Henri Maspero và Ngành Nghiên cứu Lịch sử Ngữ âm Tiếng Việt
– Henri Maspero et l’Étude sur la phonétique historique
de la langue vietnamienne –
Tác giả bài viết: Masaaki SHIMIZU (Đại học Osaka, Nhật Bản)
1. Mở đầu.
2. Các nhà ngôn ngữ học tại EFEO và cơ quan hữu quan.
3. Công trình của Maspero và tầm quan trọng của nó trong ngành ngữ âm học lịch sử.
4. Sự phát triển của ngành ngữ âm học lịch sử sau Maspero.
5. Thay lời kết.
x
x x
1. Mở đầu
Không ai có thể phủ định ngành nghiên cứu lịch sử ngữ âm tiếng Việt với tư cách là một lĩnh vực Việt ngữ học cận hiện đại đã được bắt đầu với công trình nghiên cứu Etudes sur la phonétique historique de la langue annamite. Les initiales (1912) của Henri Maspero. Việc nghiên cứu lịch sử ngữ âm tiếng Việt gặp nhiều khó khăn hơn so với tình hình nghiên cứu này trong tiếng Hán, ví dụ như công trình của Bernhard Karlgren (1915-1926). Lý do thứ nhất là Trung Quốc có truyền thống âm vận học lâu dài và nó đã đóng vai trò rất quan trọng trong khi Karlgren tái lập hệ thống âm vị tiếng Hán Trung Cổ. Mặc dù Việt Nam cũng có những thành tựu về âm vận như phần Âm Tự 音字 trong Vân Đài Loại Ngữ 芸臺類語 của Lê Quý Đôn 黎貴惇 nhưng cũng chủ yếu đề cập đến những tri thức âm vận học Trung Quốc, chứ không đề cập nhiều đến ngữ âm tiếng Việt. Lý do thứ hai là số nguồn tư liệu nghiên cứu về ngôn ngữ Việt Nam thời trước có nhiều hạn chế. Trung Quốc có vận thư 韻書 và vận đồ 韻図 là những tư liệu phản ánh ngữ âm tiếng Hán thời Trung Cổ một cách có hệ thống, nhưng Việt Nam chỉ có chữ Nôm và cách đọc Hán Việt là các tư liệu nội bộ, trước khi hệ thống chữ La tinh là chữ Quốc ngữ ra đời. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Maspero đã nghiên cứu và thành quả nghiên cứu của ông đã ảnh hưởng thật sâu đến nhiều lĩnh vực kể cả trong tiếng Việt lẫn tiếng Hán.
Trong bài này chúng tôi muốn xác nhận lại tầm quan trọng của công trình nghiên cứu của Maspero và từ đó rút ra được những bài học hữu ích gì từ công trình nghiên cứu đó.
2. Các nhà ngôn ngữ học tại EFEO và cơ quan hữu quan
Số những học giả đã từng có quan hệ với EFEO và có những đóng góp nhất định cho giới ngôn ngữ học Việt Nam cận-hiện đại thì khá nhiều, điển hình nhất là Jean Nicolas Arthur Chéon (1856-1928) nghiên cứu về vấn đề tiếng lóng Việt Nam và các thứ tiếng Việt Mường1; Henri Maspero (1883-1945) trong ngành ngữ âm học lịch sử2; Jean Przyluski (1885-1944) về Việt ngữ học nói chung và vấn đề hình thái học trong đại từ tiếng Việt3, Léopold Cadière (1869-1955) trong lĩnh vực phương ngữ học4, Emile Gaspardone (1895-1982) trong Việt ngữ học nói chung5 và André-Georges Haudricourt (1911-1996) trong ngôn ngữ học lịch sử nói chung6.
Mặc dù không có quan hệ trực tiếp với EFEO nhưng các nhà ngôn ngữ học như Bernhard Karlgren (1889-1978) cũng đã ảnh hưởng gián tiếp đến giới Việt ngữ học nói chung cũng như trong giới ngữ âm học lịch sử nói riêng.
Còn nói về dữ liệu lịch sử ngôn ngữ thì không thể không đề cập đến những tài liệu tôn giáo, trong đó có các tài liệu Hán Nôm có nội dung liên quan đến đạo Phật và các tài liệu chữ Quốc ngữ về đạo Thiên Chúa. Đặc biệt về mặt những tài liệu đạo Phật thì sự đóng góp của Paul Demiéville (1894-1979)7 thật là to lớn.
