Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khu du lịch Hồ Núi Cốc

FACTORS AFFECTING THE DEVELOPMENT OF NUI COC LAKE TOURISM

Tác giả bài viết: ĐOÀN QUANG THIỆU
(Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp – ĐH Thái Nguyên)

TÓM TẮT

     Khu du lịch Hồ Núi Cốc thuộc tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng hiện nay chưa phát triển xứng với tiềm năng của nó. Kết nghiên cứu điều tra 200 khách du lịch, phân tích hồi quy cho thấy mức độ ảnh hưởng của 8 yếu tố đến sự phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc bao gồm: Cảnh quan; cơ sở hạ tầng; phương tiện thăm quan; các dịch vụ; khách sạn, nhà nghỉ; trật tự và an toàn xã hội; hướng dẫn viên du lịch; giá dịch vụ. Trong đó có 5 yếu tố cần có các giải pháp tháo gỡ là: Kiến trúc cảnh quan, phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường phương tiện thăm quan, phát triển đa dạng các dịch vụ, tăng cường số lượng và chất lượng khách sạn, nhà nghỉ thì Khu du lịch Hồ Núi Cốc sẽ phát triển.

Từ khóa: Du lịch; Hồ Núi Cốc; phát triển du lịch; chất lượng dịch vụ; cơ sở hạ tầng.

ABSTRACT

     Nui Coc Lake tourist site in Thai Nguyen province has potentials for tourism development but has not yet achieved to its prospects. This study has investigated 200 tourists with empirical analysis to find whether eight factors affecting the development of Nui Coc Lake tourism, including landscape, infrastructure, transportation, services, hotels and motels, social safety, tour guide and price of services. The regression results suggest five major solutions to develop Nui Coc Lake tourism, including improve and create more landscapes; enhance infrastructure; increase both quality and quantity of transportation; diversify services and upgrade their quality; improve hotel and motel quality.

Keyword: Tourism; Nui Coc Lake; tourism development; service quality; infrastructure.

x
x x

1. Đặt vấn đề nghiên cứu

     Khu du lịch Hồ Núi Cốc thuộc tỉnh Thái Nguyên, cách Trung tâm thành phố Thái Nguyên 15 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 90 km, với tổng diện tích quy hoạch là 19.276 ha, trong đó có diện tích mặt nước 2.500 ha, có 89 đảo lớn nhỏ, nằm giữa một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú, sơn thuỷ hữu tình, khí hậu trong lành mát mẻ, có giao thông tương đối thuận lợi, vì vậy là nơi có tiềm năng lớn phát triển du lịch. Ngày 15 tháng 11 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1577/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030, với mục tiêu: xây dựng và phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc đáp ứng các tiêu chí công nhận là Khu du lịch quốc gia trước năm 2025, hướng tới trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lớn của quốc gia với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại đến năm 2030, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi Bắc Bộ. [1]

     Để đạt được mục tiêu nêu trên cần có những nghiên cứu thực toàn diện để đề ra giải pháp về tất cả các mặt nhằm phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc. Trong phạm vi bài viết này, mục tiêu nghiên cứu là phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc thông qua điều tra khách du lịch theo các tiêu chí khoa học của phân tích hồi quy trên cơ sở sử dụng phần mềm SPSS, làm căn cứ đưa ra một số giải pháp phù hợp phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc.

2. Phương pháp nghiên cứu

     Chuyên đề sử dụng một số phương pháp chính là thu thập thông tin thứ cấp từ những tài liệu đã công bố, thu thập thông tin qua phiếu điều tra và phân tích hồi quy bởi phần mềm SPSS.

     Phương pháp chọn mẫu điều tra [2]: căn cứ vào ường là 33, số lượng mẫu tối thiểu cần thiết điều tra là: 33 * 5 = 165 mẫu. Để đảm bảo lượng mẫu, số liệu đáng tin cậy, chuyên đề đã điều tra 200 khách du lịch có lưu trú tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc ít nhất là 2 ngày, cơ cấu khách chọn mẫu theo cách ngẫu nhiên phân tầng về giới tính, lứa tuổi, trong và ngoài nước Cơ cấu theo tỷ lệ số lượng khách thực tế của năm 2017.

