Tìm hiểu tư tưởng lý luận văn nghệ của Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi không chỉ là nhà quân sự – chính trị – ngoại giao thiên tài, nhà văn nhà thơ lỗi lạc mà còn là nhà tư tưởng lý luận văn nghệ với những quan niệm tiến bộ và đúng hướng. Khác với một vài thi hào thời trung đại, họ thường thể hiện tư tưởng và quan niệm
về văn học nghệ thuật qua các bài Tự, Bạt, hay những đoạn thẩm bình thì Ức Trai tiên sinh lại thể hiện qua thơ. Bài viết này, thông qua những sáng tác trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập để khái quát và chỉ ra có hệ thống những quan niệm, tư tưởng lý luận văn học nghệ thuật của Nguyễn Trãi.

Xem chi tiết

Khai thác di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong phát triển du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long

 Trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện đang lưu giữ một bề dày giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khmer với những sắc thái riêng, đặc trưng của vùng đồng bằng sông nước. Các di sản văn hóa (DSVH) ở ĐBSCL không chỉ có giá trị trong việc giáo dục tri thức, hình thành nhân cách con người mà còn đã và đang phát huy vai trò, tiềm năng, thế mạnh của mình trong hoạt động du lịch…

Xem chi tiết

Nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp – Từ góc nhìn di sản văn hóa phi vật thể

Nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp (phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một) là một trong những ngành nghề thủ công truyền thống ở tỉnh Bình Dương. Với lịch sử hình thành và phát triển trên 200 năm, nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp vừa kế thừa những tinh hoa văn hóa của nghề sơn cổ truyền, vừa tiếp cận các xu hướng mỹ thuật hiện đại, tạo nên bản sắc văn hóa của địa phương, được các thế hệ nghệ nhân Bình Dương lưu truyền và tiếp nối.

Xem chi tiết

Tản mạn về hình tượng Gà trong Di sản Văn hóa Việt

Trong nền chung của văn hóa thế giới, hình ảnh con gà hàm chứa những ý nghĩa tâm linh sâu xa, biểu tượng cho mặt trời, khí dương, sự mạnh mẽ, phát triển, phồn thịnh, là trung gian giữa thần linh và con người, lại có phần gắn với ma thuật. Được con người yêu mến, nên hình ảnh gà khá đa dạng trong văn hóa tâm linh ở từng quốc gia, tộc người. Ở Việt Nam, hình ảnh gà được biểu hiện một cách hồn nhiên, phóng khoáng và hòa đồng, gần gũi với tâm thức dân gian người Việt.

Xem chi tiết

Cái nhìn nghệ thuật độc đáo và kiểu kết cấu “Người -Ta -Người ta” trong thơ chữ Hán Nguyễn Du

Bài viết này bàn vềmột số phương diện đặc sắc, độc đáo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du có ý nghĩa như là những nhân tố quan trọng góp phần làm nên tầm khái quát hiện thực rộng lớn và độ sâu sắc của tư tưởng nhân văn Nguyễn Du: Cái nhìn nghệ thuật độc (riêng), quan niệm nghệ thuật khác lòng người ta về hiện thực và con người; cách tiếp cận đối tượng thẩm mỹ từ phương diện văn hóa tạo nên kiểu hiện thực văn hóa có khả năng khái quát cao và sức sống lâu bền;…

Xem chi tiết

Từ kinh nghiệm gắn kết cộng đồng vào hoạt động của một số Bảo tàng phương Tây, bước đầu đề xuất cách tiếp cận cho các Bảo tàng ở Việt Nam

Bài viết này chia sẻ một vài kinh nghiệm trong hoạt động gắn kết cộng đồng mà chúng tôi học hỏi được dưới góc độ lý thuyết và thực tiễn, đồng thời, bước đầu thử đề xuất cách tiếp cận cho các bảo tàng ở Việt Nam, mà chắc chắn, nhiều bảo tàng cũng đã và đang thử nghiệm trong hoạt động của mình.

Xem chi tiết

Tìm hiểu lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu ở cộng đồng ngư dân Sông Đốc

Bài viết này giới thiệu về diễn trình cùng những chức năng chính của lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu ở cộng đồng ngư dân Sông Đốc (Cà Mau). Diễn trình lễ vía này diễn ra trong hai ngày 22 và 23 tháng Ba âm lịch, thu hút khá đông người dân địa phương tham gia, đặc biệt nhiều nhất là các chủ ghe tàu đang đánh bắt tại ngư trường Sông Đốc, tạo nên nét đặc trưng riêng cho lễ hội. Lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu ở Sông Đốc còn có chức năng ổn định tâm lý cho ngư dân khi ra khơi đánh bắt, đồng thời là kênh để giữ gìn và trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống người Hoa địa phương, kết nối cộng đồng lại với nhau.

Xem chi tiết

Cộng đồng với việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể

Từ nhận thức cộng đồng là chủ thể sáng tạo văn hóa, chủ sở hữu di sản văn hóa, có quyền tự ý thức về bản sắc văn hóa của mình, bài viết tiếp cận vai trò của cộng đồng với việc bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể, được thể hiện tại bảo tàng và ngay chính trong cộng đồng.

Xem chi tiết

Nhà truyền thống của người Việt ở Đồng Nai

Vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai có quá trình hình thành và phát triển hơn 310 năm. Tiến trình này cho thấy một lịch sử lâu dài sinh sống cộng cư, giao lưu và ảnh hưởng văn hóa lẫn nhau của các cư dân sinh sống ở vùng đất này. Nhà ở thể hiện tâm tư tưởng, tình cảm, quan niệm sống của người Việt khi định cư ở vùng đất mới. Hình thái kiến trúc, cách bày trí, quy ước nề nếp sinh hoạt, tuổi thọ các ngôi nhà cổ… thực sự trở thành vốn di sản văn hóa quý giá. Các ngôi nhà cổ ở Biên Hòa – Đồng Nai có một giá trị văn hóa, lịch sử…

Xem chi tiết

Chợ phiên trong văn hóa Thăng Long – Hà Nội

Thăng Long – Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn. Từ xa xưa, đây là nơi buôn bán tấp nập với một mạng lưới chợ dày đặc, vì thế thành thị này còn mang cổ danh là Kẻ Chợ. Ngoài khía cạnh hoạt động kinh tế, chợ còn là nơi thể hiện cả phong tục, tập quán, phản ánh văn hóa giao tiếp, lối sống của người Kinh kỳ. Theo thời gian, chợ ở Hà Nội nay đã thay đổi nhiều và chẳng còn giữ lại được mấy nét xưa, minh chứng cho nét văn hóa đặc sắc của một vùng đất ngàn năm văn hiến.

Xem chi tiết

Về quy trình khắc in Mộc bản truyền thống ở Việt Nam

 Kỹ thuật in được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc du nhập vào một số nước láng giềng. Bằng nhiều con đường, chữ Hán đã có mặt ở Việt Nam từ khá sớm, theo đó, kỹ thuật khắc in mộc bản, tạo giấy cũng dần được phổ biến ở nước ta. Qua quá trình nghiên cứu về mộc bản Việt Nam, trong đó, có hệ thống mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà (đều thuộc Bắc Giang), tác giả bài viết bước đầu xác lập một quy trình khắc in mộc bản truyền thống ở nước ta. Quy trình này được tính từ công đoạn tuyển chọn văn bản cho đến khi hoàn thiện sách.

Xem chi tiết

Người dân Bát Tràng với việc phát huy giá trị di sản văn hóa làng nghề

Từ những nét khái quát về làng gốm Bát Tràng trong lịch sử, bài viết đã nhấn mạnh về giá trị truyền thống của làng nghề này và bước phát triển của nó trong thực tại. Nơi đây, còn là một địa điểm du lịch văn hóa, đó là điều mà người Bát Tràng cũng đang nghĩ tới. Họ đã phát huy thế mạnh của làng nghề và đang thúc đẩy xây dựng bảo tàng gốm ở Bát Tràng.

