Bảo tàng của sự đa dạng và sống động

Tác giả bài viết: VÕ QUANG TRỌNG

     Kể từ ngày khai trương đón khách tham quan đến nay, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (DTHVN) đã trải qua một cuộc hành trình hai mươi năm, ghi dấu những trăn trở, tìm tòi và sáng tạo không ngừng trong việc mở ra các hoạt động phục vụ nhu cầu tham quan, trải nghiệm của công chúng. Cùng với nghiên cứu, sưu tầm để tạo dựng nên nhiều cuộc trưng bày đa dạng, Bảo tàng DTHVN còn tổ chức nhiều cuộc trình diễn để biến bảo tàng từ một nơi trưng bày hiện vật tĩnh lặng thành một điểm tham quan sống động với nhiều hoạt động đa dạng, hấp dẫn công chúng. Thông qua các hoạt động, di sản văn hóa dân tộc được bảo tồn, gìn giữ, phát huy để lan tỏa và thấm sâu các giá trị, tạo sức hút mạnh mẽ tới đông đảo công chúng.

x
x x

1. Từ trưng bày

     Các dân tộc Việt Nam

     Ngoài nghiên cứu, sưu tầm thì trưng bày thường xuyên là nhiệm vụ chính của bất kỳ một bảo tàng nào. Không gian trưng bày thường xuyên có vai trò rất quan trọng đối với bảo tàng. Hiện vật, thiết kế đồ họa, hệ thống chiếu sáng, các thiết bị nghe-nhìn, thông tin khoa học, text giới thiệu, nội dung trưng bày… có hấp dẫn hay không và thông điệp nào của trưng bày chuyển tải đến công chúng cũng có ý nghĩa quan trọng.

     Các dân tộc Việt Nam là không gian trưng bày thường xuyên trong tòa Trống đồng được khai trương từ năm 1997, có khoảng 700 hiện vật của 54 dân tộc, gồm nhiều chất liệu: đồ vải, đồ giấy, đồ mây tre đan, đô da, đồ sừng, đồ gỗ, đồ gốm, sành sứ, kim loại… và rất đa dạng về loại hình: trang phục, đồ gia dụng, nông cụ, nhạc cụ, hiện vật nghi lễ, đồ chơi… phần lớn là hiện vật đời thường, trong đời sống hằng ngày. Các hiện vật được thể hiện khá bắt mắt, tạo dấu ấn đối với công chúng tham quan. Ngoài cây cột lễ của người Co, một tộc người thiểu số ở Quảng Ngãi được dựng tại trung tâm sảnh chính của tòa Trống đòng, không gian dẫn nhập là một sáng tạo của trưng bày thường xuyên này. Hệ thống chân dung các dân tộc được phân theo 5 ngữ hệ: Ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Nam đảo, ngữ hệ Thái – Kađai, ngữ hệ Hmông – Dao, ngữ hệ Hán – Tạng. Phía dưới bức tường dẫn nhập là một màn hình giới thiệu giọng nói của các dân tộc Việt Nam. Với thiết kế hiện đại và sinh động như thế nên các dân tộc, dù là đa số hay thiểu số, đồng bằng hay miền núi đều rất tự hào, còn du khách tham quan Bảo tàng luôn cảm thấy gàn gũi và ấm áp. cùng với hiện vật là hệ thống tư liệu, phim video, ảnh, bài viết minh họa, êtiket… được sử dụng một cách khoa học, họp lý trong trưng bày giúp công chúng tìm hiểu văn hóa các dân tộc một cách thuận lọi.