     Thực hiện điều tra trong mùa du lịch hè năm 2018. Một số thông tin về đối tượng điều tra thể hiện ở bảng 1.

Bảng 1. Thông tin chung về đối tượng điều tra

STTChỉ tiêuSố lượng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
1Tổng số200100
2Nam10854
3Nữ9246
4Tuổi dưới 303819
5Tuổi từ 30 – 5011859
6Tuổi trên 504422
7Khách trong nước17286
8Khách nước ngoài2814

 

     Điều tra theo 8 yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc bao gồm: Yếu tố 1- Cảnh quan: có 3 biến đo lường; Yếu tố 2 – Cơ sở hạ tầng: có 5 biến đo lường; Yếu tố 3 – Phương tiện thăm quan: có 3 biến đo lường; Yếu tố 4 – Các dịch vụ: có 3 biến đo lường; Yếu tố 5 – Khách sạn, nhà nghỉ: có 6 biến đo lường; Yếu tố 6 – Trật tự và an toàn xã hội: có 4 biến đo lường; Yếu tố 7 – Hướng dẫn viên du lịch: có 4 biến đo lường; Yếu tố 8 – Giá dịch vụ: có 5 biến đo lường. Như vậy ta có 8 yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc, ta ký hiệu từ X1 – X8 (gọi là Xi ,i từ 1 -8); mỗi yếu tố lại có một số biến đo lường nó ta ký hiệu từ Bij trong đó i từ 1 đến 8 và j từ 1- 6. Một tiêu chí đánh giá chung là: Sự phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc là biến phụ thuộc, ta ký hiệu là Y. Như vậy ta có tổng số có 8 biến độc lập, trong đó có 33 biến đo lường và 1 biến phụ thuộc. Tên và ký hiệu cụ được thể ở bảng 1.

Bảng 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc

Ký hiệu
yếu tố
Tên yếu tốBiến đo lường yếu tốKý hiệu biến đo lường
X1Cảnh quanCó nhiều cảnh đẹp tự nhiên
Có nhiều cảnh đẹp đặc sắc, độc đáo
Các công trình văn hóa, lịch sử có giá trị
B11
B12
B13
X2Cơ sở hạ tầngCó hệ thống giao thông thuận lợi
Có hệ thống điện ổn định
Có hệ thống thông tin đầy đủ, tốc độ nhanh
Có hệ thống dịch vụ công cộng đầy đủ, tiện lợi
Có hệ thống cơ sở y tế phục vụ tốt
B21
B22
B23
B24
B25
X3Phương tiện
thăm quan
Có nhiều lựa chọn phương tiện đi du lịch
Các phương tiện có độ an toàn cao
Quản lý và điều khiển phương tiện tốt
B31
B32
B33
X4Các dịch vụDịch vụ mua sắm: có nhiều cửa hàng thuận lợi
Dịch vụ ăn uống: có nhiều nhà hàng phục vụ tốt
Dịch vụ thăm quan, giải trí: có nhiều địa điểm thăm quan thuận lợi; có nhiều hoạt động vui chơi giải trí
B41
B42
B43
X5Khách sạn,
nhà nghỉ
Dễ tìm kiếm khách sạn, nhà nghỉ
Phòng nghỉ rộng rãi, thoáng mát
Máy lạnh tốt, cung cấp nước nóng tốt
Có đầy đủ trang thiết bị tốt: tủ lạnh, truyền hình
Trong khách sạn, nhà nghỉ có wifi/ internet mạnh
Người quản lý và phục vụ thân thiện, lịch sự, nhiệt tình
B51
B52
B53
B54
B55
B56
X6Trật tự và an
toàn xã hội
Không có tình trạng cướp, trấn lột
Không có tình trạng trộm cắp
Không có tình trạng chèo kéo, thách giá
Không có tình trạng quấy rối
B61
B62
B63
B64
X7Hướng dẫn viên
du lịch
Nhiệt tình, lịch sự, nhanh nhẹn, linh hoạt
Có kiến thức du lịch tốt
Có kĩ năng giao tiếp, ứng xử tốt
Có khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt
B71
B72
B73
B74
X8Giá dịch vụGiá cả thăm quan
Giá cả ăn uống
Giá cả mua sắm
Giá cả khách sạn, nhà nghỉ
Giá cả các hoạt động giải trí
B81
B82
B83
B84
B85
YĐánh giá chungSự phát triển Khu du lịch du lịch Hồ Núi Cốc

     Căn cứ vào số liệu điều tra, mỗi biến đo lường được đánh giá 5 bậc điểm: Rất kém (1 điểm), Kém (2 điểm), Trung bình (3 điểm), Tốt (4 điểm) và Rất tốt (5 điểm). [3] Để phân tích từng yếu tố, trong mỗi yếu tố có nhiều biến đo lường, ta tính từng yếu tố X1, X2…X8 bởi bình quân chung các biến đo lường B1.1, B1.2…, B2.1, B2.2… theo công thức:

Xi = / Ni (1)

     Trong đó: Xi: là biến độc lập i (i từ 1 – 8); Bij là những biến đo lường j (j từ 1-6) của yếu tố i; Ni là số biến đo lường của yếu tố i.

     Thông qua số liệu điều tra, sử dụng phần mềm SPSS (Statistical Package for Social Sciences) để phân tích. Phần mềm SPSS là phần mềm được sử dụng phổ biến cho các nghiên cứu kinh tế lượng, có giao diện thân thiện với người dùng, dễ sử dụng bởi chủ yếu các thao tác click chuột trên các công cụ (tool) mà ít dùng lệnh. SPSS rất mạnh khi phân tích kiểm định phi tham số (Chi-square, Phi, lamda….), thống kê mô tả, kiểm định sự tin cậy của thang đo bằng Cronbach Alpha, phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính đơn và bội, kiểm định trung bình (Ttest), kiểm định sự khác nhau giữa các biến phân loại (định danh) bằng phân tích phương sai (ANOVA), vẽ bản đồ nhận thức (dùng trong marketing) hay sử dụng biến giá (hồi quy với biến phân loại), hồi quy nhị thức (logistic), vv rất phù hợp với phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc. [4]

     Nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS: với dãy số 41 cột tương ứng với 33 cột Bi và 8 cột Xi. Bảng tính có 200 dòng tương ứng với 200 phiếu điều tra, mỗi phiếu điều tra nhập trên 1 dòng. Cột Xi đặt tính trung bình chung theo công thức (1), tiến hành chạy phần mềm SPSS.

     Từ dữ liệu đã nhập vào phần mềm SPSS trức khi chạy phần mềm phân tích hồi quy, một công việc rất quan trọng phải thực hiện trên phần mềm SPSS là phân tích số liệu của từng yếu tố xem có đủ độ tin cậy hay không? Sau đó thực hiện phân tích hồi quy trên phần mềm SPSS bằng cách phân tích Regresion – Linear.

     Riêng đối với biến phụ thuộc (Y) “Sự phát triển Khu du lịch du lịch Hồ Núi Cốc” tác giả đã tiến hành khảo sát thông qua câu hỏi trực tiếp “Đánh giá chung về sự phát triển Khu du lịch du lịch Hồ Núi Cốc” với thang đo Likert 5 mức độ như đã trình bày. Đối với biến phụ thuộc này, tác giả chỉ hỏi một câu duy nhất để đánh giá chung, thay vì hỏi thành nhiều câu để nhằm mục đích: (i) Tránh sự chồng chéo giữa các khía cạnh phát triển và các yếu tố ảnh hưởng có thể xẩy ra; (ii) Không gây sự khó hiểu cho người được điều tra; (iii) Đây là câu hỏi cuối cùng của phiếu để đánh giá chung nên việc hỏi 01 câu là phù hợp nhất.

3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

     3.1. Kết quả phân tích độ tin cậy của số liệu điều tra

     Kết quả phân tích, Cronbach’s Alpha tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc như sau:

     * Yếu tố 1(X1) – Cảnh quan:

Bảng 3. Kết quả phân tích độ tin cậy số liệu của yếu tố “Cảnh quan”

Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
.791 3
Item-Total Statistics
Scale
Mean if
Item
Deleted
Scale
Variance
if Item
Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbac
h’s Alpha
if Item
Deleted
B1.17.90001.367475.866
B1.28.1550.895.686.657
B1.39.2450.739.802.510

     Từ kết quả phân tích Reliability Statistics trên cho thấy, Yếu tố 1- Cảnh quan, có 3 biến:

     B1.1: Có nhiều cảnh tự nhiên đẹp; B1.2: Có nhiều cảnh đẹp đặc sắc, độc đáo; B1.3: Các công trình văn hóa, lịch sử có giá trị. Chỉ số Cronbach’s Alpha: 0,791 thể hiện độ hợp lý của số liệu điều tra đảm bảo (Chỉ số Cronbach’s Alpha > 0,7 là đảm bảo độ hợp lý).

     * Yếu tố 2 (X2) – Cơ sở hạ tầng

Bảng 4. Kết quả phân tích độ tin cậy số liệu của yếu tố “Cơ sở hạ tầng”

Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
.974 5
Item-
Total Statistics
Scale
Mean if
Item
Deleted
Scale
Variance
if Item
Deleted
Correcte
d ItemTotal
Correlati
on
Cronbach’s
Alpha if
Item
Deleted
B2.110.240013.651.916.968
B2.29.910013.248.905.970
B2.310.210013.071.960.961
B2.410.150013.073.951.963
B2.59.730014.248.890.973

     Kết quả phân tích Reliability Statistics cho thấy, Tiêu chí 2- Cơ sở hạ tầng có 5 biến, B2.1: Có hệ thống giao thông thuận lợi; B2.2: Có hệ thống điện ổn định; B2.3: Có hệ thống thông tin đầy đủ, tốc độ nhanh; B2.4: Có hệ thống dịch vụ công cộng đầy đủ, tiện lợi; B2.5: Có hệ thống cơ sở y tế phục vụ tốt. Chỉ số Cronbach’s Alpha rất cao: 0,974 thể hiện độ hợp lý cao của số liệu điều tra.

     * Yếu tố 3 (X3) – Phương tiện thăm quan

Bảng 5. Kết quả phân tích độ tin cậy số liệu của yếu tố “Phương tiện thăm quan”

Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
.923 3

     Item-Total Statistics

Scale
Mean if
Item
Deleted
Scale
Varianc
e if Item
Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbac
h’s Alpha
if Item
Deleted
B3.16.02002.271.850.889
B3.25.92002.989.875.899
B3.35.62002.187.869.876

     Kết quả phân tích Reliability Statistics Yếu tố 3 – Phương tiện thăm quan, có 3 biến, B3.1: Có nhiều lựa chọn phương tiện đi du lịch; B3.2: Các phương tiện có độ an toàn cao; B3.3: Quản lý và điều khiển phương tiện tốt. Chỉ số Cronbach’s Alpha cao, đạt: 0,923 thể hiện mức độ hợp lý cao của số liệu điều tra.

     * Yếu tố 4 (X4) – Các dịch vụ

Bảng 6. Kết quả phân tích độ tin cậy số liệu của yếu tố “Các dịch vụ”

Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
.959 3

    Item-Total Statistics

Scale
Mean if
Item
Deleted
Scale
Variance
if Item
Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach
‘s Alpha
if Item
Deleted
B4.15.21003.483.907.943
B4.25.13003.470.922.932
B4.34.90003.407.908.943

     Qua bảng phân tích kết quả phân tích Reliability Statistics cho thấy, Yếu tố Các dịch vụ, có 3 biến, B4.1: Dịch vụ mua sắm: có nhiều cửa hàng thuận lợi; B4.2: Dịch vụ ăn uống: có nhiều nhà hàng phục vụ tốt; B4.3: Dịch vụ thăm quan, giải trí: có nhiều địa điểm thăm quan thuận lợi; có nhiều hoạt động vui chơi giải trí. Chỉ số Cronbach’s Alpha rất cao, đạt: 0,959 thể hiện độ hợp lý rất cao của số liệu điều tra.

