Việt Nam học SO SÁNH: Thử nhìn VIỆT NAM và HOA KÌ qua chiếc gương soi lịch sử, văn hoá của hai đất nước (Phần 1)

1. Tự chữ và Quân chủ *

       Nếu lấy chiều dài lịch sử để đối chiếu so sánh giữa các quốc gia với nhau nhằm nói lên sức mạnh của một dân tộc thì thật là bất công. Nếu phải như thế thì lịch sử Hoa Kì còn non nớt vì không vượt trội hơn lịch sử của một vùng đất Nam Kì lục tỉnh của Việt Nam hay chỉ bằng một phần mười lịch sử của dân tộc này. Nhưng ngược lại! nếu lấy nền tự chủ để làm đối chứng giữa Hoa Kì và Việt Nam – thì thật là khập khiễng. Lịch sử cho thấy vì nền tự chủ của quần cư tạp chủng Hoa không bám rể vào nền tảng của một chế độ quân chủ lấy thần quyền của một vị chúa tể để cai trị bằng sự sùng bái mà chỉ có một nền tảng dân chủ lấy ý chí chung của dân chúng đa chủng tộc làm nguồn gốc để quản lí bằng sự bình đẳng, tự do theo pháp luật.

2. Bờ cõi và Đa chủng tộc *

       Nếu lấy sự nối dài của bờ cõi từ Bắc xuống Nam Kì thì Việt Nam đã cộng thêm nhiều dân tộc ở vùng Trung Bộ như Chăm, ở vùng Nam Bộ như dân tộc Hoa, Khơ-me, thì Hoa Kì như đã nối dài vùng đất châu Âu sang tận châu Mĩ để tập hợp thêm các dân tộc Anh, Pháp, Đức,… thì có thể đã có sự trùng hợp khá thú vị về môi trường địa lí!

3. Hiến pháp và Quyền con người *

       Nhưng nếu đi tìm điểm tương đồng khả dĩ nhất trong nền tảng chính trị thì có thế căn cứ vào hiến pháp của hai nước. Hiến pháp Hoa Kì mở ra từ năm 1787 đến nay vẫn tồn tại mạnh mẽ và bổ sung cho phù hợp với thời đại bằng hai mươi tu chính án vắn tắt. Trong khi đó Hiến pháp Việt Nam như có sự tiếp nhận từ Hiến pháp Hoa Kì cái phần cốt lõi về giá trị quyền con người. Cho đến nay Việt Nam vần đang đứng trên đôi chân của mình – kể từ 1945 – lấy nền tảng chính trị nhân bản để tiếp tục hình thành nên một xã hội Xã hội chủ nghĩa. Trong đó một nền luật pháp hiện đại đang từng bước liên tục xây dựng và cần sửa đổi theo từng thời kì lịch sử để bước vào một cộng đồng tự do và dân chủ theo nhịp sống của một xã hội nhân bản.

Hình Chợ An Nam - Hình Mổ bò
Hình 1: Chợ An Nam (1) – Hình 2: Mổ bò (2)
4. Phiên chợ và Phiên họp *

       Nếu lấy cuộc sống sinh hoạt tại các làng xã Việt Nam hay qua những phiên họp chợ tại những ngôi đình chùa (hình 1) với những cuộc sinh hoạt chính trị mang tính phe phái của các phường buôn, phường chèo,… luôn kịch bác lẫn nhau như mổ bò, mổ trâu (hình 2) thì không khác với các ứng cử viên chức vụ Tổng thống Hoa Kì hay trong các cuộc họp xây dựng bản Hiến pháp Hoa Kì (hình 3) trong các buổi chợ phiên, diễn thuyết mang tính mị dân bằng những ngôn ngữ bịp bợm, thái quá (hình 4).

Hình Cuộc họp xây dựng Bản Hiến pháp Hoa Kì  & Hình 4 Tranh luận, diễn thuyết tại các cuộc họp Hoa Kì
Hình 3: Cuộc họp xây dựng Bản Hiến pháp Hoa Kì (3) – Hình 4: Tranh luận, diễn thuyết tại các cuộc họp Hoa Kì
5. Nhân trị và Pháp trị *

       Tất cả cái tục lệ, tập quán,… trông lớp vỏ bề ngoài đáng “ghét” ấy của hai đất nước – thế mà Việt Nam và Hoa Kì vẫn luôn thống nhất trong nền tảng nhân trị (lấy lòng nhân ái) của đồng bào Kinh Thượng thuộc nhiều dân tộc khác nhau trên khắp vùng địa lí Việt Nam hay trong nền tảng pháp trị (căn cứ vào luật pháp) của dân tộc tạp chủng nhiều da màu, nhiều sắc tộc trên đất nước Hoa Kì (4). Đối với Việt Nam, từ những ngày đầu lịch sử đã sớm sản sinh ra nhiều nhà chính trị mở đường hoạt động Cách Mạng như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc… cũng như Hoa Kì đã sớm tạo ra những nhân vật đáng kính trong lãnh đạo đất nước Hoa Kì như Lincoln, Wilson, Franklin, Roosevelt, (5),...(có thế đây là yếu tố tương đồng!?). Nhưng nếu đi sâu hơn nữa để tìm hiểu thì nền độc lập Hoa Kì – kể từ năm 1776 đã đánh dấu cột mốc của bản tuyên ngôn về “tự do xí nghiệp” về “tư bản chủ nghĩađã pháti triển trên toàn cầu thì Việt Nam vào thời kì này cũng đã bắt đầu phát triển một nền kinh tể hàng hoá giao thương với các thương nhân châu Á và phương Tây. Đây là những nhân tố nung nấu tinh thần phát triển thương nghiệp tư nhân theo kiểu phương Tây ở thời là tiền tư bản. Nền kinh tế này đã gánh bớt tính chất tự túc tự cấp lấy nông nghiệp làm nền tảng và không tránh khỏi sự tồn tại nh cách địa chủ trong xã hội nông thôn Việt Nam. 