     Ngoài không gian trưng bày thường xuyên trong tòa Trống đồng, Bảo tàng còn mử ra khu trưng bày ngoài trời hay Vườn Kiến trúc, giới thiệu các ngôi nhà dân gian của một số dân tộc được sưu tầm ở nhiều vùng miền khác nhau hoặc do các chủ thể văn hóa về dựng mới tại đây gồm: nhà Chăm ở Ninh Thuận, nhà Việt ờ Thanh Hóa, nhà rông Bana ở Kon Tum, nhà dài Êđê ở Đắk Lắk, nhà mồ Giarai ờ Gia Lai, nhà mồ Cotu ở Quảng Nam, nhà Tày ờ Thái Nguyên, nhà Hmông ở Yên Bái, nhà Dao và nhà Hà Nhì ở Lào Cai. Tuy không tập hợp đầy đủ các công trình kiến trúc dân gian nhưng các ngôi nhà được dựng tại không gian trưng bày này lại rất đa dạng về loại hình. Ở đây có nhà trệt, nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất, nhà ngói, nhà lợp ván gỗ, nhà trình tường, nhà rông, nhà dài, nhà mồ và thủy đình. Không gian trưng bày ngoài trời còn có ghe ngo của người Khơme ở Sóc Trăng, lò rèn của người Nùng ở Cao Bằng, cối giã gạo bằng sức nước của người Dao ở Lào Cai và một số thuyền, xuồng nan… Các công trình kiến trúc dân gian nói trên được phân bố khá họp lý theo địa hình: vùng đồng bằng, vùng thung lũng, vùng giữa, vùng cao nguyên, vùng Trường Sơn – Tây Nguyên trên một khu đất rộng khoảng 2 ha.

     Khu trưng bày ngoài trời thường xuyên được chăm sóc, duy tu, bảo dưỡng để tăng độ bền và tuổi thọ cho các công trình và hiện vật. Khi càn, Bảo tàng mời cộng đồng, chủ thể văn hóa ở các địa phương đến để tiến hành sửa chữa. Cùng với hệ thống biển và panô giới thiệu về từng công trình kiến trúc tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh của khu trưng bày. Ngoài ra, trong mỗi ngôi nhà còn có màn hình video, góp phần giới thiệu tới công chúng tham quan những nét văn hóa tộc người đặc sắc và sống động.

     Trong một không gian rọp bóng nhiều loại cây xanh, các công trình kiến trúc dân gian như được tô điểm thêm vẻ đẹp của thiên nhiên để biến nơi đây thành điểm nhấn quan trọng trong hành trình tham quan của du khách mỗi lần đến với Bảo tàng DTHVN. Đây còn là địa điểm giới thiệu và trình diễn văn hóa phi vật thể vào những ngày tổ chức các hoạt động như: Tết Nguyên đán, ngày Quốc tế Thiếu nhi, tết Trung thu và những dịp trình diễn không thường xuyên khác. Cùng với trưng bày Các dân tộc Việt Nam, không gian trưng bày ngoài trời, một sáng tạo đầu tiên ở Việt Nam, góp phần giới thiệu, tôn vinh các giá trị di sản văn hóa cũng như cuộc sổng vốn rất đa dạng của các dân tộc Việt Nam.

2. Đến trưng bày

     Văn hóa Đông Nam Á

     Vào cuối năm 2013, tòa nhà mới có kiến trúc khá ấn tượng được khánh thành mang tên tòa Cánh diều và không gian trưng bày Văn hóa Đông Nam Á chính thức khai trương để đón khách tham quan đã mở ra một hướng mới đối với Bảo tàng DTHVN. Từ đây, Bảo tàng không chỉ trưng bày văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam mà còn có trách nhiệm giới thiệu văn hóa của các nước trong khu vực. Với việc khai trương trưng bày văn hóa của các cư dân Đông Nam Á tại Bảo tàng DTHVN, có thể nói, đây là bảo tàng đầu tiên ở châu Á giới thiệu văn hóa các nước trong khu vực một cách có hệ thống.

     Với 5 chủ đề chính: Đồ vải; Đời sống hằng ngày; Đời sống xã hội; Nghệ thuật biểu diễn; Tôn giáo, cùng với hệ thống tủ bục, giá kệ, bài viết giới thiệu, êtiket... được thiết kế chuyên nghiệp, hệ thống đồ họa mới lạ, hệ thống panô bằng kính… tạo nên một không gian trưng bày hiện đại và đẳng cấp của một hình mẫu trưng bày tiên tiến. Trưng bày góp phần chuyển tải đến công chúng tham quan về sự đa dạng trong văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á. Ngoài việc tôn vinh văn hóa các dân tộc trong khu vực, đây còn là sự thể hiện hành động cụ thể của Việt Nam, một thành viên tích cực trong cộng đồng ASEAN.