     * Yếu tố 5 (X5) – Khách sạn, nhà nghỉ

Bảng 7. Kết quả phân tích độ tin cậy số liệu của yếu tố “Khách sạn, nhà nghỉ”

Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
.975 6

    Item-Total Statistics

Scale
Mean if
Item
Deleted
Scale
Variance
if Item
Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach’
s Alpha if
Item
Deleted
B5.114.490022.663.941.968
B5.214.730022.851.904.972
B5.314.460022.018.954.967
B5.414.730025.083.930.971
B5.514.680023.998.937.968
B5.614.060024.901.882.974

     Kết quả phân tích Reliability Statistics cho thấy, Yếu tố 5 – Khách sạn, nhà nghỉ, có 6 biến, B5.1: Rễ tìm kiếm khách sạn, nhà nghỉ; B5.2: Phòng nghỉ rộng rãi, thoáng mát; B5.3: Máy lạnh tốt, cung cấp nước nóng tốt; B5.4: Có đầy đủ trang thiết bị tốt: tủ lạnh, truyền hình; B5.5: Trong khách sạn, nhà nghỉ có wifi/ internet mạnh; B5.6: Người quản lý và phục vụ thân thiện, lịch sự, nhiệt tình. Kết quả chỉ số Cronbach’s Alpha rất cao, đạt: 0,975 thể hiện độ hợp lý của số liệu điều tra rất tốt.

     * Yếu tố 6 (X6) – Trật tự và an toàn xã hội

Bảng 8. Kết quả phân tích độ tin cậy số liệu của yếu tố “Trật tự và an toàn xã hội”

Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
.957 4

     Item-Total Statistics

Scale
Mean if
Item
Deleted
Scale
Variance
if Item
Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach
‘s Alpha
if Item
Deleted
B6.110.02006.874.935.936
B6.210.02006.874.935.936
B6.310.41006.092.890.946
B6.410.14006.010.865.957

     Qua bảng phân tích cho thấy kết quả phân tích Reliability Statistics, Yếu tố 6 – Trật tự và an toàn xã hội, có 4 biến, B6.1: Không có tình trạng cướp, trấn lột; B6.2 Không có tình trạng trộm cắp; B6.3: Không có tình trạng chèo kéo, thách giá; B6.4: Không có tình trạng quấy rối. Chỉ số Cronbach’s Alpha rất cao, đạt: 0,957 thể hiện độ hợp lý rất cao của số liệu điều tra.

     * Yếu tố 7 (X7) – Hướng dẫn viên du lịch

Bảng 9. Kết quả phân tích độ tin cậy số liệu của yếu tố “Hướng dẫn viên du lịch”

Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
.958 4

     Item-Total Statistics

Scale
Mean if
Item
Deleted
Scale
Varianc
e if Item
Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach’s
Alpha if
Item
Deleted
B7.18.70005.819.908.942
B7.29.02006.331.864.956
B7.38.69005.702.924.936
B7.49.59005.489.904.944

     Qua kết quả phân tích Reliability Statistics cho thấy, Yếu tố 7 – Hướng dẫn viên du lịch, có 4 biến, B7.1: Nhiệt tình, lịch sự, nhanh nhẹn, linh hoạt; B7.2: Có kiến thức du lịch
tốt; B7.3: Có kĩ năng giao tiếp, ứng xử tốt; B7.4: Có khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt. Chỉ số Cronbach’s Alpha rất cao, đạt: 0,958 thể hiện độ hợp lý của số liệu điều tra rất tốt.

