Hội thảo Quốc tế VIỆT NAM HỌC lần 4 /2019 – DANH MỤC Phần 1: Việt Nam học QUỐC TẾ
Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần 4 /2019 với chủ đề Những vấn để giảng dạy tiếng Việt và nghiên cứu Việt Nam trong thế giới ngày nay do Khoa Việt Nam học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã được tổ chức trong hai ngày 26 và 27 tháng 7 năm 2019.
Các nghiên cứu của các nhà Việt Nam học trong và ngoài nước tham dự Hội thảo đã tập trung vào bốn lĩnh vực sau: 1) Việt Nam học quốc tế, 2) Việt ngữ học và Phương pháp giảng dạy tiếng Việt, 3) Văn hóa – Văn học Việt Nam, 4) Lịch sử – Xã hội Việt Nam.
Đã có 118 đề tài đặc sắc của các nhà nghiên cứu Việt Nam học trong và ngoài nước nêu ra trong Hội thảo và được tập hợp theo bốn lĩnh vực nêu trên. Lĩnh vực 1 “Việt Nam học Quốc tế” có 27 đề tài. Lĩnh vực 2 “Việt ngữ học và Phương pháp giảng dạy tiếng Việt” có 30 đề tài. Lĩnh vực 3 “Văn hóa – Văn học Việt Nam” có 33 đề tài. Lĩnh vực 4 “Lịch sử – Xã hội Việt Nam” có 28 đề tài.
27 Đề tài “Việt Nam học Quốc tế”
1) Tình hình giảng dạy tiếng Việt trong các trường đại học ở Nhật Bản – Bùi Duy Dương;
2) Việt Nam học nhìn từ lịch sử nghiên cứu tại Ecoles Pratiques des Hautes Études (EPHE, Pháp) – Cao Việt Anh;
3) Nghiên cứu, giới thiệu về Việt Nam của các học giả phương Tây – Đào Mục Đích, Võ Thanh Hương, Đinh Khắc Thuận;
4) Nghiên cứu Hán Nôm tại Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI – Ye Shao Fei;
5) Nghiên cứu, giới thiệu văn học Việt Nam ở Nhật Bản – Đoàn Lê Giang;
6) Triển vọng nghiên cứu Việt Nam học – Hồ Khánh Vân;
7) Bộ sưu tập sách Hán Nôm ở Thư viện Trường Đại học Yale – một đóng góp quan trọng của Maurice Durand về Việt Nam học – Huỳnh Quán Chi, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh;
8) Phan Bội Châu qua nghiên cứu của học giới Trung Quốc hiện đại – Lê Quang Trường;
9) Sứ giả kết nối văn hóa Việt – Trung: Giới thiệu những tác phẩm văn học, lịch sử và sự nghiệp giảng dạy và mạng lưới giao thiệp của học giả người Hoa Việt Nam Lý Văn Hùng – Luo Ching-Wen (La Cảnh Văn);
10) Cách tiếp cận hỗn hợp trong nghiên cứu Việt Nam học – Nguyễn Chí Hòa;
11) Lược thuật những nghiên cứu về Hoa kiều ở Việt Nam của Trần Kinh Hòa – Nguyễn Mạnh Sơn;
12) Giao lưu sách vỡ giữa Hoa Nam (Trung Quốc) với Nam Bộ (Việt Nam) cuối nhà Thanh;
13) Chân dung người Việt thế kỷ XVII – XIX qua một số du ký của người Trung Quốc – Nguyễn Thị Kim Phượng;
14) Nghiên cứu Việt Nam qua kho sách Nhật Bản hiện lưu trữ tại Hà Nội – Nguyễn Thị Oanh, Đinh Huyền Phương;
15) Nghiên cứu lịch sử và văn học Việt Nam ở Nhật Bản – Nguyễn Tiến Lực;
16) Hai nhà Việt Nam học Nhân Bảo, La Trường Sơn với “Bà chúa thơ Nôm” – Nguyễn Văn Hoài;
17) Nâng cao chất lượng ngành Việt Nam học – Nguyễn Văn Lịch;
18) Khảo sát lại lộ trình đi sứ của Nguyễn Du và thứ tự các bài chữ Hán trong Bắc hành tạp lục – Nohira Munehiro;
19) Thành tựu nghiên cứu và giới thiệu văn học Việt Nam của các học giả Hàn Quốc – Phan Thị Thu Hiền;
20) Đặc điểm tình hình giảng dạy tiếng Việt và Việt Nam học trên thế giới – Phan Thị Yến Tuyết;
21) Đánh giá thành tựu nghiên cứu của các học giả Trung Quốc về lãnh thổ Đài Loan, về tiểu thuyết Hán văn Việt Nam – Phan Thu Vân;
22) Lịch sử giảng dạy và học tập tiếng Việt tại Nhật Bản vào thế kỷ 18-20 – Shimizu Masaaki;
23) Từ lịch sử Việt Nam học của nước Nga: những sinh viên Đông Dương ở nước Nga Xô Viết, các năm 1920-1930 – Socolov A.A.;
24) Vấn đề giảng dạy văn học Việt Nam tại Hàn Quốc – Trần Thị Mai Nhân, Lưu Thị Sinh;
25) Đề tài lịch sử Việt Nam trung đại trong nghiên cứu của sử học Nga từ sau năm 1975 đến nay – Trần Thị Thái Hà;
26) Tình hình nghiên cứu văn học Việt Nam tại Trung Quốc thể kỷ XXI – Xia Lu (Hạ Lộ), Trương Tâm Nghi.
BAN TU THƯ
08/2019
MỜI XEM:
◊ Hội thảo Quốc tế VIỆT NAM HỌC lần 4 /2019 – DANH MỤC Phần 2: VIỆT NGỮ HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT