CUỘC ĐỜI trước khúc quanh lịch sử – BA MƯƠI THÁNG TƯ BẢY LĂM – Phần 3

… tiếp theo cho Phần 2:

–  Thế còn “người gõ cửa hoàng hôn”? (Hình 22) Cái tựa đề nghe như dòng “tiểu thuyết ba xu”còn tồn tại. Xin Thầy cho biết người ấy là ai?

Thầy Hùng :
–  Người Anh em không có quyền đòi hỏi như thế! Mà chỉ biết câu chuyện diễn ra thế nào. – Đó là cô gái Sài Gòn còn nguyên trinh – nghĩa là còn “giữ nguyên dáng vẻ kiều diễm” với chiếc áo bà ba lượt là. Cô ta đến ngôi biệt thự của ông bác sĩ vào buổi chiều chạng vạng kể từ ba ngày sau đó – để gõ cửa.

–  Thưa Thầy! Thầy đã để lộ “vấn đề” rồi đấy! “Con ong muốn tỏ đường đi lối về”.

     Thầy Hùng :
–  Đó không phải là “vấn đề” như nhà báo đang nghĩ về một mối tìnhmèo mả gà đồng”. Nhầm rồi! Cô ta đi khám bệnh. Bà quản gia bảo rằng: – Giờ này mà bệnh tật gì? Vớ vẩn. Nhưng ông bác sĩ cứ cho mở cửa để cô ta vào (Hình 23).

Người Gỏ Cửa Hoàng Hôn - thanhdiavietnamhoc.com
Hình 22, 23: Người Gỏ Cửa Hoàng hôn (Nguồn: Kho tàng Văn liệu Nguyễn Phan ST. Minh Nhật – thanhdiavietnamhoc.com)

Đúng là cô ta mắc bệnh lạ! “Bệnh sầu muộn”! Do ba ngày qua cô ta ăn ngủ không yên. Vị bác sĩ chuyên khoa đây là nhà phân tâm học từ Pháp về – Ông đã giải thích rằng: Cô ta không hề mang bệnh lý nào cả, “mà chỉ lo âu” – cũng như số phận ông ta  – vị bác sĩ chế độ cũ – tự lấy số phận mình để “minh họa”. “Bên kia” vào tiếp quản, số phận ông ta chẳng biết sẽ phải bị “đối xử” ra sao? Mà ông tự nhủ thầm – hãy cứ yên tâm nào, bản thân chỉ làm nghề trị bệnh. Rồi mọi việc sẽ ổn thôi. Nếu cô không làm gì có “nợ máu” thì càng “yên chí lớn”. Rồi ông bác sĩ cho cô ta bảy ngày thuốc – toàn là thuốc bổ. Nếu không hết bệnh, xin hãy trở lại.

–  Thưa Thầy, người bệnh không trở lại?

      Thầy Hùng :
–  Không, Cô ta trở lại! Trông cô ta có dấu hiệu “đẫn đờ” – Vị bác sĩ cho rằng cô ta nói chưa đúng sự thật của tâm trạng. Cuối cùng rồi cô ta cũng cho biết “chồng cô ta đi học tập cải tạo”, mà cô “không biết bao giờ sẽ được trở về”. Thì ra thế! Vị bác sĩ đã có thể “đi sâu” hơn một chút để an ủi cô ta: “Rồi ông sẽ về thôi!” Học tập cải tạo là để được giải thích về “chủ nghĩa cách mạng vô sản” mà cởi bỏ “chủ nghĩa tư sản mại bản” theo Đế quốc Sài Lang. Đây! Bảy ngày thuốc! Nếu không hết bệnh – Xin cô vẫn cứ trở lại.

–  Thưa Thầy, câu chuyện đã chấm hết từ đó? Vì là cô ta đã không trở lại nữa? Thưa Thầy, câu chuyện của Thầy đến đây có thể bán được “hai xu” không?