     * Yếu tố 8 (X8) – Giá dịch vụ

     Kết quả phân tích Reliability Statistics cho thấy, Yếu tố 8 – Giá dịch vụ, có 5 biến: B8.1: Giá cả thăm quan; B8.2: Giá cả ăn uống; B8.3: Giá cả mua sắm; B8.4: Giá cả khách sạn, nhà nghỉ; B8.5: Giá cả các hoạt động giải trí. Chỉ số Cronbach’s Alpha rất cao, đạt: 0,960 thể hiện mức độ hợp lý của số liệu điều tra rất cao.

Bảng 10. Kết quả phân tích độ tin cậy số liệu của yếu tố “Giá dịch vụ”

Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
.960 5

     Item-Total Statistics

Scale
Mean if
Item
Deleted
Scale
Variance
if Item
Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach’
s Alpha if
Item
Deleted
B8.112.96009.908.912.947
B8.212.96009.908.912.947
B8.312.730010.168.849.957
B8.413.04009.546.875.954
B8.513.15009.857.900.949

     3.2. Phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc

     Từ kết quả phân tích kiểm tra Cronbach’s Alpha cho thấy mức độ tin cậy của số liệu điều tra, việc nhập dữ liệu và số lượng mẫu đối với 200 khách du lịch theo 8 yếu tố, trong đó có 33 biến đo lường, với chỉ số đánh giá Cronbach’s Alpha đạt từ 0,791 đến 0,975 nên số liệu có độ tin cậy cao đảm bảo cho phân tích hồi quy tất cả các yếu tố dự kiến.

     Kết quả nêu trên cũng cho thấy việc tính trung bình chung các biến đo lường để tính ra từng yếu tố như trên đảm bảo ý nghĩa của số liệu, vì vậy đủ điều kiện tiến hành phân tích hồi quy đối với các yếu tố là các biến độc lập và tiêu chí chung là phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc (biến phụ thuộc).

     Từ kết quả thực hiện phân tích hồi quy trên phần mềm SPSS bằng cách phân tích Regresion – Linear (Bảng 11) cho thấy: Kết quả Model Summary dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến, hệ số R Square là 0,686 nghĩa là 68,6% giải thích sự biến động của biến phụ thuộc Sự phát triển khu du lịch Hồ Núi Cốc bởi 8 yếu tố độc lập. Điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ liệu của mẫu ở mức 68,6%, tức là các biến độc lập giải thích được 68,6% biến thiên của biến phụ thuộc Sự phát triển khu du lịch Hồ Núi Cốc.

Bảng 11. Kết quả phân tích hồi quy ảnh hưởng của các yếu tố
đến phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc

     Từ kết quả ANOVAa, kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể của mô hình, giá trị F=22,592 với hệ số sig.=0.000 <5%. Chứng tỏ R bình phương của tổng thể khác 0. Đồng nghĩa với việc mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được là phù hợp với tổng thể (cụ thể chi tiết hơn là R bình phương tổng thể, mặc dù không thể tính, nhưng ta biết chắc chắn sẽ khác 0, mà khác 0 thì chứng tỏ là các biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc).

     Phân tích Coefficientsa, kiểm định các giả thuyết sử dụng phần mềm SPSS: trong số 8 giá trị ở cột Sig, có 5 giá trị <5% chứng tỏ có 5 biến độc lập có tác động có ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc, còn 3 giá trị > 5% chứng tỏ có 3 biến độc lập không có mối quan hệ đến biến phụ thuộc.

     Sự phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc ảnh hưởng bởi những yếu tố là những biến độc lập bao gồm: X1 – Cảnh quan; X2 – Cơ sở hạ tầng; X3 – Phương tiện thăm quan; X4 – Các dịch vụ; X5 – Khách sạn, nhà nghỉ.

