Vị trí tiếng Nhật (Theo ý kiến của các nhà ngôn ngữ Nhật Bản kể từ sau Thế chiến II)

Người biên dịch: NGUYỄN MẠNH HÙNG
(PGS, TS Sử học)

1. Tiếng Nhật độc lập hay liên kết

     Nhiều nhà ngôn ngữ học cho rằng tính chất của tiếng Nhật là “một hệ thống kí âm” đập vào mắt người khi nghiền ngẫm, cách li với mọi ngôn ngữ khác.

     Vì không có một ngôn ngữ nào đồng loại nên ngôn ngữ Nhật đã chiếm một vị trí thật đặc biệt trong số các ngôn ngữ của những nước văn minh.

     Cũng có nhiều nhà ngôn ngữ nổi danh đã cho tiếng Nhật đồng hệ với tiếng Ryưkyư (Chienbaren và một số người khác), hoặc cùng loại với tiếng Ainu (J.Bachierâ), hoặc cùng loại hình với tiếng Triều Tiên (W.G Asuton, Kanezawa và nhiều người khác…).

     Lại có ý kiến liên kết nó với tiếng Trung Quốc (Matsumura), hoặc liên kết nó với tiếng Chibetto của Miến Điện (C.K. Pâkâ). Đặc biệt là liên kết nó với tiếng Altai và Ural sau này (G.L. Ramusu-teddo, Fujioka, Fuku Bushirôshi, H.J. Kurapurôto, Izui Hikino Suke…). Có ý kiến khác lại nhập nó vào tiếng Mon-Khmer (Matsumoto Shinhiro), tiếng MarêPorinesha (V.H Raperuton), đôi khi lại liên kết nó với tiếng Ấn Độ, German (Taguchi Ranyoshi). Gần đây nhất, một ý kiến mạnh mẽ, nổi tiếng của ông Yasuda, đã cho tiếng Nhật có mối liên quan với tiếng của dân tộc Repucha sống ở vùng núi Himalaya. Trái lại, thạc sĩ Matsutori Shiro cương quyết bác bỏ mọi giải thích ghép tiếng Nhật vào bất kì thứ tiếng nào khác. Nhưng nhà thổ ngữ học Nhật Bản tên là Hiyashi thì khẳng định tiếng Nhật rất gần với tiếng Ryưkyư, rồi kết luận tiếng Ryưkyư là thổ ngữ của tiếng Nhật. Từ đó dẫn đến suy luận, tiếng Triều Tiên có hy vọng đứng chung. Theo thạc sĩ Shinmura Lyuru thì tiếng Triều thuở xưa có điểm gần với tiếng Nhật. Qua thống kê, một số từ Nhật Bản trong đó gồm cả địa danh có ghi trong địa lí sử (chirishi) của “Sankoku rikki” Triều Tiên. Nhưng số lượng từ quá ít nên không đủ sức thuyết phục. Còn thuyết cho rằng tiếng Nhật đồng hệ với tiếng Altai trong tiếng Triều Tiên được sự đồng tình mạnh nhất của nhiều học giả. Nhưng cơ sở khoa học vẫn chưa đủ vững mạnh. Do lẽ đó là không thể bỏ qua được
quan điểm “Nhật ngữ độc lập luận” của Shiratori Kurakichi đã bảo vệ.

2. Tiếng Nhật biểu hiện tính độc lập

     Theo đại bộ phận nhà ngôn ngữ học Nhật Bản: “tiếng Nhật cũng như tiếng Basuku, tiếng Kokashia của dân ở dãy núi Kôkasasu, tiếng Bulshasky của vùng Tây Bắc Ấn Độ, thuộc quần đảo Andaman và luôn cả tiếng Ratei, tiếng Ainu của Hokkaidô, tiếng Giriyâku được dùng trong một bộ phận của Karafuto, tất cả đều độc lập và đều giữ lại được bước tiến của văn minh thế giới. Chỗ đứng của loại ngôn ngữ này ví như chỗ ngồi tại nghị trường Quốc hội của các nước dân chủ. Trong đó tiếng Nhật đã bảo vệ được tiếng nói của mình trong chính trường có nhiều hệ phái chính trị đối lập”.

