẵng năm 1858. Đặc biệt là khai thác công trình của Henri Joseph Oger – đã hình thành từ những năm 1908–1909 tại Hà Nội – tựa đề: “Technique du Peuple Annamite” (Kỹ thuật người An Nam)– thầy Hùng đã phát hiện từ năm 1962 tại Sài Gòn – chú giải Hán Nôm và chữ Pháp và tiến hành luận án về lịch sử và đã bảo vệ thành công tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1996. Bộ luận án này, sẽ được ấn hành toàn bộ, ước tính khoảng 12 quyển. Trong đó, xin độc giả chú ý đến hai Giáo sư Pháp đã nắm lấy “cơ hội” để xin tài trợ – như người phát hiện, và để lộ sự yếu kém trong các nhờ người chú giải Hán nôm- sai cách đọc và giải thích sai lệch ý nghĩa mà nhiều độc giả đã gửi qua mail cho chúng tôi về sự phát hiện trên để được công bố!
Chúng tôi xin giới thiệu bản mục lục Tết Cả người An Nam:
1.0 TẾT NGUYÊN ĐÁN (TẾT CẢ)
1.1 NHỮNG MỐI LO XA
1.1.1 Lo gà qué, bánh trái
1.1.2 Lo chợ búa
1.1.3 Lo cho những mối ân tình
1.1.4 Lo nợ nần
1.1.5 Ở Đàng Trong cũng lắm mối lo
1.2 TẾT NHẤT ĐẾN NƠI
1.2.1 Động dao, động thớt
1.2.2 Dọn dẹp nhà cửa
1.2.3 Lau chùi đồ thờ
1.3 MÂM NGŨ QUẢ
1.3.1 Có cả thiên nhiên và bàn tay con người
1.3.2 Mâm ngũ quả và hương khói ngày Tết
1.3.3 Miền Nam có cặp dưa hấu
1.4 BÀN THỜ GIA TIÊN
1.4.1 Những đồ vật trưng bày
1.4.2 Âm bản cõi dương
1.5 XUÂN LIỄN
1.5.1 Ông đồ ngày tết
1.5.2 Người bạn láng giềng
1.5.3 Câu đối đỏ – Một loại hình văn học phương Đông
1.5.4 Câu đối Tết- Thời ky Pháp mới sang Nam Kỳ
1.5.5 Một vài giai thoại
1.6 TRANH TẾT
1.6.1 Đề tài tranh
1.6.2 Ý nghĩa tranh
1.6.3 Thịnh vượng,phong phú
1.6.4 Tín ngưỡng cổ sơ
1.6.5 Thần long xuất hiện
1.6.6 Những mảnh đời vẽ lên giấy
1.6.7 Khen ai khéo nặn nên dừa
1.6.8 Ngư, tiều, canh, mục
1.6.9 Nguồn gốc tranh ta
1.6.10 Tranh tết và ngày nay
1.7 ĂN MẶC ĐẸP
1.7.1 Thời trang
1.7.2 Thời kỹ nghệ lấy Tây
1.8 LÀM THƠM DA THỊT
1.8.1 Nước hoa “hương đồng cỏ nội”
1.8.2 Trút bỏ tối tăm
1.9 CHẠP ÔNG CÔNG
1.9.1 Cũng tại hai ông mà lấy một bà
– Sớ Táo Quân
1.9.2 Đâm đầu vào lửa
1.9.3 Ông địa Miền Nam
1.9.4 Thổ công Ngọc Hoàng
1.9.5 Thay Vua Bếp
1.9.6 Động ông Công
– Văn khấn ngày 23 tháng chạp
1.10 CHẠP MẢ
1.11 DỰNG NÊU ĂN CHÈ
1.11.1 Cây nêu
1.11.2 Đào phù
1.11.3 Chiếc áo cà sa nhiệm mầu
1.12 MAI – ĐÀO – VẠN THỌ
1.12.1 Tại sao cành đào và hoa thủy tiên vẫn được dùng trang hoàng nhà cửa vào dịp Tết?
1.12.2 Huyền thoại thuỷ tiên
1.12.3 Tản mạn với hoa
1.13 BÁNH
1.13.1 Tại sao bánh chưng lại là món ăn tối cần thiết trong ngày Tết?
1.13.2 Hình thức chiếc bánh chưng xanh
1.13.3 Lời thần mách bảo
1.14 MỨT VÀ CHÈ
1.14.1 Từ trái cây
1.14.2 Từ nhà chùa
1.15 DƯA HÀNH, CỦ KIỆU
1.16 ĐÓN GIAO THỪA
1.16.1 Đón giao thừa
1.16.2 Kiến và Quỷ
1.16.3 Những hình ảnh cuối cùng
– VĂN KHẤN – LỄ TẤT NIÊN
– Ngày 30 tháng chạp (Trừ Tịch)
– VĂN KHẤN LỄ TỐNG CỰU
(Lễ trước giờ Giao thừa độ 10 phút)
