Tín ngưỡng thiên hậu ở Đà Nẵng

… Trên nền tảng chung là sùng bái Bà Mẹ tộc người, tục thờ Thiên Hậu của người Hoa ở Việt Nam có dấu ấn của tiếp xúc và giao lưu văn hóa, trên một không gian mà ở đó văn hóa Việt đóng vai trò là chủ thể. Từ góc nhìn nhân học văn hóa, bài viết này giới thiệu tín ngưỡng Thiên Hậu ở Đà Nẵng, như đi tìm một nét văn hóa Hoa – Việt trong đời sống xã hội hiện đại. Thông qua những miêu thuật tại chỗ, bài viết bước đầu diễn giải sự thừa tiếp và hòa nhập của tín ngưỡng Thiên Hậu trong đời sống văn hóa cộng đồng Hoa – Việt…

Xem chi tiết

Bản sắc Nam Bộ qua tục thờ Nữ thần – Nghiên cứu trường hợp tục thờ bà Thủy

Là một vị thần nữ được thờ cúng ở nhiều loại hình di tích với nhiều hình thức nghi lễ phong phú, tín ngưỡng thờ “bà Thủy” rất quen thuộc và gần gũi với cư dân Nam Bộ. Bài viết sẽ nhìn nhận sự phát triển của tín ngưỡng thờ “bà Thủy” trong lịch sử từ các góc độ danh xưng, truyện kể, nơi thờ tự, nghi thức hành lễ để chỉ ra hạt nhân cốt lõi của “tính bản sắc Nam Bộ” ở các khía cạnh “tính phi điển chế”, “tính linh hoạt và tính mở”, “tính gắn kết với nhu cầu đời sống tâm linh của người dân”; đồng thời, chỉ ra những biến đổi của tín ngưỡng này trong bối cảnh đương đại.

Xem chi tiết

Tín ngưỡng Bà Thủy Long: Phức thể liên văn hóa

Bài viết nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Thủy Long với tư cách là một biểu tượng liên văn hóa. Dựa trên các sử liệu Hán Nôm, các văn bản thần tích, sắc phong, và kế thừa luận điểm của các học giả đi trước, tác giả coi đây như là một phức thể liên văn hóa, và cho rằng biểu tượng này được hình thành bằng cách sử dụng và hòa kết các tín ngưỡng cổ truyền của nhiều dân tộc…

Xem chi tiết

Bà Triều – Tổ nghề Dệt Xăm Súc và các lớp văn hóa, tín ngưỡng hội tụ trong một Mẫu thần

Nói đến miền đất bên bờ sóng Sầm Sơn, từ bao đời nay, trong tâm thức dân gian luôn in đậm biểu tượng đẹp về thần Độc Cước – anh hùng chiến trận, mà các làng chài vùng Lương Niệm tạc dạ ghi lòng, thế nhưng có một biểu tượng bà Triều – bà tổ nghề đan dệt xăm súc vẫn có phần nào còn bị quên lãng giữa cuộc sống thường ngày. Tri ân công đức của tiền nhân, phủi đi lớp bụi của thời gian sẽ thấy dần hiện ra trên đất Sầm Sơn có một bà Triều, tổ sư của nghề đan dệt ngư cụ và các lớp văn hoá, tín ngưỡng tích hợp trong một Mẫu thần.

Xem chi tiết

Tìm hiểu tín ngưỡng Quan Âm Nam Hải ở cộng đồng ngư dân ven biển Tây Nam Bộ

Bài viết trình bày niềm tin và thực hành nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng Quan Âm Nam Hải ở cộng đồng ngư dân ven biển Tây Nam Bộ qua hai trường hợp nghiên cứu ở xã An Thủy (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) và thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Kết quả nghiên cứu cho thấy trong quan niệm của ngư dân, Bồ Tát phù hộ cho họ ra khơi thuận lợi, bảo toàn tính mạng và nghề cá sung túc, thịnh vượng….

Xem chi tiết

Múa lửa trong nghi lễ lên đồng

Giống như nhiều hình thái tôn giáo dân gian khác ở Việt Nam, nghi lễ lên đồng thờ thánh chỉ được xem là một dạng diễn xướng dân gian mà chưa được nhìn nhận và đánh giá đúng những giá trị của nó về thể thức và ý nghĩa. Cùng với công trình “Nghi lễ lên đồng: lịch sử và giá trị” xuất bản năm 2013 (Nxb. Văn hóa), tác giả bài viết này mong muốn làm rõ giá trị và ý nghĩa tôn giáo của nghi lễ lên đồng, một nghi lễ hiện vẫn còn những điều tồn nghi.

Xem chi tiết

Tín ngưỡng thờ Mẫu trong sinh hoạt tinh thần của người Việt Nam

Tín ngưỡng là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện hầu hết trong cộng đồng các dân tộc từ xa xưa cho đến nay. Tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam cũng không nằm ngoài tính chất đó. Tuy nhiên, thờ Mẫu không chỉ là một tín ngưỡng tức là niềm tin, lòng ngưỡng vọng về Mẫu và chư vị thánh thần mà còn là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian. Đây là hai thành tố cơ bản, có quan hệ hữu cơ và có tác động qua lại với nhau để hình thành loại hình văn hóa tâm linh.

Xem chi tiết

Các hình thái của tín ngưỡng thờ Mẫu – Điểm tương đồng và dị biệt trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ

Mẫu là một hình tượng được trừu tượng hóa từ bà mẹ cụ thể trong chế độ mẫu hệ. Người mẹ mang nặng đẻ đau, nuôi dưỡng con cái; quyết định đến sự sinh tồn của con cái. Người mẹ cụ thể có những điểm tương đồng với trời, đất, núi, rừng, sông nước, những nguồn sống đã và đang nuôi dưỡng con người. Những hiện tượng này vượt ra ngoài tầm hiểu biết của con người, nhất là đối với người Việt thời cổ và thậm chí trong suốt thời kỳ Bắc thuộc…

Xem chi tiết