“TIẾNG VIỆT từ thế kỷ thứ 17 (Phần 42): các cách dùng TRỐNG MỘT, GIỮ/CẦM CANH, NHÀ ĐIẾM/DỎ, TRẮC ẢNH, THÌ GIỜ” – Phần 1

Phần này bàn về các cách dùng trống một, trống hai, giữ canh, cầm canh, nhà điếm, tuần điếm từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo, cũng như các cách nói liên hê như đêm năm canh. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm cùng thời hay sau đó…

Xem chi tiết

Rằm tháng bảy, kể chuyện hiếu thảo

Người ta hay gán lễ rằm tháng bảy với cái ý ‘báo hiếu’, song le, rằm tháng bảy trong văn hóa Thái và đạo ‘hiếu’ trong văn hóa Tàu là hai chuyện khác nhau. Cái ý ‘hiếu’ 孝 đã có từ thời đồ đồng hồi trào Châu, sau đó, Khổng Tử, cách nay khoảng 2500 năm, trong chương 2 cuốn Luận Ngữ, cắt nghĩa đạo hiếu bằng mấy cách, thí dụ như sau: ….

Xem chi tiết

Không gian nhà trạm trong thơ chữ Hán Nguyễn Đề, Nguyễn Du và Nguyễn Hành

Theo thống kê trong 68 bài thơ chữ Hán có sự xuất hiện của hình ảnh nhà trạm của ba tác giả Nguyễn Đề, Nguyễn Du và Nguyễn Hành, người viết nhận thấy có khoảng 61 tên gọi khác nhau được các nhà thơ sử dụng khi viết về hình ảnh này. Một số tên gọi của hình ảnh nhà trạm xuất hiện trong thơ: Từ những tên gọi chỉ chung về nhà trạm: Dịch gia, gia, viện, (thâm) đường, tiểu điếm, tiểu các, trú cửu, thất, (đông/tây) gia, khách xá, càn khôn, ốc, (bế) hộ…  cho đến những tên gọi riêng biệt: Quỳnh Châu, Nam Hải, Tây Hà dịch, Trinh Dương, Thanh Khê, Đồng Xuân thậm chí nhà trạm còn được gọi tên bằng những phần đặc trưng gắn liền với nó như: (tiểu) song, (sài) môn, (bế) môn, đình, thiềm đầu, bất khai, (hoại) bích, (đông) bích…

Xem chi tiết

Nguồn gốc người Việt – Bài 1

Với loạt bài này, tôi muốn trình bày một số kết quả khảo cứu đã công bố mới đây, mà phần lớn là của học giả phương tây, mong đem lại cho độc giả đôi ba mẩu dữ liệu đáng tin, liên quan tới chủ đề ‘nguồn gốc người Việt’. Chủ đề này dễ gây ra ‘không khí căng thẳng’, nên, trước hết, tôi sẽ kể một câu chuyện ngồ ngộ đã coi trong sách giáo khoa hồi nhỏ…

Xem chi tiết

“Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng vợ lẻ, lặng lẻ … vào thời LM de Rhodes và những hệ luỵ” (phần 38) – Phần 1

Phần này bàn về cách dùng đặc biệt “vợ lẻ” từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Cụm danh từ này – cũng như một nhóm từ vựng liên hệ như vợ chính, chính thê, vợ cả, vợ lớn, thiếp, vợ bé, vợ mọn – vợ nhỏ phản ánh truyền thống đa thê của các nước Á Châu từ xa xưa. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Không phải ngẫu nhiên mà các giáo sĩ đều ghi nhận quan sát cá nhân và nhận xét của mình về truyền thống này khi sang Á Đông, chỉ ra một cách biệt rất lớn giữa các văn hoá Á Đông và Đạo Thiên Chúa vào TK 17…

Xem chi tiết

Tổ chức quân đội thời chúa Nguyễn

Quân đội Đàng Trong được chia thành các đơn vị cơ, đội, thuyền. Thuyền là đơn vị nhỏ nhất, mỗi thuyền có từ 20 – 80 người. Từ 3, 5 đến 10 thuyền tập hợp lại thành một đội, do Đội trưởng hoặc Cai đội đứng đầu; nhiều đội tập hợp thành một cơ do Cai cơ hoặc Chưởng cơ đứng đầu. Tuy vậy, ít khi dưới cơ là đội mà phần lớn dưới cơ là thuyền. Hầu hết từ 3 thuyền trở lên làm một cơ, số lượng người của một cơ đôi khi bằng một đội. Ngoài ra, có một số trường hợp dưới cơ, đội chỉ có một thuyền, như trường hợp thủy quân dinh Quảng Bình có cơ Hữu nhị là thuyền Thạch xá 57 người.