Trong những học giả nêu ở trên, Maspero, Karlgren, Demiéville cùng với Paul Peliot (1878-1945)8 đều là học trò của E. Edouard Chavannes (1865-1918), một nhà bác học đã thành lập ngành Trung Quốc học theo phương pháp hiện đại, cùng thời đại với Henri Cordier (1849- 1925).
3. Công trình của Maspero và tầm quan trọng của nó trong ngành ngữ âm học lịch sử
Trong các ngành ngôn ngữ học đã nêu ở trên, bài viết này chỉ tập trung khảo sát về ngành nghiên cứu ngữ âm học lịch sử như là một trong những ngành chính của ngôn ngữ học vì hai lý do sau:
Lý do thứ nhất là trong lịch sử ngành ngôn ngữ học Đông phương nói chung thì hai công trình nghiên cứu của Maspero (1912) và Karlgren (1915-1926) đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngành ngôn ngữ học, đặc biệt ở chỗ cả hai công trình này đều kết hợp phương pháp hiện đại là phương pháp so sánh với phương pháp truyền thống gọi là âm vận học Trung Quốc để tái lập hệ thống ngữ âm tiếng Việt và tiếng Hán.
Lý do thứ hai là ngữ âm học lịch sử có truyền thống lâu dài ở Trung Quốc và nó đã ảnh hưởng tới đời sống văn hoá ngôn ngữ của dân trí thức thời phong kiến ở Việt Nam đặc biệt trong việc thi khoa cử.
Mục đích chính của Maspero (1912) vẫn là tìm hiểu lịch sử ngữ âm tiếng Việt nhưng khi phân tích diễn biến cách đọc chữ Hán trong tiếng Việt, Maspero không thể không đề cập đến hệ thống ngữ âm của tiếng Hán vào thời kỳ Trung Cổ.
Sự cách tân trong công trình của Karlgren khi đem so sánh với công trình của Maspero thì dữ liệu phương ngữ tiếng Hán do bản thân Karlgren đã sưu tầm rất phong phú và có tính hệ thống hơn. Tuy nhiên về mặt phương pháp nghiên cứu, thì mặc dù nhiều người cho rằng sự cách tân trong phương pháp của Karlgren là sự kết hợp phương pháp so sánh với âm vận học cổ truyền của Trung Quốc, nhưng thực ra trong công trình của Maspero, ông đã sử dụng phương pháp so sánh giữa các phương ngữ tiếng Việt và các phương ngữ tiếng Mường một cách có hiệu quả. Vả lại, Maspero đã vượt qua khó khăn trong việc nghiên cứu lịch sử ngữ âm tiếng Việt là không có tài liệu nào phản ánh hệ thống ngữ âm tiếng Việt giống như vận thư hoặc vận đồ của Trung Quốc. Vì vậy, Maspero lấy tam thập lục tự mẫu 三十六字母, tức 36 phụ âm đầu trong tiếng Hán Trung Cổ làm xuất phát điểm để so sánh và tìm hiểu sự biến đổi hệ thống phụ âm đầu cách đọc Hán Việt, như là một phần rất quan trọng trong lịch sử ngữ âm tiếng Việt. Trong khi đó Maspero không chỉ phân tích hệ thống âm đầu cách đọc Hán Việt mà cũng phân tích loại dữ liệu mà Vương Lực 王力 (1948) đã từng gọi là âm Cổ Hán Việt và âm Hán Việt Việt hoá. Đồng thời, khi nào phát hiện ra quy luật biến đổi từ cách đọc Hán Việt đến âm Hán Việt Việt hoá, chẳng hạn, thì Maspero chứng minh tính tin cậy của nó bằng cách tìm ra quá trình biến đổi tương tự như thế trong các phương ngữ tiếng Việt và tiếng Mường.
Ngoài việc so sánh hệ thống ngữ âm các ngôn ngữ trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay, Maspero cũng sử dụng những tài liệu nội bộ tiếng Việt, trong đó quan trọng nhất là dữ liệu chữ Nôm. Trong phần ghi chú về chữ Nôm, Maspero khẳng định tài liệu chữ Nôm cổ nhất hiện vẫn còn là bia Hộ Thành Sơn ở tỉnh Ninh Bình có niên đại là năm 13429. Hơn nữa, Maspero cho rằng dữ liệu thanh phù của từng chữ Nôm phản ánh hệ thống ngữ âm tiếng Việt vào thế kỷ 13 vì những chữ Hán được sử dụng như là thanh phù trong từng chữ Nôm trong tài liệu thế kỷ 14 không khác gì mấy so với các tài liệu trong các thế kỷ 17-18 (Maspero 1912, tr.7). Ý kiến của chúng tôi khác với ý kiến của Maspero ở chỗ chúng tôi thấy có rất nhiều trường hợp cùng một hình vị được ghi bằng nhiều chữ Nôm mà thanh phù của chúng hoàn toàn khác nhau, phản ánh và biểu hiện sự biến đổi ngữ âm trong quá trình lịch sử.