       Nhưng chế độ phong kiến mà nền kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước Việt Nam thời ấy với tên là nước Đại Việt đã không phát triển mạnh mẽ trong thế đứng tự chủ nên đã suy tàn vào cuối thế kỉ XVIII. Phải chăng vì thế….

6. Dân tộc dân chủ và Tự do dân chủ *

       Lịch sử Việt Nam đã nhanh chóng rơi vào tầm ngắm của sự phát triển của chủ nghĩa thực dân mà những người Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,… đã mở đường. Cuối cùng, đại diện chủ nghĩa thực dân đã thực sự phát triển qua bàn tay của Pháp trong mưu đồ xâm lược lâu dài tại Việt Nam và một số nơi khác tại Đông Dương, tại Phi Châu,… Từ đây lịch sử Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện giai cấp giàu nghèo, tư bản và vô sản. Những mâu thuẫn nói trên đã làm cho Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc có tầm vóc, có quy mô lớn – đánh động lòng yêu nước không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn nhiều dân tộc bị áp bức, bóc lột trên toàn thế giới – như một cuộc hô hào có tổ chức, có ý thức đế kêu gọi vùng lên tranh đấu đòi độc lập – một nhu cầu của nhân loại.

       Nhưng không rõ từ con đường chính trị nào đã dẫn đến mâu thuẫn giữa hai quốc gia Việt Nam và Hoa Kì. Phải chăng đây là sự xung đột giữa hai hệ tư tưởng – Đối với Việt Nam – ở đây là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà – vào thời điểm này – đang lãnh đạo một nửa nước Việt Nam ở miền Bắc mong ước được tiến hành một cuộc Cách mạng dân tộc, dân chủ theo một mục tiêu đã định. Còn bên là Hoa Kì đồng minh của một nửa nước Việt Nam (miền Nam) cũng theo đuổi một mục tiêu riêng của mình. Cả hai mục tiêu nói trên nếu rọi chung vào một chiếc gương soi thì rõ ràng là 2 hệ tư tưởng đối lập nhau. Đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì đây là cuộc chiến tranh nhằm thực hiện Cách mạng dân tộc dân ch và sự toàn vẹn lãnh thổ. Còn đối với Hoa Kì thì cũng nhằm tiến tới một giá trị tự do dân chủ theo như Hoa Kì đã tuyên bố khi mở đầu cuộc chiến tranh. Chiến tranh đã gây nên nhiều nỗi đau thương trên cơ thể và tâm hồn không chỉ riêng của dân tộc Việt Nam ở hai miền Nam Bắc mà còn cho cả đất nước Hoa Kì. Nỗi đau thương của bi kịch chiến tranh trong lịch sử đã được hàn gắn như câu ngạn ngữ của Pháp “cái gì giống nhau sẽ hội tụ lại nhau (ce quy ressembla s ‘assembla) và hai đất nước Việt Nam và Hoa Kì đã từng bước lại gần nhau qua chiếc gương soi với vẻ mặt cảm thông, xếp lại quá khứ trước cặp mắt ngạc nhiên của thế giới.

       Sau gần nửa thế kỉ, thế hệ ngày nay đã “giải mộng” về lòng tôn kính chung đối với dân tộc Việt Nam ở 2 miền là bàn thờ tổ tiên ông bà. Còn đối với Hoa Kì là sự đáng tiếc về một nấm mồ chiến tranh đang còn lưu giữ nhiều chứng tích xương máu của con em mình tại mảnh đât Việt Nam xa xôi. Quá khứ đã để lại nhiều bài học cho mỗi quốc gia, dân tộc. Nay thì hướng đến tương lai. Nghiên cứu Hoa Kì học hay Việt Nam học, không thể bỏ qua vấn đề này.

7. Giao chiến và Giao thương *

       Lịch sử Việt Nam như con tàu vượt biển đầy sóng gió trong suốt cả lộ trình kéo dài từ thời trung cổ đại. Trải qua nhiều cuộc thăng trầm từ giao chiến quân sự đến giao thông, văn hoá, thưong mại. ngôn ngữ…. Ngày nay, Việt Nam đã trở thành cửa ngõ giao dịch của nhiều tổ chức thương mại thế giới (WTO, tới đây là TPP). Từ những vinh quang và đau thương, tủi nhục trong suốt lộ trình lịch sử của hàng nghìn năm, đối đầu với những lực lượng hùng mạnh nhất thế giới vào từng thời kì (Trung Quốc, Pháp, Nhật,…) mi đây khoảng thi gian vừa khép lại là với Hoa Kì, Việt Nam đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lịch sử nhân loại – như tấm gương phản chiếu những nỗi khát vọng hoà bình, tự do ẩn giấu trong quá khứ, nay lại hội tụ trong tương lai thời đại này.

(Xem tiếp phần 2)

       PGS TS Nguyễn Mạnh Hùng

*: Tiêu đề do Ban Tu Thư thiết lập