HỌC và DẠY xưa và nay

NGUYỄN TẤN ĐẮC
(Giáo sư)

TÓM TẮT

     Sau một ngàn năm Bắc thuộc, một trăm năm Pháp cai trị và từ ngày thống nhất đất nước, Việt Nam đứng trước làn sóng toàn cầu hóa, nhu cầu về con người cho tương lai rất cần thiết. Con người trong xã hội mới phải có kỹ năng và kiến thức, con người đó trong lãnh vực giáo dục gồm cả Thầy – Trò. Dạy và học ngày nay cần phải có tư duy mới.

ABSTRACT

       Experienced a thousand years of the Northern states domination, a hundred years French colonialism, Vietnam has, since the reunification of the country, faced the wave of globalization, and it is essential to have high quality humans for a new society in the future. They, including teachers and students, must be armed with knowledge and skills. The article will describe new ways of thinking in teaching and learning.

x
x x 

Ngày xưaNgày nay
 Học rồi mới dạy Dạy rồi vẫn Học. “Dạy là học, với nghệ thuật biết thế nào là đủ” (Phùng Há)
 Thầy dạy Trò Thầy dạy Trò cũng cần học Trò
 Học là học, Chơi là chơi Chơi mà học, Học mà chơi
 Già dạy Trẻ, Cha Mẹ dạy Con Già cũng cần học Trẻ, Cha Mẹ cũng cần học Con
 Trẻ nghe Già Già cũng rất cần nghe Trẻ
 Thầy nói Trò nghe, Cha Mẹ nói con nghe, “Cá không ăn muối cá ương. Con cãi Cha Mẹ trăm đường con hư” (Tục ngữ Việt Nam). Trò vừa nghe vừa có thể cãi, phản biện lại Thầy, Con vừa nghe vừa có thể cãi, phản biện lại Cha Mẹ. “Tôi cũng đã từng gặp những đứa trẻ luôn đặt câu hỏi về tính đúng đắn, xác thực của những điều mà thầy cô, cha mẹ dạy chúng. Chúng cho rằng có thể có nhiều câu trả lời cho một câu hỏi nếu đứng từ những góc độ khác nhau, và có những câu trả lời đúng mà thầy cô, cha mẹ, sách vở, hoặc ngay cả những vĩ nhân chưa từng biết” (Ts. Lê Thị Thúy Loan, Giám đốc công ty TNHH Loan Lê. Doanh nhân Việt Nam 2011, tr176).
 Biết vâng lời là ngoan, gọi “dạ” bảo “vâng”, “Muốn sang thì bắt cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy Thầy” (Tục ngữ Việt Nam).  Đề cao tư duy phê phán, tư duy độc lập
 Học thuộc lòng Học phải hiểu
 Học lúc nhỏ Học suốt đời. “Còn học là còn sức trẻ” (Thành ngữ Triều Tiên)
 Học – Hỏi (cụm từ Việt Nam) Hỏi – Học (Hỏi để Học)
 Học – Hành (cụm từ Việt Nam, gốc Trung Quốc), Học đi đôi với Hành, Học trước Hành Hành – Học, Hành đi đôi với Học, Hành trước Học (ĐH Havard: Học bằng Hành)
 Học – Tập (cụm từ Việt Nam, gốc Trung Quốc) Tập – Học (Tập trước Học)
 Lý thuyết trước Thực hành. “Mạnh lý thuyết, khuyết thực hành” Thực hành trước Lý thuyết. “ Mạnh thực hành, rành lý thuyết”
 Thầy là trung tâm Trò là trung tâm
 Học cái Thầy có Học cái Người học cần
 Coi trọng tư duy cụ thể Coi trọng tư duy trừu tượng
 Coi trọng trực giác  Coi trọng liên tưởng
 Học cái Cũ, người biết cái Cũ là thầy Học cái Mới, người biết cái Mới là thầy
 Tôn sư trọng Đạo (cách ngôn Trung Quốc) Tôn trọng Người học, làm theo lẽ phải
 Nhất tự vi Sư, bán tự vi Sư (cách ngôn Trung Quốc) Người nói cái Mới là Thầy
 Tiên học Lễ, hậu học Văn (cách ngôn Trung Quốc) Trước học làm Người, sau học làm Nghề
 Cần biết Thầy là ai? Cần biết Trò là ai? (Không chỉ Bây giờ, mà cả Trước kia và Ngày mai)
 Dạy theo Sách, người học giỏi là con “Mọt sách” Dạy từ Tình huống thực tế để tìm Giải pháp giải quyết
 Dạy kỹ năng cứng Dạy cả kỹ năng mềm
 Không nghe những câu hỏi ngớ ngẩn Biết nghe những câu hỏi ngớ ngẩn
 Hạ thấp Trí tưởng tượng Đề cao Trí tưởng tượng. “Tôi thành công chủ yếu dựa vào sự tưởng tượng từ những giấc mơ của mình”. (Phan Đình Phương, hội viên Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy Hoa Kỳ, WFPA, giám đốc Công ty An Sinh xanh, Đà Nẵng, nhà sáng chế tay ngang đã phát minh xe chữa cháy đa năng đẩy tay, không cần điện. Tuổi trẻ 12-02-2012, tr15)
 Học ở trường Học khắp nơi
