Kiểu gõ mới giúp tăng tốc gõ tiếng Việt ở máy tính

… Kiểu gõ CVNSS 4.0 này cho phép bung ra chữ Quốc Ngữ (CQN), tức chữ Việt hiện nay, ở mọi môi trường. Đồng thời, chỉ dùng kiểu gõ CVNSS4.0 ở EVKey, bạn có thể tiết kiệm thời gian gõ từ 15% đến gần 25%, tùy theo số lượng từ có vần dài của văn bản. Văn bản càng nhiều từ có vần dài thì thời gian gõ tiết kiệm được sẽ càng lớn. Thời gian gõ tiết kiệm được sẽ còn nhiều hơn nữa, khi bạn cài thêm macro gõ tắt các từ bạn thường dùng vào ‘Bảng gõ tắt’ ở EVKey…

Xem chi tiết

Antony Landes với chuyện dân gian người Việt (Phần 2B)

Ở núi Hoành Sơn, tỉnh Quảng Bình, có một thứ cây quý kêu bằng chò trắng. Đám con thủy tề năm nào cũng nổi bão để đem cây đó xuống dưới [cất nhà]. Lần nọ, bọn họ đã gom được ba cây, thả theo dòng sông Danh tấp vô bãi gần bến đò, bỏ đó bốn năm ngày. Gần bến có chừng bốn chục căn nhà, người chèo đò cũng ở đó. Tối nọ, năm kẻ dưới sông đi lên. Họ bận đồ đen, đầu bịt khăn, tay hươi đao…

Xem chi tiết

Antony Landes với chuyện dân gian người Việt (Phần 2A)

Ở làng Trường Lưu, tỉnh Hà Tịnh, có một ông già chẳng ai biết từ đâu tới, dựng chòi gần chợ, mặt mày dị hợm, bộ dạng y như người điên. Chẳng ai thấy ổng ăn uống bao giờ. Ổng bán những viên thuốc hiệu nghiệm như thần, ai mắc bịnh chi không biết cứ mua uống một lần là dứt, mỗi lần ổng lấy một tiền thôi. [Bởi vậy người nghèo mua đông lắm nhưng] người giàu sang thì khi dể ông già, chẳng bao giờ chịu mua giúp cho ổng vài viên thuốc làm phước…

Xem chi tiết

Antony Landes với chuyện dân gian người Việt (Phần 1B)

….Ngày nọ, giữa ngọ, khi đô đốc ngủ trong buồng, ở chợ Vinh bỗng có đám cháy lớn; ổng chưa dậy nhưng chẳng ai dám vô cho ổng hay mà cũng chẳng dám đánh trống gọi lính khi chưa có lịnh của ổng. Ai nấy lăng xăng, bối rối. Thấy nguy tới nơi, họ đành kiếm bà Doan, nói bả mới dám đánh thức đô đốc mà ổng không la, và họ còn hứa nếu ổng bắt tội thì sẽ nhận hết. Bả xiêu lòng, đi vén tấm màn lên chưa mở miệng nói gì thì thấy một con ‘thì luồng’ [d] nằm chình ình trên giường với ba cái đầu gác trên gối. Bả hết hồn chưa kịp quay ra thì con quái chồm mình đứng lên cầm gươm chém bả một nhát đứt phăng cái đầu…

Xem chi tiết

Antony Landes với chuyện dân gian người Việt (Phần 1A)

Từ nửa cuối thế kỷ 19, nếu không kể Trương Quốc Dụng (1797 – 1864), một nho sỹ làm quan dưới ba đời vua trào Nguyễn, thì Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898), Antony Charles Celestin Landes (1850 – 1893) và Jean François Marie Génibrel (1851 – 1914)1 có thể coi như ba vị học giả đầu tiên quan tâm tới việc sưu tầm ghi chép chuyện dân gian người Việt…

Xem chi tiết

Chữ Việt Nam song song 4.0 có thực sự góp phần soạn thảo nhanh?

Tháng 3/2020, Cục Bản quyền Tác giả (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) đã  chính thức cấp chứng nhận bản quyền cho công trình Chữ Việt Nam song song 4.0 (CVNSS 4.0) của các tác giả Trần Tư Bình (Việt kiều tại Úc) và Kiều Trường Lâm (chuyên gia marketing tại Việt Nam). Sau đó, báo chí trong nước đã tốn khá nhiều công sức để đưa tin và phân tích về công trình này.

Xem chi tiết

Rồng – Từ biển đen tới Đất Việt (Phần 2)

… chuyện ‘người diệt rồng’ dường như từ cái gốc ở vùng biển Đen lan khắp châu Âu, tới bắc châu Phi, Tây Á, Đông nam Á và Đông Á. Ở bài này, ta sẽ đi tìm ‘người diệt rồng’ trong chuyện dân gian người Việt. Bài này có lược dịch và lược thuật một số câu chuyện để làm thí dụ, mà không kể lại nguyên văn, vì những lý do dễ hiểu.

Xem chi tiết

Rồng – Từ biển đen tới Đất Việt (Phần 1)

Chuyện dân gian của những nhóm nói tiếng Indo-European (viết tắt IE) có một con vật dữ dằn kêu bằng dragon theo tiếng Anh/Pháp mà ở đây tạm dịch là rồng: nó hay phá hại loài người nên sớm muộn cũng bị người diệt trừ. Trước khi có những thứ tiếng IE lối 4100 năm trước công nguyên, thì nhóm nói tiếng Proto-IE ở ‘Pontic-Caspian steppe’ kế biển Đen và biển Caspian đã kể chuyện xẻ một con ‘rắn’ để lấy lại những gì thiết yếu của xã hội loài người mà bị nó nuốt, thí dụ nước hoặc bò…

Xem chi tiết