Xem chi tiết

Bàn về làm giàu từ ngữ tiếng Việt (Phần 2)

Từ ngữ tiếng Việt hiện tại ngày càng phong phú đáp ứng được nhu cầu diễn đạt mọi khía cạnh của đời sống văn minh hiện đại. Có những yếu tố quan trọng quyết định cho các thành tựu ấy. Bài viết “Bàn về làm giàu từ ngữ tiếng Việt” gồm 2 phần: 1) Các đặc điểm của từ ngữ tiếng Việt. 2) Các phương thức làm giàu từ ngữ tiếng Việt.

Xem chi tiết

Bàn về làm giàu từ ngữ tiếng Việt (Phần 1)

Từ ngữ tiếng Việt hiện tại ngày càng phong phú đáp ứng được nhu cầu diễn đạt mọi khía cạnh của đời sống văn minh hiện đại. Có những yếu tố quan trọng quyết định cho các thành tựu ấy. Bài viết “Bàn về làm giàu từ ngữ tiếng Việt” gồm 2 phần: 1) Các đặc điểm của từ ngữ tiếng Việt. 2) Các phương thức làm giàu từ ngữ tiếng Việt.

Xem chi tiết

Mười hai con giáp, nói hoài chưa hết (Phần 3)

Nhựt thơ 日書 là một thứ tài liệu ‘mệnh lý học’ (hemerology) dùng để coi ngày tốt ngày xấu, ghi cùng những thứ tài liệu khác trên nhiều tấm thẻ bằng tre/cây ghép lại với nhau, hoặc là một tấm lụa cuốn lại. Thời trào Tần/Hán trước công nguyên (before the common era, viết tắt ‘BCE’), những người đương chức khi chết thì đồ tùy táng trong hòm thường có thêm một tập thẻ như vậy để cho họ qua đời sau nếu vẫn làm chức đó thì lấy mà xài.

Xem chi tiết

Mười hai con giáp, nói hoài chưa hết (Phần 2)

Có lẽ người Việt và người Khmer đều nhận lấy 12 con giáp từ nhóm người nói tiếng AMC ở miền bắc Việt Nam hồi thế kỷ 10. Giả thiết trên ngụ ý rằng những tên gọi chuột, trâu, khái, thỏ,… trong tiếng Việt và jut, chlu,  khal, thoh,… trong tiếng Khmer chính là tên gọi những con vật đó trong tiếng AMC.

Xem chi tiết

Mười hai con giáp, nói hoài chưa hết (Phần 1)

 ‘Con giáp’ (zodiac animals) là những con vật mà dân gian ở một số nơi gắn với mười hai năm, với niềm tin rằng ai đẻ ra trong năm con trâu thì có tánh thiệt thà (honest), cần cù (diligent), đáng tin (dependable), nhẫn nại (patient), persevering (bền bỉ), nghĩ sâu (deep thinkers), bướng bỉnh (stubborn), và hợp với màu đen,…

Xem chi tiết

Antony Landes với chuyện dân gian người Việt (Phần chót)

Xưa có anh kia làm hoài vẫn nghèo, muốn đi gặp Thần May xin cho giàu. Trên đường ảnh gặp một cái hồ không có đò, một con cá bự trồi lên hỏi ảnh đi đâu, nghe xong nó chở ảnh qua và nhờ ảnh hỏi Thần May vì sao nó bị đau lưng đã lâu không dứt. Rồi ảnh tới xứ kia, có nhà vua trẻ tuổi dòm tướng mạo y hệt con gái mà đánh trận nào thua trận đó. Ảnh bị lính bắt, vua hỏi ảnh đi đâu, nghe xong cho thả ảnh ra và nhờ ảnh hỏi Thần May vì sao vua chưa bao giờ thắng trận. Rồi ảnh gặp một ông thợ cày trồng cây không bao giờ ra trái, nhờ ảnh hỏi Thần May vì sao như vậy.

Xem chi tiết

Một số vấn đề lý luận về biến đổi văn hóa sản xuất

Văn hóa sản xuất là toàn bộ những tri thức, kiến thức khoa học của con người, được phản ánh trên cả hai mặt của phương thức sản xuất, thể hiện trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất phát triển của quan hệ sản xuất. Văn hóa sản xuất không ngừng biến đổi dưới tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội và hoàn cảnh địa lí. Do vậy, nghiên cứu về biến đổi văn hóa sản xuất có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, góp phần phát triển kinh tế – xã hội. Bài viết cung cấp những nội dung cơ bản về biến đổi văn hóa sản xuất thông qua việc làm rõ các khái niệm, nội hàm và xây dựng khung phân tích biến đổi văn hóa sản xuất.

