Một số điểm sáng tạo về nhạc điệu trong thơ mới (1932 – 1945)

Tác giả: Thạc sĩ LA NGUYỆT ANH
(Đại học Sư phạm Hà Nội)

1. Mở đầu

     Nhạc điệu thơ là một thứ âm thanh đặc biệt được nghệ sĩ sáng tạo từ chất thể ngôn ngữ thông qua các yếu tố: nhịp, vần, thanh điệu, điệp âm,… Trong cấu trúc kí hiệu, nhạc điệu gắn liền với cái biểu đạt và gắn bó khăng khít với cái được biểu đạt như hai mặt của tờ giấy (F. de Saussure), đồng thời nó còn đảm nhận một chức năng quan trọng, là cầu giao cảm giữa người sáng tạo và người tiếp nhận.

     Với ý thức cách tân, các nhà Thơ Mới đã sáng tạo nên những bài thơ thần tình diễm ảo như những cung cầm chơi vơi. Thanh âm độc đáo của Thơ Mới cũng là tiếng lòng của một thế hệ thi nhân khát khao được “thành thực”, khát khao được tận hiến cho nghệ thuật. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến một số sáng tạo nhạc điệu trong Thơ Mới 1932 – 1945 trên các phương diện: phối hợp thanh điệu, gieo vần và ngắt nhị.

2. Nhạc điệu thơ ca

     Nhạc điệu thơ ca được định nghĩa là: “cấu tạo ngữ âm của lời văn nghệ thuật hình thành bởi âm thanh của ngôn từ thể hiện đặc sắc của văn học như một nghệ thuật thời gian”. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “ yếu tố vật chất sáng tạo nhạc điệu thơ là điệp âm, điệp vận” với các hình thái đa dạng gồm nhiều yếu tố như tạo nhịp, niêm, đối, cách gieo vần… Trong đó có thể xem nhịp, thanh điệu và vần như là những yếu tố cốt tử để tạo nên nhạc điệu.

     Còn tiếp: …………………………………………..

Nguồn: Tạp chí Ngôn Ngữ, số 9, năm 2012.

     Vì lý do kĩ thuật khi chuyển nội dung bài viết từ file PDF sang Website bị mất nhiều kí tự
     nên
Qúy độc giả xin vui lòng xem file đính kèm bên dưới
.

     Trân trọng.

 Thánh Địa Việt Nam Học
(https://thanhdiavietnamhoc.com)

Download file (PDF): Một số điểm sáng tạo về nhạc điệu trong thơ mới (1932 – 1945)
(Tác giả: Thạc sĩ LA Nguyệt Anh)