Để xem xét tình hình ngữ âm trong các giai đoạn giữa thời kỳ hình thành cách đọc Hán Việt (khoảng thế kỷ 10) và thời kỳ hiện đại được thể hiện trong các phương ngữ tiếng Việt hiện đại, Maspero đã sử dụng những tài liệu được biên soạn ở nước ngoài như Hoa Di Dịch Ngữ 華夷譯語 (thế kỷ 15) và Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes (thế kỷ 17).
Ngoài ra, Maspero cũng sử dụng những tài liệu nội bộ đồng đại trong tiếng Việt như là các cặp phụ âm đầu, phụ âm cuối và thanh điệu trong những từ láy (les composés par redoublement). Việc áp dụng dữ liệu từ láy cho việc tái lập quá trình biến đổi ngữ âm có thể được xem như là một trường hợp sớm nhất đã áp dụng phương pháp tái lập nội bộ (internal reconstruction) trong lịch sử ngữ âm tiếng Việt.
Đưới đây là sơ đồ tóm tắt mối quan hệ giữa từng giai đoạn lịch sử tiếng Việt với tư liệu và phương pháp nghiên cứu (*) do Maspero đã đề xuất và áp dụng:
Giai đoạn tiếng Việt | Tư liệu và đặc trưng | Phương pháp |
1. Tiền Việt (Préannamite) | Giai đoạn Việt Mường chung | * So sánh tiếng Việt với các ngôn ngữ họ Thái và MonKhmer |
2. Proto Việt (Protoannamite) 3. Việt tiền cổ (Annamite archaïque) | Trước khi hình thành cách đọc Hán Việt Sự hình thành cách đọc Hán Việt (th.k. 10) | * So sánh từ Hán Việt với tiếng Hán Trung cổ So sánh tiếng Việt với tiếng Mường Phân tích yếu tố biểu âm của Chữ Nôm |
4. Việt cổ (Annamite ancient) | Hoa Di Dịch Ngữ (th.k. 15) | * Phân tích dữ liệu trong tác phẩm |
5. Việt trung đại (Annamite moyen) | Từ Điển Việt Bồ La của Rhodes (th.k. 17) | * Phân tích dữ liệu trong tác phẩm |
6. Việt hiện đại (Annamite moderne) | th.k.19 | Miêu tả các phương ngữ tiếng Việt hiện đại |
Từ sơ đồ trên chúng ta có thể quy ra một số lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ liên quan đến ngữ âm học lịch sử tiếng Việt trong giới khoa học ngày nay như: việc miêu tả các ngôn ngữ Việt Mường, phương ngữ học, văn bản học và văn tự học Hán Nôm, ngôn ngữ học lịch sử, ngữ âm học, v.v.
Trong phần sau, chúng tôi sẽ xem xét lại tình hình nghiên cứu hiện nay của các ngành nêu trên và công trình Maspero đã chiếm vị trí như thế nào trong các ngành đó.
4. Sự phát triển của ngành ngữ âm học lịch sử sau Maspero
Trước tiên, chính ngành ngữ âm học lịch sử tiếng Việt đã phát triển trong suốt thế kỷ 20 và những thành tựu chủ yếu của nó đã được tóm tắt lại trong công trình Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo) của Nguyễn Tài Cẩn (1995, Nxb. Giáo dục). Riêng về vấn đề phương pháp so sánh-lịch sử nhóm ngôn ngữ Việt-Mường thì có công trình của Trần Trí Dõi Một vài vấn đề nghiên cứu so sánh-lịch sử nhóm ngôn ngữ Việt-Mường (A HistoricalComparative Study of Viet-Muong Group) (2011, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội). Cả hai công trình này đều có giá trị cả về mặt nghiên cứu lẫn sư phạm.
Sự cách tân lớn nhất kể từ thời kỳ Maspero cho đến nay là những thành tựu về dữ liệu miêu tả các ngôn ngữ Việt Mường, trong đó có các công trình của Michel Ferlus (1979, 1982, 1997), Nguyễn Phú Phong-Trần Trí Dõi-Ferlus (1988), Nguyễn Văn Lợi (1993), Nguyễn Văn Tài (2005), v.v.
Trong lĩnh vực phương ngữ học cho đến nay quan trọng nhất vẫn là công trình Tiếng Việt trên các miền đất nước – Phương ngữ học của Hoàng Thị Châu (1989)10.