 Thầy dẫn trước Trò, luôn ở phía trước Không có người dẫn trước nào không thể vượt qua, vì cạnh tranh là một quá trình liên tục
 Giáo dục cho người khỏe mạnh bình thường Giáo dục cả cho người khuyết tật
 Giáo dục chỉ có một hình thức Giáo dục phải có nhiều hình thức
 Dạy theo lối cũ đường mòn Dạy theo lối mới đường chưa có
 Coi trọng chuyện ngày xưa, truyện cổ tích: “ngày xửa, ngày xưa” Coi trọng chuyện ngày mai
 Đào tạo đi Đào tạo đi rồi đào tạo lại
 Thầy dạy Trò, “Không Thầy đố mày làm nên” (cách ngôn Việt Nam) Trò tự học, tự nghiên cứu là chính, “Học Thầy không tày học bạn” (Tục ngữ Việt Nam) Thầy chỉ là người hướng dẫn. Phương pháp học của Nguyễn Huy Hoàng, Huy Chương Vàng Olympic Vật lý Quốc Tế 2011 là: “Tự học ở nhà + học thêm ở Thầy; tranh thủ những giờ rảnh tìm giải bài tập trên mạng; giải những bộ đề nâng cao mà Thầy ra”
 Trò là Trò, Thầy là Thầy  Trò có thể là Thầy, Thầy có thể là Trò
 Cha là Cha, Con là Con Cha Con có thể là bạn bè
 Thầy đứng trước Trò Thầy đứng sau Trò
 Thầy dạy những Chân lý, cái đã biết. “Chân lý hôm nay, sai lầm ngày mai. Vérité aujourd΄hui erreur demain”. (Ngạn ngữ Pháp). Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất kiểm nghiệm chân lý Trò tìm những ý tưởng mới, cái chưa biết. Sau bài giảng về bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học, cô bé Clara Lazen, 10 tuổi ở Mỹ, trình bày với Thầy về một số mô hình phân tử được cô bé ghép bởi các nguyên tử oxy, nitơ và cacbon, và hỏi Thầy đây có phải là cấu trúc hóa học thật sự không. Thầy Boehr đã không khỏi bối rối trước câu hỏi của cô học trò. Vì vậy ông đã phải hỏi Robert Zoeliner, giáo sư Đại học Humbolt State. Sau khi hoàn tất phân tích trên máy tính, giáo sư nói: “Cấu trúc phân tử liên kết chặt chẽ này cho phép lưu giữ năng lượng ổn định, nên đồng nghĩa với việc nó có thể ứng dụng để sản xuất các vật tích trữ năng lượng như pin hay thậm chí thuốc nổ”. (Tuổi trẻ, 8-2-2012, tr11)
 Học là một đường thẳng, ngắn ngủi, chấm dứt sớm Học là một vòng xoáy lên cao vô tận, không có điểm cuối
 Làm theo tiền lệ Làm theo tiền lệ có thể mất cơ hội lớn
 Chỉ học và dạy chương trình bắt buộc Học và dạy cả những môn tự chọn
 Hướng Đạo kêu gọi “luôn luôn sẵn sàng” (Toujours prêt) Doanh nhân kêu gọi “phản ứng nhanh”
 Giáo dục chỉ chú trọng khi Trò còn học ở trong trường Giáo dục cần chú trọng cả khi Trò đã ra khỏi trường và trở thành cựu sinh viên
 Học để Thi ra làm Quan Học để biết cách Sống, biết cách Làm việc
 Học theo lối chuyên chế Học theo lối dân chủ
 Trường Công được trọng, được nhà nước chi tiền, Trường Tư bị khinh, cá nhân tự lo Trường Công / Trường Tư như nhau, đánh giá Trường theo chất lượng
 Thầy là cao nhất Học Trò là Thượng Đế
 Dạy theo quan niệm Lễ trị, Đức trị Dạy theo quan niệm Pháp trị
 “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” (Tục ngữ Việt Nam) Thương ghét không dùng bạo lực, sức mạnh mà dùng tình thương, thuyết phục
 Dạy là bắt người học làm theo ý mình Dạy là hướng dẫn người học làm theo ý họ
 Học một mình Học theo nhóm (team work: “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Tục ngữ Việt Nam)
 Học với sách Học với máy tính
 Học gắn với triết học Học gắn với kinh doanh
 Học trong ốc đảo Học gắn với thị trường
 Học khép kín chỉ biết mình Học mở rộng để biết hội nhập với thế giới
 Người học chỉ biết mình Người học phải biết đóng vai người khác
 Nói về người ở hành tinh này Nói về người ngoài hành tinh
 Học theo lối độc quyền Học theo lối cạnh tranh
 Học nặng về duy cảm Học thiên về duy lý
 Học trong thế giới tròn Học trong thế giới phẳng
 Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ Tiếng Anh là tiếng chung thế giới để giao tiếp, kinh doanh

Việt Nam có câu tục ngữ:

“Con hơn Cha là nhà có phúc”

Bài viết: tháng 4/ 2012.