      Thầy Hùng :
–  Nếu dừng lại đây thì câu chuyện chỉ đáng “một xu”!  Vì đó là “văn chương bã mía”. Thế mà cô ta đã trở lại!  Nên câu chuyện vẫn tiếp tục giá bán có tăng thêm  – do bệnh của cô ta lúc này đã trở nên trầm trọng. Vị bác sĩ cho rằng – kể từ ngày ông ta về nước mở cửa phòng khám – thì đây là lần đầu tiên người bệnh trở lại lần thứ hai. Như vậy, người bệnh như cô ta đã khai không đúng bệnh lý. Cô ta trả lời: Thưa bác sĩ! Tôi mới khai có “một nửa sự thật” – còn lại là một nửa khác là thuộc riêng tư” – Xin cô đừng ngại! Tôi biết bảo vệ “bí mật” cho khách hàng. Tôi đã tuyên thệ trước thần Hippocrates (Hình 24) khi hành nghề! Đó là “đạo đức” nghề nghiệp. Cuộc đời cô là của riêng cô, mà bệnh lý thì thường quấy rối cái riêng tư như nó đã bị mắc kẹt trong đó!

Lời thề Hyppocrates - thanhdiavietnamhoc.com
Hình 24:  Lời thề Hyppocrates (Nguồn: Kho tàng Văn liệu Nguyễn Phan ST. MInh Nhật – thanhdiavietnamhoc.com)

–  Thưa bác sĩ, trước năm 1975 tôi có yêu một chàng thanh niên, đúng hơn là một anh sinh viên đại học. Mẹ tôi thật hài lòng và chúng tôi được chuẩn bị sang Pháp để cùng đi du học và lấy nhau. Đùng một cái! Anh ta bảo tôi: Hãy đi lấy chồng rằng. Còn anh ta vào “Rờ”.“Rờ” là gì? – Anh ta nói: Nơi đó có nhiều cách hiểu khác nhau: Rờruốc – nơi đó chỉ ăn mắm ruốc. Rờrét – nơi đó chỉ có sốt rét. Rờrun – nơi đó chỉ có run vì bom đạn. Rờrụng – nơi đó như một trái chín. Cuối cùng, Rờrừng.

–  Thưa cô, tôi nhận ra anh ta là nhà văn sinh thái.

–  Thưa ông, tôi không cần – mà chỉ cảm nhận được Trời đã đổ sập xuống đầu tôi! “Toang” rồi ông ạ!

–  Tại sao cô không đi theo anh ta? Để Trời vẫn treo móc trên đó mà “vỡ òa” đấy Cô!

–  Mẹ tôi bảo rằng – đời mẹ đã vướng một lần vì yêu một chàng thanh niên ở Hà Nội mà “lỡ đời con gái!” Ông ta nói với mẹ tôi rằng – Ông ta đi theo kháng chiến, sống chết bất thường đừng nghĩ ngợi gì nữa, xem như ông ta đã “chết” rồi! Còn cái gì trong bụng? Thì đó là sự sống mà ông ta “cho không”. Vì thế, mẹ tôi được bố mẹ lo đưa vào Sài Gòn để che lấp nỗi hỗ thẹn của một gia đình tư sản ở phố Hàng Đào – có cô con gái bé bỏng trông như  một “tiểu thư còn thô mộc”. Nhưng Mẹ tôi thổ lộ: – Con ạ! Họ là những “Thiên thần” có đôi cánh muốn cất lên cao để bước vào cánh cửa Thiên đường. Họ không hề quan tâm đến những số phận dưới chân họ. Đời mẹ đã vướng một lần – Tại sao số phận của con lại cũng phải như thế nữa? Nếu con tiếp tục đi theo “Thiên thần” nào đó thì  mẹ sẽ chết ở địa ngục trần gian này! Thưa ông, tôi chọn mẹ tôi!