     Ba không gian trưng bày thường xuyên: Các dân tộc Việt Nam, Vườn Kiến trúc, Văn hóa Đông Nam Á và các trưng bày hiến tặng: Tranh kính Indonesia, Một thoáng châu Á, Vòng quanh thế giới, được khai trương vào các năm 2014 – 2015, không chỉ góp phàn tạo nên sự đa dạng trong trưng bày thường xuyên mà còn xác lập nền tảng và làm nên “linh hồn” của Bảo tàng DTHVN.

3. Trưng bày nhất thời:

     Tạo dấu ấn mới

     Ngoài trưng bày thường xuyên, Bảo tàng DTHVN còn tổ chức các trưng bày nhất thòi (còn gọi là trưng bày chuyên đề). Trưng bày nhất thời tuy diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định (vài tuần đến vài năm) nhưng đã góp phần vào việc bổ sung và làm sâu sắc thêm trưng bày thường xuyên. Có thể nói, từ khi khai trương Bảo tàng đến nay, hệ thống trưng bày nhất thời đã có những đóng góp quan trọng vào việc làm mới không gian trưng bày của Bảo tàng và tăng sức hấp dẫn đối với khách tham quan. Là bảo tàng đi đầu trong việc thể hiện những quan niệm mới về trưng bày, vì vậy, nhiều cuộc trưng bày nhất thời do Bảo tàng tổ chức và phối hợp thực hiện thể hiện sự đa dạng trong nội dung, hình thức, loại hình trưng bày, cách tiếp cận, mang tính chuyên nghiệp cao, phản ánh những vấn đề của đời sống xã hội cả truyền thống và đương đại, gợi mở nhiều vấn đề đối với người xem, để cùng suy ngẫm, chiêm nghiệm, phản biện… được công chúng trong và ngoài nước đánh giá cao.

     Trong hệ thống trưng bày nhất thời, trước hết phải kể đến trưng bày theo kiểu “truyền thống”, một loại hình trưng bày phản ánh những vấn đề của quá khứ, đề cập đến những vấn đề của ngày hôm qua, phần lớn liên quan đến nông thôn, nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi như: Câu chuyện về những tấm thêu và thổ cẩm truyền thống của người Thái ở Quỳ Châu – Nghệ An (1998), Tết trẻ em (1999), Cuộc sống cư dân làng chài Cửa Vạn ở vịnh Hạ Long (2004), Chúng tôi ăn rừng – Georges Condominas ở Sa Luk (2007), Âm nhạc còng chiêng Tây Nguyên, phối hợp với Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (2009); Tây Nguyên những năm 50 của thế kỷ XX (2014)…

     Ngoài việc tổ chức các trưng bày “truyền thống”, Bảo tàng quan tâm đến những vấn đề đô thị, đương đại được dư luận quan tâm. Đó là vấn đề đất đai trong quá trình đô thị hóa, về những người nông dân bị mất đất phải chuyển đổi sinh kế khi làng quê bỗng chuyển thành đô thị qua trưng bày Từ làng đến phố – Ảnh ký của người Lơi Xá (2008). Đó là trưng bày của nhóm các em học sinh quan tâm đến môi trường sống ở Thủ đô được thể hiện trong Hanoi & Us. Cũng là vấn đề môi trường ờ Hà Nội, trưng bày Gương? Nếu dòng sông biết nói, phối hợp với Trung tâm hành động vì sự phát triển Đô thị (2008) với nhiều hình ảnh và biết bao câu chuyện sẻ chia những trăn trử, nhức nhối về các con sông, ao hồ vốn trước đây là vẻ đẹp tạo nên sự thơ mộng của Thủ đô thì nay đang bị bức tử bởi rác và nước thải do sự thiếu ý thức của một số người.

     Đó là trưng bày những vấn đề xã hội: Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp 1975 – 1986 (2006); trưng bày vấn đề đương đại xuyên quốc gia qua Đường 9 – Cơ hội và thách thức (2009). Đó là sự chia sẻ câu chuyện của những người bị căn bệnh thế kỷ qua Nỗi đau và Hy vọng – 20 năm HIV/AIDS ở Việt Nam (2010), phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Y tế Cộng đồng. Đó là giáo dục sức khỏe sinh sản, giới tính cho lứa tuổi vị thành niên thông qua trưng bày Chuyện của người đang lớn (2013), phối hợp với Văn phòng đại diện tổ chức UNESCO ở Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức. Trong đó, Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp 1975 – 1986 (2006) là trưng bày tạo dấu ấn đặc biệt, không chỉ hoài niệm về một thời vừa mới đi qua mà còn là một trưng bày nhất thời có ý nghĩa phản biện xã hội sâu sắc. Tiếng ngân của cuộc trưng bày vẫn còn rung động người xem đển hôm nay.

