Chức năng tương tế của đình trong bối cảnh đô thị hóa ở Bình Dương

Bài viết phát hiện và phân tích sự biến đổi chức năng tương tế của đình ở các điểm dân cư có mức độ đô thị hóa khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa đình với người cúng đình thông qua lễ bái quan hiện vẫn còn duy trì đầy đủ, đảm bảo chức năng tương tế tại các đình được khảo sát. Chức năng tương tế của đình nếu được duy trì sẽ góp phần cố kết cộng đồng người cúng đình và dự báo khả năng tồn sinh của đình trong bối cảnh đô thị hóa.

Xem chi tiết

Nhận diện kiến trúc đình làng vùng Phú Xuân thời chúa Nguyễn (Phần 2)

Như vậy, so với việc mô tả các công trình kiến trúc dân gian ở Phú Xuân thời các chúa Nguyễn thì kiến trúc chùa, am, miếu được nhắc đến nhiều dưới ngòi bút của các thiền sư và một số tác giả nước ngoài. Trong khi đó, kiến trúc đình làng giai đoạn đó lại bị bỏ ngõ, vậy nên những nhận diện ban đầu của chúng tôi về kiến trúc đình làng vùng Phú Xuân thời chúa Nguyễn phần nào tái hiện được một di sản văn hóa vật thể mà ở đó thể hiện đầy đủ các yếu tố địa hình, địa giới hành chính, văn hóa nghệ thuật, kiến trúc dân gian, văn tự, văn bia đình.

Xem chi tiết

Nhận diện kiến trúc đình làng vùng Phú Xuân thời chúa Nguyễn (Phần 1)

Thời các chúa Nguyễn, Phú Xuân đã hai lần được chọn làm chính dinh: lần thứ nhất (1687–1712) dưới thời chúa Nguyễn Phúc Thái và lần hai (1738–1775) dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Trong cả hai lần này, các chúa Nguyễn đã để lại nhiều dấu ấn về các công trình kiến trúc, trong đó có kiến trúc đình làng. Tuy nhiên, hiện nay những dấu xưa ấy đã không còn mà sự thay đổi qua thời gian khiến những đình làng xưa không còn nguyên vẹn về mọi mặt…

Xem chi tiết

Khái quát về sự hình thành và phát triển của Đình làng Việt Nam (Phần 2)

Đình làng còn là một trung tâm sinh hoạt văn hóa riêng của làng theo kiểu thức “trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng đó thờ”. Đình làng là nơi tập hợp dân đinh khi có việc làng, đồng thời cũng là nơi hội họp thường xuyên của các hội đồng kỳ mục, nơi khao thưởng đón tiếp quan chức cấp trên, đón tiếp người đỗ đạt… Đình làng là nơi thờ Thành hoàng làng, đương nhiên vai trò của đình làng còn lệ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của từng làng mà sẽ có thêm một vài chức năng khác.

Xem chi tiết

Khái quát về sự hình thành và phát triển của Đình làng Việt Nam (Phần 1)

Nhiều loại hình kiến trúc cổ truyền của người Việt còn lại tới ngày nay, có thể tạm phân định thành kiến trúc nhà ở dân gian, kiến trúc cung điện, lăng tẩm, thành quách, kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng… Trong những kiến trúc kể trên, chúng ta không thể tiếp cận được với bất kể một ngôi nhà dân gian nào có từ giữa thế kỷ XVII trở về trước. Từ giữa thế kỷ XVII trở về sau cùng lắm chỉ có thể tìm được những kiến trúc nhà thờ họ kiêm nhà ở, còn nhà ở thông thường chủ yếu là sản phẩm của thế kỷ XX về sau…

Xem chi tiết

BÀN thêm về nguồn gốc Đình làng

 Đình làng là một thiết chế văn hóa, tín ngưỡng có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân người Việt trong lịch sử cũng như đương đại. Bởi vậy, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về đình qua nhiều phương diện,trong đó có việc truy nguyên nguồn gốc đình làng. Lâu nay, cũng đã có một số tác giả bàn về nguồn gốc đình làng, song ý kiến còn khác nhau, và hầu hết các tác giả đều chưa đưa ra được những cứ liệu đáng tin cậy về mặt lịch sử cũng như về mặt khoa học.

Xem chi tiết