3. Tiếng Nhật bị “bế quan toả cảng”

     Xưa kia, nghe nói nữ hoàng Cléopâtre của Ai Cập có thể tiếp khách trọng thể bằng 8 thứ tiếng. Rồi gần đây sự kiện tổng thống Tito của Nam Tư nói được 7 thứ tiếng, đã làm nhiều người ngạc nhiên. Tuy nhiên, việc nói được 2,3 thứ tiếng ở các nước Âu Châu là chuyện thường, nhưng ở Nhật không có hiện tượng phổ biến đó, ngoại trừ trường hợp của nhạc sĩ Nhật Bản Fukubu Shirô nói được 10 thứ tiếng được coi là một thiên tài về ngôn ngữ. Một ngoại lệ trong số những ngoại lệ. Và dù cho người nước ngoài nói được 2, 3 thứ tiếng như thế thì cũng rất khó kiếm ra người nói tiếng Nhật. Vì từ bao lâu nay Nhật Bản rất ít giao lưu ngôn ngữ với thế giới nên ảnh hưởng qua lại nhau cũng rất hạn chế. Sự “hỗn độn” của tiếng Nhật sẽ dẫn tiếng Nhật đến khả năng bị diệt vong. Đây là sự quan tâm của các nhà văn hoá Nhật Bản. Nhưng đối với tiếng Nhật, sự hỗn độn tồn tại ở bên trong nó. Tuy nhiên từ xưa, không ai lo ngại chuyện như vậy do tự mãn về sức mạnh của tiếng Nhật không dễ gì bị đồng hoá. Họ nêu lên một từ gốc Anh là Christmas được Nhật sử dụng và phiên âm theo vần Kana là Kurisumasu. Có phải tiếng Nhật đã bắt đầu lai căng đi chăng?! Không phải, vì nó đã thành hẳn một lớp từ Nhật Bản mới. Nếu chịu khó chú ý 3 nguyên âm “u” thêm vào không có trong tiếng Anh. Đó là âm Nhật Bản hoàn toàn vậy. Do đó mà ông Shida, một học giả ngôn ngữ đã thất bại khi ao ước cho tiếng Nhật có thêm được âm hưởng của phương Tây để thay đổi hẳn cấu trúc ngữ âm Nhật Bản.

     Để chứng minh cho quy luật không đồng hoá này, một học giả ngôn ngữ người Mĩ tên là Mario Pei cho 2 dân bản xứ ở Hawaii không phát âm được một số phụ âm đứng trước nguyên âm. Nếu nói ngày giáng sinh của tháng 12 (= December) bằng tiếng Nhật thì học phát âm là: kekemapa no karikimaka.

     Một điều lạ là họ đã tự phiên âm từ “December” thành kekemapa. Còn kurisumasu thành karikimaka. Đối với người Mĩ trên thì Christmas (của Anh), kurisumasu (của Nhật) hoặc karikimaka (của Hawaii) đều không có gì khác cả.

4. Tiếng Nhật cũng đã chịu ảnh hưởng

     Dù là không bị đồng hoá với bất kỳ thứ tiếng nào, thì rõ ràng tiếng Nhật cũng đã chịu ảnh hưởng của tiếng Trung Hoa từ thời cổ đại với vốn từ gốc Hán phong phú chiếm 60%. Nhưng ảnh hưởng này đã chấm dứt. Tuy nhiên tiếng Nhật cũng đã chịu thêm ảnh hưởng của tiếng phương Tây từ thời cận đại, nhất là tiếng Mĩ từ sau chiến tranh. Một lớp từ mới gốc Mĩ đã có mặt trong câu nói hằng ngày, có thể đã choán chỗ 30% rồi. Như vậy tiếng Nhật là một quốc ngữ đã pha trộn nhiều tiếng nước ngoài. Theo người Nhật, trường hợp này cũng không ngoại lệ vì có nhiều tiếng khác như tiếng Anh có ảnh hưởng tiếng Pháp, tiếng Triều Tiên, Việt Nam đều có tiếng Trung Hoa, tiếng Shamu có tiếng Ấn Độ, Belsha có tiếng Arập, Tolko có tiếng Arập và IRan.

Nhưng tiếng Nhật do đâu lại có tiếng ngoại lai?

Ông Umegaki Minau nhận xét:

– Một là vì Nhật có tính bẩm sinh dễ tiếp nhận văn hoá bên ngoài.

– Hai là khi tiếp nhận là thích nghi ngay, nhất là đối với lớp danh từ không biến đổi cấp.

– Ba là đặc biệt đối với tiếng Trung Hoa, tiếng Nhật đã nhận chữ Hán làm văn tự của mình vì Nhật không có văn tự hữu thể.

– Bốn là văn hoá ngoại lai ưu việt hơn văn hoá của Nhật và đã gây cảm xúc mạnh.

5. Chữ Hán là kẻ có công hay tội?

Như vậy yếu tố chữ Hán là quan trọng. Nhưng đó là công hay tội?

Nếu nói là có công thì phải nói chữ Hán đem đến cho Nhật Bản một vốn từ trừu tượng. Những ý niệm “trung”, “hiếu”, “tiết”, “nghĩa” là tiêu biểu nhất, tiếp đến là công làm gọn lại câu nói Nhật Bản vốn đã dài dòng mà bản thân lại đa âm. Ta thử đếm con số Nhật Bản từ 1 đến 10. Nếu đếm theo kiểu Trung Quốc thì mỗi âm một số:

     Nếu đếm theo kiểu Nhật phải chịu nhiều âm hơn:

一つ (Hitotsu) = 1      四つ (Yottsu) = 4

二つ (Futastu) = 2      ….. = …

三つ (Mittsu) = 3

Nế đếm từ11 trở lên thì quá phức tạp vì tiếng Nhật chỉ còn lại một cách đếm theo kiểu “nôm” Nhật mà thôi:

I tô amari hitotsu = 11 (= mười thêm một)

I tô amari futastu = 12 (= mười thêm hai)

Hoặc các từ gốc Hán như là I (= dạ dày), CHÔ (= ruột), thay vì tiếng Nhật phải nối dài dòng là MONOHAMI và KUSOBUKORO (túi phân).

Hoặc là nói TETSUDÔ (gố Hán) là thiết đạo (= đường sắt) thì tiếng “nôm” của Nhật là: Kurogane no michi = con đườg bằng kim loại đen.

Đối với từ gốc Hán như DENSHIN là điện tín, tiếng Nhật lại nói: HARIGANE DAYORI (= dây kim loạ thông tin).

    Cấu tạo ngữ âm đặc biệt của Hán tự đã ảnh hưởng mạnh đến tiếng Nhật, như khi biểu thị cảm xúc (giận, buồn, đau đớn… người Nhật có thể phát âm mạnh, bộc lộ hết tình cảm của mình. Qua đó ta đã thấy tiếng Hán nếu còn cho nhiều ân huệ hơn thế nữa thì nó cũng để lắm oán thán lại trong tiếng Nhật, do số lượng đồng âm quá nhiều. Nếu chỉ nghe 2 người nói với nhau có khi lại không hiểu nhau mà phải viết ra. Ta thử xem mẫu đối thoại trong tiểu thuyết Nhật Bản, như sau:

    Con: Theo cha, tình yêu chỉ được xem là một “hukô”. (Shukô là xú hành = hành động xấu)

Cha = Shukô? Shukô là gì?

Con = Shu là chữ Shu trong từ Shuaku (= xú ác)

    Đối thoại đến giai đoạn gây cấn lại phải dừng lại để xác định ngữ nghĩa để tránh hiểu sai do trùng âm. Nhưng tiếng Hán đã đi vào chỗ mà tiếng Nhật đã có trước nên nó chồng lên thêm lớp từ đồng nghĩa: một bên gốc Nhật, một bên gốc Hán. Cụ thể như lớp từ sau đây: “Hôm nay”có từ Nhật Bản là KONNICHI (今日) từ Hán nhập vào chồng thêm từ Kyô. Tương tự “Ngày mai” MYÔNICHI (Hán) = ASU (Nhật); “Ngày kia” MYÔGONICHI (Hán) = ASATTE (Nhật). Sự kiện này làm cho Okamoto phải than thở trong quyển sách khảo sát ngôn ngữ của ông là: “nên hãnh diện về sự phong phú ngôn ngữ ấy hay là phải chịu đau buồn chồng chất”.