–  Thế thì có gì mà cô lại vướng bận mối tình lãng mạn thời con gái! Cô đã “chưa có gì” với chàng trai thanh niên đấy chứ! Còn bây giờ, cô đã có chồng có con và ông nhà đang lâm vào cảnh khó. Còn Anh ta đã ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng với một sứ mệnh cao cả như anh ta đã cảm nhận! Chẳng còn gì để vấn vương! Đúng là một Thiên thần! Hãy để cho Thiên thần được tỏa hào quang nơi Thiên đường!

–  Thưa ông! Chàng trai kia đã trở lại một cách giản dị và oai hùng  vào đêm ba mươi – để tìm tôi như lời hẹn trước khi ngày hòa bình đến. Ông ạ! Trái tim tôi rạo rực như nồi hơi sôi sục! Tôi đã uống hai lần thuốc mà nó vẫn cứ như nung thêm ngọn lửa lòng.

–  Thưa cô, tôi hiểu! Lại có thế chứ! Bây giờ  tôi xin chữa trị cho cô. Cách chữa trị của tôi chỉ nhằm mục đích sao cho cô được “khỏi bệnh”. Đó là thiên chức của tôi mà không cần đến sự can thiệp của Thánh hiền lấy đạo đức làm chuẩn mực – và tôi cũng không cần đến các giáo sĩ dùng Kinh thánh làm thước đo. Tôi cũng không cần ý kiến của nhà Phật mà nhắc đến luật nhân quả để kiềm chế dục vọng. Thưa cô! Tôi là bác sĩ phân tâm học. Tôi chỉ mong cho bệnh nhân của tôi hết bệnh về thể chất và tâm thần. Do đó, tôi có “hai phác đồ” để cô tự lựa chọn:
Phác đồ thứ nhất, giúp cô cắt đứt mối tình lãng mạn ong bướm, Cô hãy cùng cháu đi thăm viếng Ông. Thời cuộc đã làm cho ông lâm vào tình thế nàyđạo nghĩa vợ chồng của tổ tiên sẽ thể thúc đẩy cô phải chết theo chồng. Nhưng tình hình không tồi tệ đến như thế! Cô phải thăm nuôi ông đều đặn – mà cũng không bao giờ để ông biết rằng cô đã từng có một mối tình như thế!
– Còn phác đồ thứ hai, tôi pha chế cho riêng cô – một mặt cô thăm nuôi ông theo phác đồ có sẵn của toa thứ nhất. Mặt khác, cô phiêu lưu vào một mối tình lãng mạn của thời hòa bình phi đạo lý, phi nhân nghĩa để sống trong nghịch lý – nghĩa là nó không chỉ phản bội lòng tin mà còn tỏ ra ngạo nghễ.

    Tuy nhiên, ông nhà không hề hay biết. Cô à! Nhà văn Kim Dung (Hình 25) – một tiểu thuyết gia hiện đại phương Đông xây dựng các nhân vật siêu hiệp khách với nhiều tính cách khác biệt nhau: phi Nhân, phi Lễ, phi Nghĩa, phi Trí, ông ta còn để lại nhân vật “phi Tín”, chẳng biết dành cho ai? Luật nhân quả sẽ làm công việc ở ngày phán quyết. Còn Freud (Hình 26) – mà tôi là đệ tử lại muốn dành nhân vật cuối cùng đó trong phác đồ điều trị siêu nhân cách của mình ở phương Đông.

Kim Dung - Tiếu Ngạo Giang Hồ - thanhdiavietnamhoc.com
Hình 25: Kim Dung và Tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ (Nguồn: Kho tàng Văn liệu Nguyễn Phan ST. Minh Nhật – thanhdiavietnamhoc.com)
Phân tâm học Freud - thanhdiavietnamhocvietnamhoc.com
Hình 26:  Sidmond Freud và Tác phẩm Phân Tâm học (Nguồn: Kho tàng Văn liệu Nguyễn Phan ST. Minh Nhật – thanhdiavietnamhoc.com)

Cô à! Cái toa thuốc này tôi có pha chút “chất độc” nên có thể nó không chỉ giết chết cuộc đời cô mà còn giết cả sự nghiệp đeo đuổi con đường lý tưởng của ông ấy. Đây cũng chỉ là bảy ngày thuốc bổ, cô đem về – nếu không hết bệnh xin cô vẫn cứ trở lại.