     Những cuộc trưng bày nhất thời còn được thể hiện ở những vấn đề mang tính “nhạy cảm”: Sống trong bí tích – Văn hóa Công giáo đương đại Việt Nam (2008); trưng bày về tín ngưỡng: Đạo Phật và tín ngưỡng Việt qua cảm thụ của họa sĩ Trịnh Yên [2008), trưng bày Trở thành đàn ông: Lễ thành đinh và hội kín của người Bamana ở Mali (2012)… Dù trưng bày về tôn giáo, tín ngưỡng nhưng cách tiếp cận của Bảo tàng từ nhiều góc độ, trong đó cơ sử quan trọng vẫn dựa trên nền tảng văn hóa. Và, vì vậy, mỗi cuộc trưng bày luôn chuyển tải đến người xem cách thể hiện mới, phù hợp, dễ chấp nhận, qua đó góp phần làm giàu tri thức và sự hiểu biết cho công chúng tham quan.

     Không chỉ trưng bày ở trong nước mà còn mở ra trưng bày ở nước ngoài: Việt Nam – Những cuộc hành trình của con người, tinh thần và linh hồn (2003); Câu chuyện Mê Công – Thách thức và ước mơ (2009), phối họp với Bảo tàng Văn minh thế giới của Thụy Điển, Bảo tàng Quốc gia Lào và Bảo tàng Quốc gia Campuchia; Ánh nhìn chéo – Truyền thống lễ hội Vaỉ de Marne & Yên Bái (2012), phối họp với tỉnh Yên Bái và tỉnh Val de Marne – Cộng hòa Pháp tổ chức.

     Ngoài các trưng bày do cán bộ Bảo tàng tổ chức thực hiện còn phải kể đến loại hình trưng bày cộng đồng, photovoice: Thế giới trong con mất trẻ em Hmông (2003); Bảo tồn nghề dệt của người Lào ở Na Hang, Điện Biên [2003); Nghề đúc đòng Đại Bái, Bắc Ninh (2003); Từ làng đến phố – Ảnh ký của người Lai Xá (2008); Chuyện ở thành phố: Những giọng nói cộng đồng (2011]…

     Có thể nói, các trưng bày nhất thời ở Bảo tàng rất đa dạng. Đó là sự đa dạng về nội dung, loại hình và cách thể hiện trưng bày… Điều đó không chỉ góp phần vào việc giới thiệu, quảng bá các giá trị mà còn là giải pháp để lưu giữ, bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc. Chính văn hóa các dân tộc vừa đa dạng, vừa phong phú là chất liệu quan trọng góp phần tạo nên nhiều cuộc trưng bày nhất thời vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn sinh động. Với hàng trăm cuộc trưng bày có quy mô lớn nhỏ khác nhau cho thấy sự phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức thể hiện và với nhiều cách thức tiếp cận đã chuyển tải nhiều vấn đề được công chúng quan tâm.

4. Trình diễn văn hóa phi vật thể:

     Tạo sự sống động

     Nhưng Bảo tàng không chỉ có trưng bày và nếu không đa dạng các hoạt động sẽ khó thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Việc triển khai các hoạt động sẽ làm cho Bảo tàng có khí sắc tươi mới và sinh động hơn. Nhờ đó, những trải nghiệm của công chúng sẽ thú vị hơn, cảm nhận về giá trị di sản sẽ sâu sắc hơn. Nhiều hoạt động trình diễn bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể do Bảo tàng tổ chức góp phần quan trọng tạo nên sự sống động và hấp dẫn công chúng tham quan.