Vấn đề cách đọc Hán Việt từ góc độ ngữ âm học lịch sử tiếng Việt đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu, trong đó quan trọng nhất là công trình Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt của Nguyễn Tài Cẩn (1979, Nxb. Khoa học Xã hội). Ngoài ra cũng có Hán Việt ngữ Nghiên cứu của Vương Lực (1948, trong Lĩnh Nam Học Báo, 9-1) và Nghiên cứu về cách đọc Hán Việt của Mineya (1972, Nxb. Đông Dương Văn Khố). Cả ba công trình trên đều so sánh hệ thống ngữ âm tiếng Hán Trung cổ với cách đọc Hán Việt, nhưng chỉ có công trình của Nguyễn Tài Cẩn đã áp dụng những kiến thức về phương ngữ học và các ngôn ngữ Việt Mường vào việc khảo sát quá trình biến đổi ngữ âm.
Về việc sử dụng dữ liệu chữ Nôm cho ngữ âm học lịch sử tiếng Việt, thì có một công trình duy nhất là Một số vấn đề về chữ Nôm của Nguyễn Tài Cẩn (1985, Nxb. Đại học và Trung học Chuyên nghiệp). Đây là tập bài viết của tác giả liên quan đến những vấn đề về chữ Nôm, đặc biệt về các vấn đề liên quan đến ngữ âm lịch sử.
Về các tài liệu nước ngoài như Hoa Di Dịch Ngữ và Từ điển Việt-Bồ-La, thì có một số công trình quan trọng như An Nam Dịch Ngữ -giới thiệu và chú giải- của Vương Lộc (1977, Nxb. Đà Nẵng), Nghiên cứu về An Nam Dịch Ngữ của Trần Kinh Hoà (1966-1968), và A Study of Middle Vietnamese Phonology của Gregerson (1969, trong BSEI). Đặc biệt về dữ liệu chữ Quốc ngữ trong giới đạo Thiên Chúa thì có công trình quan trọng của Roland Jaques Portuguese Pioneers of Vietnamese Linguistics prior to 1650 (2002, Orchid Press).
Một trong những phát hiện lớn trong ngành ngữ âm học lịch sử từ thời kỷ Maspero đến nay là giả thuyết về quá trình xát hoá (spirantization) do Ferlus đề xuất vào năm 1982. Ferlus đã phát hiện ra giả thuyết này căn cứ vào những dữ liệu hình vị có cấu trúc song âm tiết thông qua việc miêu tả các ngôn ngữ thuộc nhóm Chứt trong Việt Mường, như Sách, Rục, và Mày. Thực ra trong công trình của Maspero cũng gồm có một số dữ liệu song âm tiết của tiếng Sách (Maspero gọi là Sek) như: tŭ-kuk (gốc), a-c̆ʸim (chim), kơ̆-c̆ʸit (chết), v.v. nhưng chưa có đủ số lượng để coi chúng như là hình thức dạng cổ. Sau khi tầm quan trọng của những hình vị song âm tiết được Ferlus nhấn mạnh, những tư liệu miêu tả tiếng Rục (Nguyễn Phú Phong et al 1988, Nguyễn Văn Lợi 1993) đã củng cố thêm luận điểm của Ferlus (1982).
Sự phát hiện những ngôn ngữ có cấu trúc song âm tiết cũng ảnh hướng tới cách đọc chữ Nôm, điển hình nhất là những trường hợp hai mã chữ ghi một từ (hoặc hình vị) trong văn bản giải âm Phật thuyết Đại báo Phụ mẫu Ân trọng kinh 佛説大報父母恩重經. Văn bản của tài liệu kinh Phật này đầu tiên được Paul Demiéville phát hiện ra trong khi ông công tác ở EFEO tại Hà Nội từ năm 1920 đến năm 1924. Sau khi ông mất, tài liệu quý báu này đã được gửi đến thư viện của Hiệp hội Á Châu tại Paris (Société Asiatique, Paris). Như là thành viên của Hiệp hội Á Châu, Tạ Trọng Hiệp (1933-1996) đã tặng bản photo của văn bản kinh Phật này cho viện Nghiên cứu Hán Nôm, và hiện nay bản photo đó là bản duy nhất chúng ta có thể tiếp cận được.