     Song giữa tiếng YAMATO (= tiếng Nhật cổ xưa) và tiếng Hán thì tiếng Hán được khen ngợi nhiều hơn vì có ngữ cảm tốt cũng như khi “thợ hớt tóc” không bị gọi là “người hành nghề làm tóc” thì chắc sẽ cảm thấy vui vẻ hơn cũng như khi vào cửa hàng bách hoá hỏi “đồ chơi bán ở đâu” thì sẽ bị hỏi vặn lại để xác định rõ có phải là “vật giải trí chứ”?

     Cũng như người YAMATO nghe từ Hán SHITSUNEN (失念) là thất niệm (= mất ý niệm) tức là quên thì dễ nghe hơn từ Nhật là MONO-WASURE (物忘れ) có nghĩa vật vong (= quên mất sự vật) cũng có nghĩa là quên (forgetfulness)!!!

     Tương tự muốn nói một ngữ nghĩa “đoán nhầm”, người Yamato thích từ Hán SUKKAKU  (覺 錯) hơn là từ Nhật KANCHIGAI (勘違).

Như vậy, ta có cảm giác đang xảy ra một cuộc chạy đua giữa tiếng Hán và tiếng Yamato, nhưng nỗ lực này có giới hạn của nó và tạo ra tình trạng mất thăng bằng. Đối với từ dùng đếm người, Nhật không đếm theo âm Hán-Nhật suốt cả từ một đến mười người, mà còn giữ lại hai từ của Nhật là HITORI ( 一人): một người, độc thân và FUTARI ( 二人) : 2 người.

Có lẽ 2 từ trên đã mang một phạm trù ngữ nghĩa đặc biệt có tính cách Nhật.

Chỉ từ người thứ ba trở đi là từ gốc Hán:

Sannin (三人): tam nhân (= 3 người)

Yonnin (四人): tứ nhân (= 4 người)

Gonin ( 五人) : ngũ nhân (= 5 người)

…….. ….. (= ………

Tuy nhiên đối với số từ (từ chỉ số) thì Yamato đã buông thả cho lớp từ HánNhật phát triển toàn diện:

ICHI (一) một. NI (二) hai. SAN (三). YO (四) bốn

Sự kiện này làm cho tiếng Hán Nhật giữ vị trí độc tôn mà tiếng Yamato không có từ tương đương thay thế.

    Trong cuộc tham gia biên tập giải nghĩa từ khó, ban biên tập có đưa ra một từ Hán-Nhật INSOTSU ( 引率) có ngữ nghĩa là hướng dẫn, chỉ đạo. Nhưng từ này không được định nghĩa như thế vì nó không được sử dụng như từ tự do mà ở dạng ghép như INSOTSU-SHA 引率者   người lãnh đạo, chỉ huy, hoặc được sử dụng thành động từ INSOTSU-SURE = chỉ huy, chỉ đạo.Vậy INSOTSU được định nghĩa ra sao? Có ý kiến trả lời là: TSURETE ARUKU = dắt đi. Thế là không ổn rồi vì ngay bản thân từ dắt đi (TSURETE ARUKU) là mộ động từ Tiếng Hán-Nhật xâm nhập sản sinh nhiều lớp từ Nhật Bản. Muốn cấu tạo một danh từ của động từ “ăn” của Yamato, là KUU hay TABERU thì từ SHOKUJI (食事) gốc Hán đã đâm chồi. Cũg như động từYOMU (読) của Nhật đã có DOKUSHO (読 書) gốc Hán ra đời.

     Đúng như lời của thạc sĩ ngôn ngữ học IMIZUI nhậ xét: “Từ trước đến nay cách liên dụng (renyôkei) của động từ Nhật Bản đã có dấu vết nẩy mầm hoạt động danh từ gốc Hán.

6. Nhưng tiếng gốc Hán ấy cần làm gì?

Đúng là tiếng gốc Hán có một thực lực phối hợp sản sinh phong phú nhiều lớp từ mới bằng cách chắp dính các hình vị gốc (tự do hay hạn chế) lại với nhau. Các kí giả thể thao đã bộc phát tự nhiên một lớp từ ghép gốc Hán thật ngắn gọn nhưng thật mãnh liệt qua cuộc giao đấu dã cầu (baseball):

KETSU-KATSU (決 勝) quyết thắng.