1.16.4 Phường “súc sắc súc sẻ”
1.16.5 Những giây phút thiêng liêng
1.16.6 Đêm trừ tịch
1.16.7 Tại sao người ta đốt pháo vào ngày Tết?
1.16.8 Quỷ SơnThảo
– Văn khấn Lễ GiaoThừa
– Đúng 12 giờ đêm 30 tháng chạp
(Giao thừa lúc 12 giờ đêm 30/12)
1.16.9 Pháo Tết
1.16.10 Pháo “Lói”
1.17 TRƯỚC THỀM NĂM MỚI
1.17.1 Tục lễ chùa và hái lộc đầu xuân
1.17.2 Tại sao vào ngày Tết, người Việt Nam đến chùa hái lộc?
a) Xin “hương lộc”
b) Tục mua lộc mía
c) Cướp “Lộc thổ”
1.17.3 Lại còn cái lều trung đồ
1.17.4 “Chín bỏ làm mười”
1.18 BA NGÀY TẾT
1.18.1 Lịch ứng xử
1.18.2 Đi tìm người xông đất
1.18.3 Chị gánh nước đến
1.18.4 Khi người khách quý xuất hiện
1.18.5 Những tục lệ hồn nhiên
1.19 VÀO SÁNG MỒNG MỘT
1.19.1 Thả chim, thả cá
1.19.2 Bọn trẻ đi chơi
1.19.3 Không nên hốt rác đổ đi
1.19.4 Làm lễ gia tiên
1.20 TỪ TRONG HUYỀN THOẠI
1.20.1 Con lân
– Múa lân
1.20.2 Các ông Phúc, Lộc, Thọ
1.20.3 Ông Quan Vũ
1.21 TỪ TÔN GIÁO CỔ TRUYỀN
1.21.1 Thờ cúng tổ tiên
– Văn khấn ngày mồng 2 Tết
1.21.2 Tục đốt hương
1.21.3 Tín ngưỡng vật linh
1.22 ĐI LỄ TẾT
1.22.1 Lễ bên nội, lễ bên ngoại, lễ nhà thầy
1.22.2 Các sứ giả đi lễ chúa Trịnh
1.22.3 Lễ cả nhà người khác
1.22.4 Hạt dưa ngày Tết
1.22.5 Lễ chúc thọ
1.23 CÚNG TIỄN ÔNG VẢI
1.23.1 Cúng tiễn ông vải
– Văn khấn ngày mồng ba tết
1.23.2 Lễ hoá vàng
1.23.3 Với nồi cháo cá ám
– Văn khấn ngày mồng bốn tết
1.23.4 Viếng mộ đầu xuân
1.23.5 Tục săn chim cuốc
1.24 TRƯỚC KHI CHẠM ĐẤT
1.24.1 Còn phải kiêng thổ thần
1.24.2 Lễ Động thổ (Khai canh hay Hạ điền)
1.24.3 Những ngày hội nông dân llúa nước
1.24.4 Lễ Khai Sơn
1.24.5 Lễ Cầu Ngư
1.24.6 Lễ Cầu Xuân
1.25 TRƯỚC KHI BẮT TAY VÀO VIỆC
1.25.1 Lễ hạ nêu (Khai hạ)
– Cái Tết với Trần Tế Xương
– “Mồng hai Tết viếng Cô Kí”
1.25.2 Lễ khai bút
1.25.3 Lễ khai ấn, khai triện
1.25.4 Lễ khai mõ (khai đạc)
1.26 TỤC ĂN TẾT LẠI
a. Tết cây xanh (ngày mồng 8)
b. Vào ngày mồng 10
c. Vào ngày mồng 5
d. “30 Tết cùng”
1.27 NHỮNG TẬP TỤC KHÁC
a. Cúng ông Ràm
b.“ Nhà ta có thêm một người ”
c. Những điều kiêng kỵ
d. Đi tìm tư liệu cũ
x
x x
Những công trình tiếp tục bàn giao cho chúng tôi là:
1. Lễ hội của người An Nam – dự định in 3 quyển, năm 2020.
2. Kỹ thuật của người An Nam – dự định in 12 quyển.
Toàn bộ luận án tiến sĩ của PGS TS Sử học Nguyễn Mạnh Hùng– về công trình của H.Oger. Luận án sẽ sửa sai “những nhầm lẫn vô ý hay cố tình của những nhà nghiên cứu trước đó“. Trong số đó có 2 học giả người Pháp đã cho ấn hành công trình của H.Oger theo cách vội vã manh tính cơ hội mà Giáo sư Phan Huy Lê – Nguyên Chủ tịch Hội Lịch sử Việt Nam đã cảnh báo về người chủ đề tài đã phát hiện và nghiên cứu bảo vệ luận án tiến sĩ – có nộp lưu chiểu trong nước và quốc tế.
3. Đông Dương thuộc Pháp (Indochine française)
Đây là công trình giới thiệu chân dung thuộc địa Pháp tại Đông Dương – với cách nhìn biện chứng – để nhận diện vai trò thuộc địa Pháp đã bổ sung được gì và đã phá hủy gì trong cổ máy lịch sử Việt Nam?