–  Xin thay mặt anh chị em làm báo! Thưa thầy, cuối cùng rồi cũng xin Thầy cho biết người đàn bà đó là ai? Thầy vẫn mãi cho nhân vật của thời cuộc ấy cứ ẩn mình trong góc khuất lịch sử. Cô ta đã phải trở lại như thế nào? Có phải đó là nhân vật trong “Liêu trai chí dị” mang màu sắc hoang tưởng trong tình thế “suy thoái” của tâm trạng.?

    Thầy Hùng :
–  Đấy không phải là tự câu hỏi – mà lại là câu ta thán bị ức chế lấy ra từ trong kho“tư duy biện chứng pháp”. Thưa nhà báo, cô ta không trở lại nữa! Tuy nhiên, nhà báo không phải thất vọng vì lần cuối cùng cô ta cũng đã trò chuyện với vị bác sĩ ấy thật thân tình, mà không phải là để khai thêm bệnh. Cô ta nói: “Ông bác sĩ à! Nếu Thiên thần của Mẹ tôi trở về để nhận lại món quà mà Ông ấy đã “cho không sự sống”. Món quà  cho không ấy – thì mẹ tôi sẽ từ chối – vì con lợn, con trâu, con chó… cũng “cho sự sống”. Riêng cái sự sống của tôi thì Bà kéo tôi vào lòng mà nói: – Con à! Nàng Eva đã được Chúa nặn ra bằng đất sét để cho sự sống. Còn con, Con là con người vỡ hạt. – Thưa Ông, Ông đã học sách của Freud ([1]) cho rằng loài người luôn bị ức chế vì sinh lý mà có cách chữa trị theo cách đó. Thưa Ông! Từ nước Pháp Ông đã tìm đường về Sài Gòn – không phải Hà Nội – là để tìm chuỗi thức ăn nơi các cô gái nhẹ dạ. Còn tôi, nghe theo Carl Jung ([2])(Hình 27) mà được biết rằng đó là “cơn ác mộng của lịch sử”. Nơi đó đã nhồi nhét nhiều số phận khác nhau của nhân loại” với những thứ “đồ chơi chiến tranh” vào trong một “cặp lồng”.

Phan Thanh Giản - Tự Đức - thanhdiavietnamhoc.com
Hình 28, 29:  Phan Thanh Giản – Tự Đức (Nguồn: Kho tàng Văn liệu Nguyễn Phan ST. Minh Nhật – thanhdiavietnamhoc.com)

–  Thưa Ông! Toa thuốc của Ông cho tôi không phải là chén thuốc phiện cực mạnh dành cho cụ Phan Thanh Giản (Hình 28) để giải quyết lòng trung trực – mà không để cho Vua Tự Đức (Hình 29) xử trảm về tội bán nước theo lời những nhà yêu nước truyền thống ở Nam Kỳ đã kết án Phan Lâm “mãi quốc”. Chất thuốc mà ông cho tôi uống là thuốc kích dục” của mụ Tú Bà cho nàng Kiều để dạy “vòng ngoài bảy chữ, vòng trong tám nghề” mà Nguyễn Du (Hình 30) một nhà thơ “độc và lạ” có tay nghề đã muốn lôi kéo phụ nữ ra khỏi tòa tháp Nho giáo để đưa vào nhà trọ.