Xem chi tiết

Antony Landes với chuyện dân gian người Việt (Phần 4)

Bà Chằn [a] có một đứa con gái. Ngày nọ, khi bả đi kiếm mồi, nó ở nhà đem lòng thương anh kia. Thấy bả về, nó dắt ảnh đi giấu, nhưng bả vẫn tìm ra; nó nhận là thương ảnh, xin bả tha mạng cho ảnh làm con rể. Bữa kia bà Chằn đi săn, đứa con gái lén lấy bửu bối của bả đưa chồng coi. Đó là một cây gậy lạ: đập đầu này thì làm cho chết, đập đầu kia thì làm cho sống, trỏ đầu này thì làm ra biển nước, trỏ đầu kia thì làm cho nước cạn. Anh chồng dụ vợ: ‘Để tui thử lấy cây gậy đập cho mình chết, rồi đập cho mình sống lại, hén.’…

Xem chi tiết

Antony Landes với chuyện dân gian người Việt (Phần 3C)

Xưa hột lúa bự như cái tô, cái chén. Người ta khỏi cần làm gì hết, tới kỳ lúa chín thì đốt đèn cầy, cúng vái hai ba ngày, là lúa tự nó vô nhà mình. Anh kia có vợ làm biếng, biểu đi dọn dẹp nhà cửa đặng cúng, tới khi ảnh sắp vái mà cũng chưa quét xong. Cô vợ đang lom khom thì hột lúa tông vô nhà cái rầm….

Xem chi tiết

Antony Landes với chuyện dân gian người Việt (Phần 3B)

 Xưa có nhà họ Liêu, đàn ông hễ tới ba mươi mốt tuổi là chết. Con cháu họ lo sợ, chẳng biết làm sao cho khỏi chết sớm. Lúc đó [nghe nói] có ông nào đó tên Lữ Vọng sống tới ba trăm tuổi. Ông này hay tới ngồi trên một tảng đá lớn mà câu cá. Ai cũng nói Trời chẳng có mắt khi một người sống lâu chừng dó còn những người khác chưa chi đã chết…

Xem chi tiết

Antony Landes với chuyện dân gian người Việt (Phần 3A)

Anh học trò kia để vợ ở nhà [a] sang tỉnh khác học. Ba năm sau ảnh xin thầy về nhà. Thầy coi chỉ tay của ảnh, nói:  ‘Con chớ về, nhưng thôi muốn về thì về. Con sẽ gặp nạn, nhưng thầy dặn con bốn điều nêu nhớ nằm lòng để tránh nạn. Một là không vô chùa, hai là không dầu thơm, ba là không đuổi gà, bốn là không phải ba, bốn, sáu.’

Xem chi tiết

Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo

Hệ sinh thái, tiểu hệ sinh thái có những nguyên lý vận hành chung – đều ở trên một hạ tầng nào đó – tiếp nhận năng lượng, dữ liệu, nguyên nhiên vật liệu tương ứng phù hợp với hệ sinh thái; đầu ra của hệ sinh thái là công dụng, vật dụng hoặc dữ liệu. Trước khi cho ra sản phẩm, nó phải qua một quá trình của bộ xử lý hay hệ điều hành…

Xem chi tiết

Văn hóa đọc hay “văn hóa nạp dữ liệu”

Chúng ta đã từng chứng kiến việc mua vé xem phim điện ảnh là một nét văn hóa tao nhã cao cấp, bây giờ xem phim trên internet đã gần như làm biến mất cách thưởng thức “Nghệ thuật thứ 7” ở rạp chiếu phim. “Nghệ thuật thứ nhất” – nghệ thuật ngôn từ (văn thơ), văn hóa đọc thường được báo động, nó không mai một rõ nét như xem phim điện ảnh ở rạp.

Xem chi tiết

Địa cầu nhân tạo tự động tương lai

Tương lai của loài người là địa cầu nhân tạo tự động. Các thời kỳ đã qua là địa cầu tự nhiên. Địa cầu xã hội, địa cầu nhân tạo đang hình thành và sẽ là Địa cầu nhân tạo tự động. Địa cầu xã hội đã hình thành văn hóa đọc. Văn hóa đọc ngày nay tiến thêm một bước là đọc video, đọc mạng, đọc nhập vai game, nhập vũ trụ ảo để đọc… Văn hóa đọc tiến hóa không giống văn hóa đọc trước đây.

Xem chi tiết