Hiện nay có một chuyên luận về kinh Phật này, đó là Chữ Nôm và tiếng Việt qua bản giải âm “Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh” của Hoàng Thị Ngọ (1999). Công trình này giới thiệu và phân tích chữ Nôm trong văn bản một cách toàn diện và chi tiết theo phương pháp văn bản học. Tuy nhiên, về mặt đặc trưng ngữ âm được phản ánh trong từng chữ Nôm thì chưa được phân tích kỹ, mặc dù đặc trưng ngữ âm của chữ Nôm trong văn bản này rất đặc biệt so với một số văn bản, tư liệu chữ Nôm khác nên rất quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử ngữ âm tiếng Việt qua cứ liệu Nôm. Chúng tôi lấy một ví dụ để chứng minh cho thấy tầm quan trọng của văn bản này.
Ở trang 29 có câu tiếng Hán và phần giải âm bằng chữ Nôm như sau:
Hán.: 銅 狗 鐡 蛇 …
Nôm: 主 同 破散 可列 …
chó đồng rắn sắt
“chó đồng và rắn sắt” [29a5]
Chúng tôi cho rằng hai mã chữ 破 và 散 đều biểu hiện một hình vị tương đương với từ rắn trong tiếng Việt hiện đại, tức 破 biểu hiện tiền âm tiết và 散 là âm tiết chính như hình thức Proto Vietmuong (PVM) *p-səɲʔ (Ferlus 2007). Vậy thì chúng tôi có thể tái lập lại từng âm vị trong giai đoạn kinh Phật này (AV) như sau:
Như thấy trong hình thức PVM và tiếng Rục, tiền thân của r hiện nay là *s, và phụ âm đầu âm Hán Việt của 散 cũng xuất nguồn từ *s trong tiếng Hán Trung cổ gọi là Tâm mẫu (心 母). Vì vậy, tái lập lại cả hai âm vị đó như là *s trong giai đoạn AV là một điều hoàn toàn hợp lý. Vả lại, phụ âm đầu âm Hán Việt của 破 xuất nguồn từ *pʰ (滂母) cũng phù hợp với hình thức PVM là *p-. Tóm lại, quá trình biến đổi phụ âm đầu *s trong âm tiết chính có thể minh hoạ như sau:
Trong văn bản kinh Phật này gồm có rất nhiều trường hợp tương tự như vậy, cho phép chúng tôi tiến tới việc tái lập lại hệ thống ngữ âm tiếng Việt vào thời kỳ biên soạn văn bản.
5. Thay lời kết
Ví dụ như từ rắn thông thường trong các văn bản khác thì được ghi bằng chữ 吝 (HV: lận /lʌn6/), có lẽ là do người ta chọn phụ âm đầu âm Hán Việt của nó là l để biểu hiện âm vị ɽ. Vì vậy đối với luận điểm của Maspero đưa ra cho rằng thanh phù của chữ Nôm không có thay đổi gì mấy thì không thể chấp nhận được. Tuy là vậy nhưng chúng ta vẫn phải học hỏi thái độ, tinh thần, phương pháp nghiên cứu của Maspero là tổng hợp lại các kết quả phân tích nhiều loại tài liệu khác nhau để từ đó rút ra quy luật biến đổi ngữ âm từng âm vị. Sự chi tiết hoá từng lĩnh vực ngôn ngữ học và sự tách ngôn ngữ học và Hán Nôm học ra làm hai lĩnh vực riêng biệt là điều tất nhiên trong quá trình phát triển của các ngành khoa học. Tuy nhiên, đồng thời chúng ta cũng cần phải cố gắng thực hiện các cuộc trao đổi với các lĩnh vực khoa học khác nhau để ngành nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt càng ngày phát triển. Ví dụ như ngành ngôn ngữ học và ngành Hán Nôm có mối quan hệ tương hỗ, bổ sung cho nhau tạo tiền đề cho ngữ âm học lịch sử phát triển.
_________
1. Hội viên thông tấn của EFEO vào các năm 1903, 1906, 1910, 1916, 1920. “L’argot annamite”, trong BEFEO, 5, 1905. tr. 47-75; “Notes sur les Muong de la province de Son-tay”, trong BEFEO, 5, 1905. tr. 328-348 ; “Note sur les dialectes nguon, sac et muong”, trong BEFEO, 7, 1907. tr. 87-99.
2. Thành viên của EFEO từ năm 1908 đến 1920, được phong thành viên danh dự vào năm 1939. “Etudes sur la phonétique historique de la langue annamite. Les initiales”, trong BEFEO, 12, 1912. tr. 1-124; “Quelques mots annamites d’origine chinoise”, trong BEFEO, 16, 1916. tr. 35-39; “Le dialecte de Tch’ang-ngan sous les T’ang”, trong BEFEO, 20, 1920. tr. 1-119.