     4.1. Nơi hội tụ của nghề thủ công truyền thống

     Ở nước ta có nhiều nghề thủ công truyền thống. Mỗi nghề thủ công gắn với từng địa phương, vùng miền, cộng đồng tộc người. Cùng với nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, việc tổ chức cho cán bộ đến các địa phương để tiến hành khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn nghề thủ công đưa về trình diễn là một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra ngay từ khi Bảo tàng đi vào hoạt động. Có thể nói, hoạt động trình diễn nghề thủ công tại Bảo tàng góp phàn tạo nên sức sống mới, làm cho không gian trưng bày thêm sinh động. Trong mỗi cuộc trình diễn, nghệ nhân mang theo kỹ năng, kỹ thuật, quy trình tạo tác sản phẩm của một nghề thủ công nào đó để trình diễn, giới thiệu, kết hợp với trưng bày sản phẩm và giao lưu với công chúng đã tạo cho du khách những trải nghiệm thú vị.

     Sự hội tụ của nhiều nghề thủ công tại đây đã tạo cho Bảo tàng một không khí sống động. Có thể điểm qua một số cuộc trình diễn để thấy sự đa dạng của loại hình này. Nghề dệt có các tìn h diễn: Kỹ thuật dệt và tạo hoa văn bằng sáp ong của người Hmông; Nghề dệt vải và thổ câm của các dân tộc Thái, Cơtu, Việt. Nghề đan lát có các hoạt động; Nghề đan lát của người Khơmú ở Kỳ Sơn, Nghệ An; Ngày hội tre trúc các nước khu vực sông Mê Công. Nghề làm ngư cụ có hoạt động: Chế tác ngư cụ của người Việt ở Quảng Ninh. Với nghề làm gốm có các trình diễn: Kỹ thuật làm gốm của các dân tộc Thái, Chăm, Việt; Nghề gốm làng Trù (Đô Lương, Nghệ An); Nghê gốm Bâu Trúc. Với nghề rèn đúc có hoạt động: Ngày hội rèn đúc của các dân tộc Nùng, Hmông, Việt; Nghề rèn của người Việt, Dao, Hmông. Nghề thuốc nam có Làng thuốc nam Đại Yên. về nghệ thuật có Nghệ thuật thư pháp thể thiếu trong nhiều hoạt động ở Bảo tàng DTHVN. Các tộc người ở Tây Nguyên như: Bana, Xơđăng, Gié-Triêng, Brâu, Giarai, Êđê, Mnông, Raglây, … luôn rộn ràng trong điệu cồng chiêng và xoang. Sức cuốn hút không chỉ bửi âm nhạc, điệu xoang mềm mại, nhịp nhàng hay với tiết tấu nhanh khơi gợi tính chất hoang dã hòa quyện trong những chiếc váy nhiều hoa văn đậm sắc thái dân tộc. Mỗi nhịp xoang với những giai điệu cồng chiêng vang lên là không gian trình diễn thu hút người xem để rồi tất cả cùng hòa nhịp theo vòng xoang tạo nên sự hòa đồng vui nhộn giữa công chúng và người trình diễn. Chính sự giao lưu này đã tạo nên chất xúc tác cho mọi hoạt động trình diễn tại Bảo tàng DTHVN. Du khách không chỉ thưửng thức tài nghệ của người nghệ nhân, được hòa đồng trải nghiệm mà còn được giao lưu giữa người dân và du khách tạo nên chất men làm cho mọi hoạt động tại Bảo tàng luôn sôi động, hấp dẫn công chúng.

     Khách tham quan còn được chứng kiến sự khéo léo của các nghệ nhân trong việc chế biến các món ăn với nhiều hương vị đậm chất dân gian của các dân tộc đến từ ba miền Bắc, Trung, Nam. Đến với Bảo tàng vào những dịp tổ chức các hoạt động, du khách không chỉ được xem mà còn tự trải nghiệm qua hướng dẫn của nghệ nhân để tạo nên những món ăn hấp dẫn. Hương vị ẩm thực đa dạng của nhiều địa phương làm cho không khí trong Bảo tàng như nhộn nhịp và rộn ràng hơn.