     Xét mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố cho thấy yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc là: X3 – Phương tiện thăm quan Beta đạt 0,405, nghĩa là yếu tố này cứ tăng lên 1 đơn vị thì sự phát triển của Khu du lịch Núi Cốc tăng 0,405 đơn vị; tiếp đến yếu tố X5 – Khách sạn nhà nghỉ, Beta đạt 0,380 nghĩa là yếu tố này cứ đầu tư để tăng lên 1 đơn vị thì sự phát triển của Khu du lịch Núi Cốc sẽ tăng 0,380 đơn vị; tiếp theo là yếu tố X2 – Cơ sở hạ tầng Beta: 0,238 nghĩa là cứ yếu tố này tăng lên 1 đơn vị thì sự phát triển của Khu du lịch Núi Cốc sẽ tăng 0,238 đơn vị; yếu tố X4 – Các dịch vụ Beta đạt 0,183 nghĩa là yếu tố này cứ được đầu tư để tăng lên 1 đơn vị thì sự phát triển của Khu du lịch Núi Cốc sẽ tăng 0,183 đơn vị; Cuối cùng là yếu tố X1 – Cảnh quan, Beta đạt 0,13 nghĩa là yếu tố này cứ được đầu tư tăng lên 1 đơn vị thì sự phát triển của Khu du lịch Núi Cốc sẽ tăng 0,13 đơn vị.

4. Kết luận

     Khu du lịch Hồ Núi Cốc thuộc tỉnh Thái Nguyên, được quy hoạch là khu du lịch quốc gia, có vị trí và giao thông thuận lợi, có diện tích lớn giữa một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú, sơn thuỷ hữu tình, là nơi có tiềm năng phát triển du lịch. Tuy vậy hiện nay Khu du lịch Hồ Núi Cốc chưa phát triển xứng với tiềm năng của nó.

     Trong phạm vi bài báo phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc, thực hiện điều tra 200 khách du lịch theo các tiêu chí phù hợp với ứng dụng phân tích hồi quy, sử dụng phần mềm SPSS để lượng hóa mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc.

     Kết quả phân tích cho thấy: số liệu điều tra đạt tính phù hợp, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đã phân tích bao quát 68,6% mức độ ảnh hưởng đến phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc. Trong số 8 yếu tố từ X1 – X8, thì các yếu tố X6, X7, X8 cao > 0,05, như vậy không tìm thấy có mỗi quan hệ nào giữa các yếu tố này với sự phát triển của khu du lịch, cần tập trung các giải pháp vào các yếu tố: X1, X2, X3, X4, X5 tức là các giải pháp về tăng cường kiến trúc cảnh quan, phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường phương tiện thăm quan, phát triển đa dạng các dịch vụ, tăng cường về số lượng và chất lượng khách sạn, nhà nghỉ thì Khu du lịch Hồ Núi Cốc sẽ phát triển. Nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ ảnh hưởng từng yếu tố từ mạnh đến ít hơn là: X3 đến X5 đến X2 đến X4 đến X1 với số liệu tương ứng là 0,405; 0,380; 0,238, 0,183 và 0,130.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

     [1]. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1577/QĐTTg ngày 15/11/2018: Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030, 2018.

     [2]. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, “Kê mô tả được dùng để mô tả đặc trưng của tập dữ liệu khảo sát”, Phương pháp chọn mẫu, tập 2, tr.24, 2008.

     [3]. Nguyễn Trọng Nhân, Phan Thành Khởi, “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang”, Tạp chí khoa học Trường Đại học An Giang, ISSN 0866 – 8086, Vol. 9(1), tr. 93-100, 2016.

     [4]. Đào Trung Kiên, SPSS là gì và các ứng dụng, Trung tâm nghiên cứu định lượng, website: http://nghiencuudinhluong.com, 2016.

Nguồn: Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Thái Nguyên,
201(08): 31 – 38, Ngày duyệt đăng: 06/6/2019

Thánh Địa Việt Nam Học
(https://thanhdiavietnamhoc.com)

Download file (PDF): Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khu du lịch Hồ Núi Cốc
(Tác giả: Đoàn Quang Thiệu)