3. Hội viên thông tấn của EFEO vào năm 1912 và 1916. “Les formes pronominales de l’annamite”, trong BEFEO, 12, 1912. tr. 5-9.
4. Thành viên của EFEO từ năm 1918 đến 1920, được ban tặng danh hiệu thành viên danh dự vào năm 1948. “Les Hautes Vallées du Sòng-Gianh”, trong BEFEO, 5, 1905. tr. 349-367; “Monographie de la semi-voyelle labiale en annamite et en sinoannamite (suite)”, trong BEFEO, 9, 1909. tr. 51-89; “Monographie de la semi-voyelle labiale en annamite et en sinoannamite (suite)”, trong BEFEO, 10, 1910. tr. 61-93; “Le dialecte du Bas-Annam. Esquisse de phonétique”, trong BEFEO, 11, 1911. tr. 67-110.
5. Thành viên của EFEO từ năm 1926 đến 1936. “Bibliographie annamite”, trong BEFEO, 34, 1934, tr. 1-173.
6. Đã từng dạy tại EFEO ở Hà Nội từ năm 1948 đến 1949. “Introduction à la phonologie historique des langues miao-yao”, trong BEFEO, 44-2, 1951. tr. 555-576; “Notes sur les dialectes de la région de Moncay”, trong BEFEO, 50-1, 1960. tr. 161-177.
7.Thành viên của EFEO từ 1919 đến 1924, hội viên thông tấn của EFEO vào năm 1929. Choix d’études bouddhiques (1929-1970), 1973. Leiden.
8. Thành viên của EFEO từ 1899 đến 1911.
9. Về nội dung cụ thể, xin tham khảo phần Phụ lục (Shimizu 1998, 2010).
10. Được tái bản và bổ sung thêm vào năm 2004 với đầu đề mới Phương ngữ học tiếng Việt (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Michel Ferlus. 1979. Lexique thavung-français. CLAO 5. tr.71-94.
Michel Ferlus. 1982. Spirantisation des obstruantes médiales et formation du système consonantique du vietnamien. CLAO 11(1). tr.83-106.
Michel Ferlus. 1997. Le maleng brô et le vietnamien. MKS XXVII (Hommages à Paul K. Benedict). tr.55-66.
Michel Ferlus. 2007. Lexique de racines Proto Viet-Muong (Proto Vietic Lexicon). Unpublished.
Kenneth J. Gregerson. 1969. A Study of Middle Vietnamese Phonology. BSEI 44. tr.135-193.
Hoàng Thị Châu. 1989. Tiếng Việt trên các miền đất nước – Phương ngữ học. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Tái bản và bổ sung: Phương ngữ học tiếng Việt. 2004. Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Hoàng Thị Ngọ. 1999. Chữ Nôm và tiếng Việt qua bản giải âm “Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh. Nxb. KHXH.
Roland Jaques. 2002. Portuguese Pioneers of Vietnamese Linguistics prior to 1650. Orchid Press.
Bernhard Karlgren. 1915-1926. Études sur la phonologie chinoise. Archives d’études orientales 15.
Henri Maspero. 1912. Etudes sur la phonétique historique de la langue annamite. Les initiales. BEFEO 12. tr.1-127.
Mineya Toru. 1972. Nghiên cứu về cách đọc Hán Việt (越南漢字音の研究). Nxb. Đông Dương Văn Khố.
Nguyễn Phú Phong-Trần Trí Dõi-Ferlus. 1988. Lexique Vietnamien-Rục-Francais. Sudestasie.
Nguyễn Tài Cẩn. 1979. Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. Nxb. KHXH.
Nguyễn Tài Cẩn. 1985. Một số vấn đề về chữ Nôm. Nxb. Đại học và Trung học Chuyên nghiệp.
Nguyễn Tài Cẩn. 1995. Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo). Nxb. Giáo dục.
Nguyễn Văn Lợi. 1993. Tiếng Rục. Nxb. KHXH.
Nguyễn Văn Tài. 2005. Ngữ âm tiếng Mường qua các phương ngôn. Nxb. Từ điển Bách khoa.
Shimizu Masaaki. 1998. Chữ Nôm characters contained in the inscription of Hộ Thành Mountain (護城山碑文に見る字喃について). Southeast Asian Studies (東南アジア研究) 36-2. tr.150-177.
Shimizu Masaaki. 2002. Khảo sát sơ lược về cấu trúc âm tiết tiếng Việt vào thế kỷ XIV-XV qua hai cứ liệu chữ Nôm, Các nhà Việt Nam học nước ngoài viết về Việt Nam. tập 2. Nxb. Thế giới.
