Về vấn đề tính khoa học của triết học, một hình thái ý thức xã hội

Từ khoảng giữa thế kỷ XX, triết học được tranh cãi liệu nó có phải là một khoa học hay không. Trước đó, vấn đề này gần như không được đặt ra. Bởi lẽ, từ trong lịch sử đến tận ngày nay, triết học luôn được thừa nhận là một hình thái ý thức xã hội và giá trị không thể thay thế của triết học là ở đó. Người ta không coi triết học là một khoa học ngang hàng (cùng loại) với các khoa học khác, điều đó không có nghĩa rằng triết học không luận giải một cách khoa học về thế giới. Triết học nào cũng cố gắng sử dụng những thành tựu khoa học để khái quát luận thuyết của mình thành một mô hình lý tưởng nhằm giải thích mọi hiện tượng trong thế giới và định hướng cho hành vi…

Xem chi tiết

Nhận thức luận trong Triết học John Locke

John Locke (1632-1704) là một trong những tên tuổi có ảnh hưởng nhiều đến xã hội Tây Âu vào cuối thế kỷ XVII. Ngoài các vấn đề về chính trị – xã hội, ông đã phát triển khuynh hướng kinh nghiệm trong nhận thức luận và tạo nên dấu ấn của toàn bộ chủ nghĩa kinh nghiệm duy vật Anh. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi phân tích vị trí nhận thức luận trong hệ thống triết học của John Locke, các nội dung cơ bản và luận giải thực chất lý luận nhận thức trong triết học của John Locke.

Xem chi tiết

Tìm hiểu triết học đạo đức của Edgar Morin

Từ cách tiếp cận khoa học phức hợp, Edgar Morin đã luận chứng nguyên nhân và hậu quả có thể đưa lại của những khủng hoảng về đạo đức, do sự bất lực của nhận thức trong việc nắm bắt tính phức hợp của thực tại. Đồng thời vạch ra sự cần thiết của việc xác lập một quan điểm mới về đạo đức – đạo đức học phức hợp, đạo đức của sự liên kết – một hệ thống quan điểm về những cơ sở và nguyên nhân của luân lý…

Xem chi tiết

Phép biện chứng duy vật dưới cách tiếp cận của Karl Raimund Popper

Bài viết tập trung phân tích những phê phán của K. Popper đối với phép biện chứng duy vật. Popper cho rằng phép biện chứng đã vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn khi cho rằng các mặt đối lập có thể chuyển hóa cho nhau, chính vì vậy ông phản đối việc vận dụng phép biện chứng vào nghiên cứu các vấn đề xã hội. Bài viết chỉ ra sai lầm cơ bản trong những phê phán này xuất phát từ việc Popper không phân biệt được sự khác nhau giữa mâu thuẫn logic và mâu thuẫn biện chứng, qua đó tác giả khẳng định giá trị khoa học bền vững của phép biện chứng duy vật nói riêng, chủ nghĩa Marx nói chung.

Xem chi tiết

Phương pháp luận của chủ nghĩa thực dụng

Chủ nghĩa thực dụng là một trường phái triết học của Mỹ đã đóng góp đặc biệt cho lịch sử tư tưởng triết học. Trường phái này hình thành vào nửa sau thế kỷ XIX – thời kỳ triết học lâm vào cuộc khủng hoảng thế giới quan và đặc biệt là phương pháp nhận thức. Các nhà thực dụng coi nhiệm vụ chính của triết học là định ra nhận thức luận và phương pháp luận khoa học, đặt đối tượng nghiên cứu của triết học và khoa học trong phạm vi đời sống hiện tại và kinh nghiệm có thể đề cập và nó được xem như thuyết công cụ (Instrumentalism)…

Xem chi tiết

Tìm hiểu quan điểm biện chứng về chân lý

…Theo lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy tâm, chân lý có tính chủ quan, phụ thuộc vào chủ thể nhận thức. Trái ngược lại, theo lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật, chân lý có tính khách quan, không phụ thuộc vào chủ thể nhận thức. Theo lý luận nhận thức siêu hình, chân lý đối lập tuyệt đối với sai lầm. Trái ngược lại, theo lý luận nhận thức biện chứng, chân lý không đối lập tuyệt đối với sai lầm.

Xem chi tiết

Quy luật ba giai đoạn phát triển trong triết học thực chứng của Auguste Comte

Quy luật ba giai đoạn phát triển được xem là cơ sở lý luận cơ bản, đồng thời cũng là phương pháp nghiên cứu và trình bày trong toàn bộ hệ thống triết học thực chứng của A. Comte. Ông cho rằng, từng cá nhân cho đến cộng đồng và ở hầu khắp mọi lĩnh vực của tri thức của nhân loại đều trải qua ba giai đoạn phát triển: thần học hay hư cấu; siêu hình hay trừu tượng; và khoa học hay thực chứng.

Xem chi tiết

Tư tưởng của Nguyễn Công Trứ về nhân sinh

Tư tưởng của Nguyễn Công Trứ về nhân sinh được hình thành do sự tác động của điều kiện gia đình, xã hội và phẩm chất cá nhân. Tư tưởng đó có nhiều nét đặc sắc. Tư tưởng của Nguyễn Công Trứ về nhân sinh thể hiện chủ yếu ở tư tưởng về các giai tầng xã hội và kẻ sĩ, về “chí nam nhi” và “hưởng lạc”, về sự dung hợp giữa Nho, Phật, Lão.

Xem chi tiết