RAKU-KATSU (楽勝) lạc thắng (= thắng lạc quan).

KÔ-KATSU (幸勝) hạnh thắng (= thắng may) hay là:

SANHAI (参敗) thảm bại (bại trận thê thảm, thua to).

SEKIHAI ( 惜敗) tích bại (bại trận thê thảm, thua to).

Những lớp từ này tiếp tục phát triển, song tất cả lớp từ sản sinh này phải được viết bằng chữ Hán để thông báo chữ nghĩa. Điều này chứng tỏ chữ Hán đã chiếm vị trí quan trọng trong ngôn ngữ Nhật.

    Tuy nhiên, có lớp từ phương Tây đã đi thẳng vào ngôn ngữ Nhật không qua chữ Hán, mà người Nhật hãnh diện coi đó là quốc tuý. Như từ radio, Nhật hoá là rajio. Người Nhật cho là từ này xa gốc Anh radio và tự hào là tuyệt diệu, không có ngôn ngữ nào như thế?! Đối với ngôn ngữ Việt Nam, trường hợp này phải chăng không xa lạ và cũng trở nên rất Việt Nam?! mặc dù so với Nhật, lớp từ ngoại lai này không phát triển mạnh như Nhật Bản. Điều này cũng dễ hiểu khi Nhật đã giao du tự do với thế giới phương Tây từ sau khi đầu hàng Đồng minh, số vốn từ Nhật Bản không đủ đáp ứng yêu cầu xã hội.

    Trở lại vấn đề chữ Hán, không phải tất cả các nhà ngôn ngữ Nhật đều khen ngợi chữ Hán trong việc tạo nên lớp từ mới, mà có ý kiến chỉ cho chữ Hán tham gia một nửa! Vì nếu tất cả sẽ làm cho khó hiểu. Như khi đến thư viện, trong mục lục có ghi: KENMEI MOKUROKU (mục lục kiện danh). Kiện danh có nghĩa là gì?

Ông KANDA phụ trách thư viện UENO đã sửa lại là: Mục lục chủ đề riêng. Từ “chủ đề riêng” là từ của Nhật. Mục lục là từ gốc Hán. Như vậy, từ Hán chỉ thamgia 50%. Từ đó họ đề ra nguyên tắc hạn chế dùng từ gốc Hán trong mọi sự cấu tạo làm tiếp đầu ngữ hay tiếp vị ngữ. Như âm SHO có các nghĩa: chư, sơ, sở.

Bây giờ chỉ còn lấy âm chư làm tiếp đầu ngữ mà thôi, để mang nghĩa của phức số, như SHOKOKU (諸 国): chư quốc (các nước) v.v.

7.  Ảnh hưởng đến tiếng nước ngoài

     Nếu từ Hán và từ nước ngoài khác ảnh hưởng mạnh đến từ Nhật thì ngược lại Nhật cũng lại ảnh hưởng đến tiếng nước ngoài. Nhưng rất ít! Đó là điều hiếm thấy đối với tiếng nói của nước văn minh vật chất này. H.G.Weruzu đã nói:”Văn minh của Nhật không cống hiến gì lớn cho sự hình thành toàn diện vận mệnh nhân loại. Nhật thu nhận nhiều thứ mà hầu như không cho được gì. Tiếng Nhật cũng thế”. Nhưng theo thạc sĩ TCHIGA thì “tiếng Nhật đã trở thành tiếng Châu Âu, nhất là về lĩnh vực văn hoá: như từ: BONZE (nhà sư); FUNE (tàu, thuyền); KIMONO (áo ki-mô-nô); SAMURAI (võ sĩ đạo); HARAKIRI (mổ bụng); KAMIKAZE (thần phong); GEISHA (ả đào, nghệ giả); TENNÔ (thiên hoàng); JUDÔ (nhu đạo),…”. Số từ mới nói trên đã có mặt trong quyển từ điển “SHINGOBEN” của WEBSTER.