Nguyễn Du - Truyện Kiều - thanhdiavietnamhoc.com
Hình 30: Nguyễn Du và Tác phẩm Truyện Kiều (Nguồn: Kho tàng Văn liệu Nguyễn Phan ST. Minh Nhật – thanhdiavietnamhoc.com)

–  Ông đừng quan tâm nữa. Còn tôi, xin hỏi ông:

Có phải là ông mắc hội chứng “mất trí nhớ” nên đã quên không ghi chép vào “sổ tay bệnh nhân” cho trường hợp của tôi? –  Không sao, để lấp khoảng trống đó tôi xin ông ghi bên lề Madam X. cư ngụ trên con đường “cây dài bóng mát” mà một nhạc sĩ tài danh lãng mạn “đa nhân cách” đã đưa vào lời ca. Còn đây, trên cả chữ viết, là một “phong thư”. Tôi gửi cho ông như một sự “bổ khuyết”.

–  Thưa thầy, chắc đó là “lời tỏ tình” hơn là “số tiền thù lao”?

    Thầy Hùng :
–  Nhà báo đến lúc này vẫn cứ mãi nhầm lẫn. Đó là bức chân dung tự họa để kẹp vào hồ sơ bệnh án (Hình 31) còn hơn là cứ mãi điều tra xét hỏi, ghi chép…

Madam X - thanhdiavietnamhoc.com
Hình 31:  Madam X (Nguồn: Kho tàng Văn liệu Nguyễn Phan ST. Minh Nhật – thanhdiavietnamhoc.com)

–  Xin trân trọng cảm ơn thầy! Thưa thầy, cuối cùng xin phép được tiếp tục gặp thầy lần tới để biết rõ số phận Madam X. Xin đừng để cho cô ta sống trong cảnh “màn trời chiếu đất. Lịch sử cô ta có tội gì?!

CHÚ THÍCH:
[1]  Freud: Sigmund Freud (Sigmund Schlomo Freud) là một bác sĩ về thần kinh và tâm lý người Áo. Ông được công nhận là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về phân tâm học.
[2] Jung: Là một bác sĩ tâm thần, một nhà tâm lý học Thụy Sĩ. Jung được coi là nhà tâm lí học hiện đại đầu tiên cho rằng: Tinh thần của con người là nền tảng của tôn giáo.

Sưu tập
BAN TU THƯ
07 /2020
(Nguồn:  Kho tàng Văn liệu Nguyễn Phan ST. Minh Nhật)

MỜI XEM:
◊  CUỘC ĐỜI trước Khúc quanh Lịch sử – BA MƯƠI THÁNG TƯ BẢY LĂM – Phần 1.
◊  CUỘC ĐỜI trước Khúc quanh Lịch sử – BA MƯƠI THÁNG TƯ BẢY LĂM – Phần 2.
◊  NGƯỜI GỎ CỬA HOÀNG HÔN – Phần 1.
◊  NGƯỜI GỎ CỬA HOÀNG HÔN – Phần 2.

GHI CHÚ:
◊  Bài viết đã đăng trên Tạp chí THANH NIÊN số 23, ra ngày 24/6/2020, trang 15.

Tạp chí Thanh Niên - vietnamhoc.net
Bài viết đã đăng trên Tạp chí Thanh Niên số 23 – ngày 24/6/2020, trang 15 (Nguồn: Tạp chí Thanh Niên)

MỜI XEM THÊM:
◊  Bửa cơm NĂM VỐ cuối cùng  Phần 1:  PHỞ NHÀ XÁC.
◊  Bửa cơm NĂM VỐ cuối cùng Phần 2:  ĐỨA CON MẶT TRỜI.
◊  Bửa cơm NĂM VỐ cuối cùng Phần 3:  THƯỢNG BỒ ĐỀ – HẠ LÀM VỒ.
◊  Thằng Con LAI MẼO.
◊  Người DÒM Lỗ Khóa Phần 1.
◊  Người DÒM Lỗ Khóa Phần 2:  Nước mắt Bão tố.