4. Nam Kỳ thuộc địa (Cochinchine Coloniale)
Công trình đặc biệt quan tâm đến vùng không gian địa văn hóa tại Nam Kỳ lục tỉnh thời thuộc địa Pháp với những đồng bạc Con cò, đồng bạc Bà Đầm xòe, bộ tờ giấy Xăng, tờ giấy bạc Bộ lư….
5. Bưu thiếp Đông Dương
Đây là công trình lấy ra từ Bộ sưu tập mà một thành viên của Ban Tu thư chúng tôi đã sưu tập được gần 1 vạn bưu thiếp! – qua ngòi bút mô tả của thầy Hùng và của nhà sưu tập!.
6. Sài Gòn – Chiếc áo choàng thuộc địa tráng lệ! và Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông – theo cách nhìn của thầy Hùng qua lời văn và nguồn tài liệu Đông phương học bằng hình ảnh và chữ viết!.
7. Tiểu văn hóa Hybrid
Đây là khái niệm mới – tác giả nhìn vào vùng không gian văn hóa Việt Nam mà hình thành nên khái niệm mới như cách gọi nêu trên – xin độc giả chờ đợi.
8. Tiếng lóng Hybrid Sài Gòn (Hybrid slang)
Đây cũng là khái niệm mới về tiếng lóng mà chúng tôi có đăng một số bài viết mở đầu trên thánh địa Việt Nam học. com (thanhdiavietnamhoc.com).
9. Nude – Con người vỡ hạt
Xin độc giả hãy quan tâm đến lời văn của tác giả với cách nhìn thẩm mỹ có tính triết lý qua các thời đại Đông Tây -từ trước sau công nguyên- có minh họa bằng hình ảnh. Chúng tôi sẽ cho đăng phần mở đầu để độc giả xem xét, thưởng thức.
10. Tiền Đông Dương
Đó là những đồng xu có lỗ – tại sao lại có lỗ? và cái lỗ dùng làm gì? Ngoài ra, tác giả có giới thiệu tiền giấy về mặt lịch sử có hình ảnh qua cách soi rọi theo góc nhìn phôn-clo-học!. Tất cả đều có hình ảnh!. Do đó, độc giả sẽ nhìn tận mắt đồng bạc Con cò, đồng bạc Bà Đầm xòe, bộ tờ giấy Xăng, tờ giấy bạc Bộ lư… – trông như cái bằng cấp!
11. Số hóa vạn vật Việt Nam
Đây là Bộ Bách khoa thư Việt Nam tập hợp các mục từ, các bài viết nghiên cứu về nhiều lĩnh vực văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ,…. Việt Nam – bắt đầu từ thời Pháp thuộc đến nay – khi chữ quốc ngữ đã hình thành được lực lượng công chúng văn học chữ La tinh!
12. Số hóa Đại Từ điển vạn vật Việt Nam
Đây là tập hợp các loại từ điển được in bằng chữ la tinh để được số hóa các mục từ, các lĩnh vực.
13. Đại Từ điển Việt Anh
Tập hợp nguồn từ điển Việt Anh từ thời Pháp, Mỹ, và tập hợp tiếng Anh từng được sử dụng tại miền Nam Việt Nam… để làm công cụ tra cứu.
14. Việt Nam tương lai học
Thế nào là tương lai học?. Tác giả sẽ giải thích để cùng độc giả trao đổi về tương lai!. Tuy nhiên, tác giả và độc giả hãy cùng tiến vào thời kỳ Hậu Duy Vật để tính toán cách vận dụng Công nghệ 5.0 để số hóa …. linh hồn (Internet of Souls) ???, sau khi bước vào Số hóa vạn vật (Internet of Things).
15. Góc khuất lịch sử
Thế nào là Góc khuất lịch sử? Cụm từ này được một bộ phận nhà báo đã “thai nghén” để khoét một “kẻ hở” nhìn vào lịch sử để nhận diện được chân dung nguyên bản hơn!. Từ lâu! Lịch sử đã được mô tả theo nhiều cách khác nhau – có cách nhìn vào các văn bản cổ điển, có cách nhìn vào văn chương hiện đại qua sách sử, qua tạp chí, qua truyện kể. Tuy nhiên, trong đó có cách dùng “học thuật” để soi sáng, có cách dùng “học phiệt” để áp đặt! để mặc cho lịch sử “mắc kẹt” trong cơ thể “địa chính trị”!? của nó!. Nhưng “Góc khuất lịch sử” không phải đã mở toang được cánh cửa cho ánh sáng ùa vào để dễ mắc hội chứng “chóng mặt”!? Tuy nhiên, nhưng ít ra Góc khuất sẽ cứu thoát được phần nào sự thật bị giam nhốt trong đó từ bao thế kỷ? để tắm táp, phủi bớt lớp bụi phong hóa!.
Xin tạm chia tay độc giả.
Mời xem: Bản mục lục Tết Cả người An Nam (bản tiếng Anh)