Shimizu Masaaki. 2010. Discovery of the Lost Portion of Ho Thanh Mountain Inscription (1342): Taboo Characters and the Irregular Sino-Vietnamese Readings in Yu Rhyme Group (護城山碑文(1342)欠落部の発見:所収避諱文字と虞韻所属例外字音). Tạp san Trung tâm nghiên cứu Ngôn ngữ Quốc tế Đại học Osaka (大阪大学世界言語研究センター論 集) 2. tr.1-17.
Trần Kinh Hoà. 1966-1968. Nghiên cứu về An Nam Dịch Ngữ (安南訳語の研究).
Trần Trí Dõi. 2011. Một vài vấn đề nghiên cứu so sánh-lịch sử nhóm ngôn ngữ Việt-Mường (A Historical-Comparative Study of Viet-Muong Group). Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vương Lộc. 1977. An Nam Dịch Ngữ -giới thiệu và chú giải-. Nxb. Đà Nẵng.
Vương Lực. 1948. Hán Việt ngữ nghiên cứu (漢越語研究), Lĩnh Nam Học Báo (嶺南學報) 9 (1). tr.1-96.
Phụ lục: Toàn văn nội dung văn bia Hộ Thành Sơn (Shimizu 1998, 2010)
0: 一記天龍寺常住三寶物
1: 四方檀越、及郡中翁嫗士女、捐財出力、同造佛塔、以#紹豊二年壬午畢工。越明年春大會慶讃。一時聞者咸来贍禮。廼三月望封…
2: 檀諸家、又随所有捨施以爲本寺常住三寶物#令刻于石永貽厥後。
3: 附驥耶惠正王、施柴焼甎并田地、在安登社三#所、内壹所近本寺。除舊常住地自涇口至寺園門路、新施拾伍面。東界…
4: 大路、西界寺園、北界大江、壹所新舊弐[…]#園、東闊波拾陸篙、界松路、西闊波拾篙、界小路、丙長漆拾篙、界小路、北長漆 拾篙、界大路。壹…
5: 篙伍尺、東長拾篙、界陶个株田、西長拾[…]#界杜用田、丙闊肆篙伍尺、界杜鬼戦田、北闊肆篙五尺、界多馬。其時、在安登、奴管社陶鈍、知社范鯨等…
6: 在安登、魏氏正眞婆、施田阿空洞弄田[…]#高、有上下層。東長二十二高十尺、界范恭、西長二十高五尺、界劉同、丙活二高十三尺、界大路、北活二高一尺、界陶…
7: 在利岸社、書大冰頭阮語、字徳眞[…]#洎姉都陳六、字真修婆、施在寨雷洞田一所。東長一面九高、近小路、長一面九高、近寧个染、丙活一面四高、近小路、北活八高、近主
8: 施、共計用咍面、在湾上伴社(?)、[…]#男勇首阮波来、妻鄭氏…田在抛洞没面、東近界、西近施主、丙近阮氏挑、北近阮分、在黎舎社、養姆阮念、施田
9: 没面、在黄山迷洞、[…]#隊、東西近賣主、丙近黄勤路、北近三寳。〈□其田黎舎洞、今賣換施於此。〉在玃郷蔡氏、字崇徳居士、洎莊氏、字慈忍比丘尼、施銭二百貫、買田二面在種岡
10: 洞、四邊近三宝[…]#又論冊内戸張玉凛、施田在種岡盎檜洞間居人民、拾面、以回向故偶昭勲王子陳翁猛。僧徳増、施没伯貫。在黄江口市〈字保×婆。〉施波拾貫、買没面波高
11: 在[…]近(?)[…]#隊、東近三宝。僧徳雲、一伯貫。在阿砧市…張氏謙、一伯貫。蒙冊 慈圓婆、一伯貫。埋橋社徳圓翁・妙善婆、伍什貫。勝福翁、什貫。
12: □當社○○婆、五十貫。黎舎社○○婆、四十貫。共計…面在衆岡洞、近三宝田。棹社、内侍令史大文公丁了、洎養婆陳巴、施田在婆倶冷更洞大
13: 神隊没面令没高拾尺。東拾伍高拾咍尺、近陶質・武爛、西拾…密・費安、丙漆高波尺半、近武收、北漆高、近謝黨。婆倶社、舎人武湯、洎室武爛、施田伍面、