     4.3. Sức hút của trò chơi dân gian đối với giới trẻ

     Trong các hoạt động diễn ra tại Bảo tàng, trò chơi dân gian là một trong những loại hình chiếm nội dung lớn trong mỗi chương trình. Nhiều năm qua, Bảo tàng DTHVN đã tiến hành sưu tầm nhiều trò chơi dân gian của các tộc người và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho công chúng rất hiệu quả. Cho đến nay, loại hình này chiếm phần lớn trong chương trình hoạt động của Bảo tàng và với sự tham gia đông đảo của du khách, nhất là giới trẻ. Trò chơi của các dân tộc vốn rất phong phú đa dạng và quan trọng nhất đó là mang tính tập thể. Vì vậy, mỗi lần chơi, loại hình này luôn tạo nên sự náo nhiệt, khiển người chơi thêm háo hức. Nhìn chung, trò chơi dân gian thường đơn giản, dễ chơi, phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính, tạo nên niềm hửng khởi với người chơi. Đây còn là loại hình tích hợp nhiều giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí, giúp tăng cường thể lực, rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, sự phản xạ nhanh nhẹn, khéo léo, giáo dục và bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn con người. Với trẻ em, trò chơi dân gian có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển các tổ chất con người.

     Trải qua hàng nghìn năm, trò chơi dân gian được chắt lọc, bồi đắp và làm phong phú thêm di sản văn hóa của dân tộc. Chơi trò chơi dân gian không chỉ giúp giới trẻ hiểu sâu văn hóa của cha ông mà còn góp phần bảo tồn và giữ gìn truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc. Có biết bao trò chơi dân gian gắn với đặc điểm của mỗi vùng miền, với cây trái miệt vườn, thấm đẫm sắc thái văn hóa của dân tộc đã làm cho loại hình di sản văn hóa này thêm đa dạng, phong phú góp phần làm cho bản sắc văn hóa dân tộc thêm đậm đà.

     Được tắm mình trong thế giới trò chơi dân gian, nơi kết tinh di sản văn hóa giàu bản sắc từ ngàn đời của cha ông không chỉ là điều thú vị và hạnh phúc mà còn là dịp hướng về cội nguồn dân tộc, hiểu thêm giá trị văn hóa của cha ông, góp phần làm trong sáng thêm tâm hồn con người, nhất là đối với giới trẻ. Với tâm hồn trong sáng, được bồi đắp thêm vốn văn hóa dân tộc, đó là cơ sử quan trọng để giới trẻ có thêm nhiệt huyết trong cuộc sống, học tập, lao động sáng tạo và cống hiến vì quê hương đất nước. Trò chơi dân gian giúp tăng cường sự giao tiếp xã hội, cải thiện mối quan hệ trong tập thể. Thông qua các hoạt động vui chơi, trẻ em được phát triển trí tuệ, thể chất, tinh thần, tình cảm và các quan hệ xã hội, góp phần phát triển nhân cách của các em. Qua đó, giá trị nhân văn từng bước được làm giàu thêm và phong phú hơn. Cũng qua trò chơi dân gian, tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước được cảm nhận sâu lắng hơn, tình cảm, nhân cách con người được hình thành và bồi đắp phong phú hơn để chắp cánh cho giới trẻ bước vào đời với niềm tin vững chắc.

     Hiểu rõ những giá trị của trò chơi dân gian, Bảo tàng lần lượt đưa loại hình này vào các chương trình hoạt động để đáp ứng nhu cầu của đông đảo du khách. Tùy thuộc vào mỗi lứa tuổi, giới tính, người chơi có thể lựa chọn cho mình loại trò chơi thích họp mà mình ưa thích. Trong thế giới trò chơi, du khách có thể trải nghiệm loại trò chơi vận động toàn thân hay vận động một vài bộ phận để tăng thể lực, sự dẻo dai, sức bật, độ dướn. Cũng có thể lựa chọn loại trò chơi nhẹ nhàng, nhanh tay, nhanh mắt hoặc loại trò chơi thiên về trí tuệ, luyện khả năng tính toán chính xác, ứng đối nhanh. Loại trò chơi kết hợp với đồng dao luôn được các bé gái ưa thích. Việc vừa chơi vừa hát tạo nên không khí vui vẻ giữa những người chơi.

     Việc tổ chức làm đồ chơi dân gian như: chong chóng, tết các con vật bằng các nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, nặn hoa quả bằng bột, tô vẽ hoa quả, con giống… tạo nên sự đa dạng trong hoạt động tại Bảo tàng, góp phần làm cho các chương trình giàu sức sống.