     Nhưng như đã nói, tiếng Nhật có ảnh hưởng lớn đối với các ngôn ngữ như AINU ở phía Bắc giáp nước Nhật, như KOSAZOKU và Triều Tiên, Trung Quốc giáp phía Tây, phía Nam. Nhưng tiếng AINU chịu ảnh hưởng nặng nhất. Trước đây, tiếng AINU là ngôn ngữ thuộc loại hình thái nên thay đổi ngôi thứ rất phức tạo, trong khi tiếng Nhật lại không thay đổi gì cả. Do đó người Nhật đã phê bình tiếng AINU là nói năng không đúng quy luật. Đúng là lí của kẻ mạnh. Tiếng AINU trước sự đàn áp của tiếng Nhật đã tàn dần cái quy luật cố hữu ấy của mình để chạy theo mẫu ngữ pháp của Nhật.

     Còn hai thứ tiếng Kôsazoku và Triều Tiên thì đã thu nhập ở tiếng Nhật những từ ngữ có tính văn hoá, như thạc sĩ Okura có nêu nhiều từ Yamato có mặt trong nhóm từ Triều Tiên qua quyển “Nghiên cứu về thổ ngữ của tiếng Triều Tiên”. Nhà tâm lí ngôn ngữ học Ôkubo lên tiếng cho rằng trước đó Triều Tiên nghèo nàn về từ ngữ luyến ái nhưng giờ đây đôi trai gái xứ này đã bắt đầu thì thầm dưới bóng cây AKASHIA những từ ngữ yêu đương pha trộn tiếng Nhật. Từ đó dẫn đến một dân tộc Triều Tiên mang tư tưởng Nho giáo. Cũng theo nhà tâm lí học này, khi Bắc Triều Tiên tấn công Nam Triều Tiên trước đây, có tin nói là họ dùng tiếng Nhật để ra lệnh (?).

     Riêng về tiếng Trung Quốc, thì Nhật Bản lại ảnh hưởng đến lớp từ kinh tế như CHUNMAITEN ( 仲買店) là người môi giới, kẻ trung gian, kể cả lớp từ luật pháp, kiện tụng. Nếu theo dõi lịch sử quan hệ Nhật-Trung ta sẽ phát hiện nhiều điều lí thú trong ngôn ngữ. Và nếu tra trong từ điển của Vương Vân Ngũ thì sẽ thấy có một lớp từ Nhật hoàn toàn.

     KOTOBA ( 言葉) : lời nói

TEGAMI ( 手紙) : bức thư

BAAI ( 場合) : trường hợp

     Tuy nhiên tiếng Nhật vào không qua lớp vỏ âm mà qua văn tự. Thật kì lạ! Ta nhớ lại Nhật chịu ảnh hưởng chữ viết của Hán thì ngược lại Nhật cũng trả đòn lại như thế. Nhưng khi người Trung Quốc nhận ngón đòn này thì họ gọi tên bằng âm Trung Quốc.Ta lấy một thí dụ điển hình cho dễ hiểu: Nhật nhận 3 văn tự Hán là 仲買店  để  hình thành chữ viết cho từ Nhật với lớp vỏ âm là NAKAGAININ (kẻ trung gian). Rồi Nhật trao trả lại các chữ viết ấy cho Trung Quốc để nước này đọc theo âm Hán là Chunmairen (người môi giới). Điều này tạo cho ta cảm giác như Nhật không thật sự tham dự vào việc cấu tạo lớp từ mới Trung Quốc, mà chỉ trả lại cái đã mượn để Trung Quốc sử dụng lại làm cái mới sau thời gian xa cách.

     Sau chiến tranh giữa Nhật và nhà Thanh, Trung Quốc đã chuyển mình sang quốc gia cận đại và đã mời các học giả Nhật Bản đến nước mình để lập hiến pháp dân quốc. Theo KINETÔKEISHU, một học giả nghiên cứu văn học Trung Quốc thì các thuật ngữ thời ấy như TETSUZUKI ( 手続き) (thủ tục), TORIKESHI ( 取消) (thủ tiêu) đã phát âm theo Nhật Bản, nhưng đến nay dấu vết này đã bị xoá nhoà. Những từ trên là những từ Nhật Bản (thủ tục, thủ tiêu) du nhập vào Trung Quốc. Rồi từ Trung Quốc tiến vào Việ Nam. Do đó nhiều học giả nhầm lẫn đó là lớp từ Hán Việt thuần túy.