14: 在冷更洞。東西各長咍面糁高令伍尺、東近武湯、西近丁了、丙…尺、丙近許論、北近范婆礼。阿空社、虎翊都火頭子朝班都{干*○}(?)破鄰、洎室陶氏特、施田
15: 阿空洞、伍高。東西各活四高、東令拾咍尺半、近阮麻礼、西令拾波…、丙北各長久高、丙令拾波尺半、近阮利、北令拾貳尺、近丁塢。□在茄郷銀青光禄大夫
16: 上将軍上品明字范、字曰覚照真士、洎族姫陳、字曰勝信婆、施田婆倶狼了洞、伍面、涇口隊。東西各長没伯肆拾高有餘、東近民、西近司布隊、丙肆高陸尺、近
17: 大江、北咍高拾尺、近小涇。□福城社慈福婆、施田婆勾洞咍面、近施主。□在福城社長堂侍衞人火頭須阮卯、字覺心、洎室姉都林未、施波伯伍拾六貫、買
18: 田在種岡洞陸面、近三寳。在武林溪个躭社黎氏柴、三高什一尺在潮洞紹田。東長九高六尺半、近口女(?)田、西長陸高拾咍尺半、近檜田、丙活四高拾波尺半、近大路、北活
19: 四高五尺、近戸舎阮輕田。在阿空社抄社劉容、并室黄氏侶、施地二所。内一所墱二面二高。東長二十二高、近當戸界。西長二十二高、近黎聊、丙活十高、近陶也、北活十□、
20: 近大路。一所弄洞田五高。東活三高二尺、近主施、西活三高二尺、近范越、丙長十六高二尺、近范可羅、北長十六高二尺、近小路。共計二面七高。○○…
21: 在安登社劉舎廊比丘守愚一人、施田地在{(㐌尾社黄山洞元(?)安頼隊咍所。内壹所肆面、東伴闊漆篙、界當衙田、西伴闊漆篙、界范休田…
22: 拾捌篙咍尺、界阮赤等田、北伴長伍拾捌篙咍…東伴闊漆高漆尺、界小路、西伴闊漆高漆尺、界宋抄田、丙伴長拾咍篙…
23: 阮氏蠢田、北伴長拾咍篙拾壹尺、界宋…考劉大郎、四月初九、慈妣劉大娘、七月十七。□在安杲社内戸陳婀旱、施…
24: 安杲・瀾洞用咍面。東伴闊拾肆篙、…施主田、丙伴長拾陸篙、界守墓田、北伴長拾陸篙、界施主田。□
25: 在安登社、傑(?)特令堂書兒火頭…伴長拾篙漆尺、界當第田、西伴長拾壹篙壹尺、界黄挺田、丙伴
26: 闊玖篙拾没尺半、界阮孝田、北伴闊…回向善修居士・慈順婆。□在安登社□□令堂守墓書兒火頭陶箇
27: 株、并妻呂氏依、施田地在僊洞咍所、…尺、界費氏淺田、西長拾漆篙捌…嚴田、丙闊肆篙伍尺伍
28: 寸、界杜箇尼田、北闊肆伍尺半、界…陶箇支田、西界杜氏呂等、丙界當第田、北界大路。共計用壹面。□
29: 在安登社、虎翊火頭陶洪、妻杜氏…氏禮咍人、施地宅在仙洞用肆篙。東西丙並界三寳地、北界大路。□在安
30: 登社陶氏厳、并孫陶幽咍人、施地宅□□□用肆篙、東界三寳地、西界杜(?)个尼田、丙界多馬、北界大路。□□在安登社上班劉隴、
31: 釋字悟恵、施咍伯貫。養姆鄧氏阿朗、施壹伯貫。在多稼社、書都火楊葵(?)、并室范氏可磊、施壹伯貫。比丘潜聞、施咍伯貫。
32: 共計陸伯貫。買□中品台(?)厨田五面、在偈洞。内二隊一所没面。東長拾篙、近親王班任鋒、西長拾篙、近親王班任社、丙活拾篙、近賣
33: 主、北活拾篙、近小路。又二隊一所波面有餘。東近親王班任社、西近親王班任戸。以下2行に分れる)丙活拾篙、近潭、北活拾篙、近小路。又三隊一所没面。東長拾篙、近親王班
(改行)任戸、西長拾高、近賣主、丙活拾高、近立都阮慟、北活拾高、近小路。
* □: Chữ Nôm
Nguồn: Hội thảo quốc tế “Viện Viễn đông Bác cổ (EFEO)
và các ngành khoa học xã hội nhân văn Việt Nam”
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN 5-6/12/2014
Thánh Địa Việt Nam Học
(https://thanhdiavietnamhoc.com)
Download file (PDF): Henri Maspero và Ngành Nghiên cứu Lịch sử Ngữ âm Tiếng Việt (Tác giả: Masaaki SHIMIZU) |