     4.4. Làm sống lại một loại hình nghệ thuật độc đáo:

     Múa rối nước dân gian

     Múa rối nước là loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc của dân tộc. Nông thôn ử đồng bằng Bắc Bộ là cái nôi sinh thành và nuôi dưỡng loại hình nghệ thuật dân gian này suốt nghìn năm nay. Tuy nhiên, những năm gần đây, do chịu sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, loại hình nghệ thuật múa rối nước có nguy cơ bị mai một. Thực tế đã có một số phường rối không còn đất diễn vì thiếu cơ sờ vật chất, nguồn lực tài chính và cả khán giả nên tự giải thể, một số phường hoạt động cầm chừng, rất khó phát triển loại hình nghệ thuật đặc sắc của dần tộc. Từ thực tế đó, Bảo tàng DTHVN đã tổ chức cho các phường rối đến trình diễn tại thủy đình trong khuôn viên ngoài trời. Nhờ đó, một số phường rối được tái lập lại, củng cố, luyện tập, đánh thức một loại hình nghệ thuật độc đáo tiềm ẩn nguy cơ mai một tại nhiều địa phương. Nhiều năm qua, 16 phường rối nước từ các làng quê nông thôn ở đồng bằng Bắc Bộ lần lượt đến Bảo tàng trình diễn nhiều tiết mục, tích trò hấp dẫn. Thủy đình mới được đãu tư xây dựng theo kiến trúc truyền thống, thuộc vào loại đẹp nhất trong hệ thống thủy đình ở nước ta hiện nay là điểm đến trình diễn của các phường rối nước dân gian. Trong không gian có nhiều cây xanh và dân dã, thủy đình có thể coi là nơi trình diễn rối nước lí tưửng nhất hiện nay đối với các phường rối nước dân gian. Nhờ đó, khách tham quan Bảo tàng có thêm sự khám phá, trải nghiệm thú vị về một loại hình di sản văn hóa độc đáo của dân tộc. Múa rối nước dân gian chính là điểm nhấn quan trọng trong hoạt động của Bảo tàng. Các phường rối nước dân gian thay phiên nhau đến Bảo tàng trình diễn là dịp để các nghệ nhân thể hiện tài nghệ điều khiển quân rối. Với bàn tay khéo léo của mình, các nghệ nhân điều khiển quân rối di chuyển nhịp nhàng theo làn điệu âm nhạc và lời ca mượt mà, thiết tha, bay bổng gắn với nội dung các tích trò trong các câu chuyện cổ. Việc trình diễn rối nước dân gian định kì, đều đặn không chỉ duy trì, phục hồi mà còn giúp các phường rối nước có điều kiện để phát triển. Nhiều tích trò phản ánh đời sống dân dã ở các vùng thôn quê như sự mộc mạc của chú Tễu; cùng với cảnh: xuống đồng, cày cấy, đánh cá, chăn vịt, quay tơ, dệt lụa, múa rồng, múa lân, chọi trâu, đấu vật, đua thuyền… được trình diễn tại đây góp phần tạo cảm giác thích thú cho người xem. Những quân rối được điều khiển từ bàn tay khéo léo của những người nông dân – nghệ nhân, được phụ họa thêm nhạc nền, lời nói bộ, và các làn điệu dân ca đặc sắc… làm cho các tích trò thêm tinh tế và vui nhộn. Nhiều tiết mục mới được sáng tạo trong quá trình biểu diễn. Không ít phường rối học hỏi lẫn nhau, cải biến để chương trình biểu diễn của phường mình thêm phong phú và hấp dẫn. Nhờ đó, rối nước dân gian không chỉ được bảo tồn, lưu giữ trong cộng đồng để có thêm sức sống, mà giá trị của nó thêm sức lan tỏa.

5. Kết luận

     Một trong những đóng góp quan trọng đánh dấu sự thành công của Bảo tàng DTHVN là đề cao vai trò của chủ thể văn hóa. Nhiều năm qua, Bảo tàng DTHVN đã mử rộng mối quan hệ với cộng đồng trải khắp nhiều địa phương. Chính cộng đồng đã góp phàn tạo nên một Bảo tàng sống động với nhiều hoạt động đa dạng. Đồng thòi, Bảo tàng là cầu nối để văn hóa của đông bào các dân tộc từ nhiều vùng miền hội tụ về đây khoe sắc và tỏa hương, có thể nói, cộng đồng đã thổi hồn và làm sống động các loại hình di sản văn hóa. Họ về Bảo tàng như trở về ngôi nhà chung để trình diễn nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật dân gian, các loại hình dân ca, múa dân gian, trò choi, trò diễn dân gian. Những hoạt động trình diễn tại Bảo tàng là cơ hội để người dân, chủ thể văn hóa có dịp giao lưu với công chúng trong và ngoài nước để du khách có thể tiếp cận, tìm hiểu kĩ hơn và từ đó cũng thấm sâu hơn giá trị của các loại hình di sản. Cái được lớn nhất và cũng là thành công nhất của Bảo tàng trong suốt chặng đường vừa qua là đã trực tiếp giúp công chúng đến tham quan hiểu và nắm bắt cụ thể hơn giá trị của nhiều loại hình di sản văn hóa. Thông qua trưng bày, trình diễn, công chúng được trải nghiệm và làm giàu thêm vốn tri thức văn hóa từ các cộng đồng – những chủ thể sáng tạo văn hóa của nhiều vùng miền, ờ nhiều địa phương với nhiều tộc người khác nhau. Qua đó, khách tham quan Bảo tàng có dịp khám phá văn hóa của mỗi cộng đồng tộc người để tãng cường sự hiểu biết lẫn nhau về văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Tôn trọng chủ thể văn hóa, tôn trọng cộng đồng sáng tạo văn hóa, dựa vào cộng đồng và trao quyền cho họ là quan điểm mới trong trình bày và giói thiệu văn hóa của Bảo tàng DTHVN.

     Với nhiều hoạt động phong phú như: nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, trình diễn… về văn hóa của các dân tộc, Bảo tàng DTHVN không chỉ là trung tâm lưu giữ hiện vật, tư liệu về đời sống vật chất và tinh thần của các tộc người mà còn là điểm sáng văn hóa để cho các loại hình di sản phát huy giá trị, tỏa hương sắc.

     Đa dạng hóa các hoạt động đã phát huy được thế mạnh của Bảo tàng DTHVN trong việc khai thác sự phong phú của nhiều loại hình di sản để mở ra các phương thức khác nhau, giúp công chúng có thêm sự khám phá, trải nghiệm nhằm kích thích khả năng và sự hứng thú của du khách đối với các giá trị văn hóa của nhiều vùng miền, địa phương, tộc người. Đa dạng hóa các hoạt động còn tạo điểm nhấn thú vị trong hoạt động của Bảo tàng tăng sức hấp dẫn đối với công chúng, khắc phục sự tĩnh lặng, đơn điệu và buồn tẻ, làm cho Bảo tàng sống động hơn, hấp dẫn, thu hút đông đảo khách đến Bảo tàng tham quan. Thông qua các hoạt động, Bảo tàng còn góp phần nâng cao lòng tự hào của công chúng đối với di sản văn hóa, từ đó khích lệ ý thức bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc.

     Để phát huy có hiệu quả các hoạt động tại bảo tàng, trong trong thời gian tới, việc đưa các nghệ nhân đến trình diễn cần chú ý nhiều hơn đến các cộng đồng, tộc người ở vùng sâu, vùng xa, các dân tộc có dân số ít, vùng biển đảo mà lâu nay chưa được giới thiệu ở Bảo tàng. Nhìn chung, đa dạng hóa các hoạt động là hướng đi đúng và cần thiết đối với Bảo tàng DTHVN nhất là trong bối cảnh hiện nay. Đa dạng hóa các hoạt động không chỉ tạo sức sống cho bảo tàng, mở ra nhiều khám phá, trải nghiệm thú vị của công chúng đối với di sản mà còn kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, đổi mới của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong việc làm phong phú thêm các hoạt động, tạo sự sống động và hấp dẫn du khách tham quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

     Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, tập VII, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (2011).

     Tạp chí Báo tàng & Nhân học, số 3/2014.

     Tạp chí Bảo tàng & Nhân học, số 3/2015.

Nguồn: Để có một bảo tàng sống động, Nxb Thế Giới, Hà Nội, 2017

Ban Tu Thư (thanhdiavietnamhoc.com)

Download file (PDF): Bảo tàng của sự đa dạng và sống động (Tác giả: Võ Quang Trọng)