Xem chi tiết

Mộc bản triều Nguyễn của Việt Nam di sản tư liệu thế giới

Tài liệu mộc bản là những tấm gỗ khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm ngược để in ra các sách, được dùng phổ biến ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến duới triều Nguyễn, do nhu cầu phổ biến rộng rãi các chuẩn mực xã hội, các điều luật bắt buộc thần dân phải tuân theo và để lưu truyền công danh, sự nghiệp của các vua chúa, triều đình nhà Nguyễn đã cho biên soạn và khắc in nhiều bộ sách sử và các tác phẩm văn chương… để ban cấp cho các nơi. Trong quá trình hoạt động đó, đã sản sinh ra một loại hình tài liệu đặc biệt đó là mộc bản triều Nguyễn.

Xem chi tiết

Bảo tồn di sản văn hóa đô thị của ba nước Đông Dương (Trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam)

Các đô thị do người Pháp quy hoạch và xây dựng trong khoảng 100 năm ở Đông Dương tuy có nhiều đặc điểm chung nhưng vẫn có nét văn hóa, kiến trúc riêng của từng quốc gia. Hiện nay, những di sản đô thị này đã thay đổi phần nào diện mạo do nhiều nguyên nhân tác động… Từ góc độ Khảo cổ học đô thị, bài viết tiếp cận vấn đề bảo tồn di sản văn hóa đô thị của ba nước Đông Dương (Việt Nam – Lào – Campuchia) thông qua trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Xem chi tiết

Các con đường giao lưu văn hóa trong lịch sử

Giao lưu văn hóa là một hiện tượng phổ biến trong lịch sử nhân loại. Mỗi nền văn hóa và mỗi cộng đồng người có thể bị cưỡng bức hoặc chủ động tham gia vào quá trình này theo các cách thức/ phương thức khác nhau. Đây chính là những con đường trong hành trình biến đổi văn hóa của các dân tộc trên phạm vi toàn thế giới. Những con đường này một mặt có thể phá vỡ tính bền vững và ổn định tương đối của văn hóa một dân tộc nhưng mặt khác lại góp phần làm nên sự đa dạng,tiến bộ văn hóa của chính dân tộc đó. Cho đến nay, nhân loại đã trải qua 4 con đường giao lưu văn hóa là: di dân, thương mại, chiến tranh và viễn thông điện tử.

Xem chi tiết

Quá trình thành lập làng xã ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị dưới triều Nguyễn (1802-1885)

 Công cuộc khẩn hoang thành lập làng xã là một trong những vấn đề rất được nhiều nhà nghiên cứu, quản lý và các làng xã quan tâm. Bài viết này xin đề cập đến sự thành lập một số làng xã ở huyện Hải Lăng dưới triều Nguyễn (1802-1885). Qua đó, rút ra một số đặc điểm về quá trình thành lập làng xã trong thời kỳ này.

Xem chi tiết

Tên gọi dinh trấn Thanh Chiêm

Dinh trấn Thanh Chiêm đã thật sự trở thành kinh đô thứ hai của xứ Đàng Trong. Tuy nhiên tên gọi dinh trấn Thanh Chiêm có từ bao giờ, ý nghĩa của tên gọi đó như thế nào, sự biến đổi qua các thời kỳ lịch sử như thế nào và tính chất lịch sử của dinh trấn Thanh Chiêm là những vấn đề cần được quan tâm, tìm hiểu nhiều hơn nữa. Bài viết này thông qua các cứ liệu lịch sử sẽ phần nào nghiên cứu các vấn đề trên.

Xem chi tiết

Sự biến đổi trong lễ hội truyền thống

Từ việc xác định, lễ hội là một sinh hoạt văn hóa truyền thống trong phạm trù di sản văn hóa phi vật thể, bài viết nhận định, lễ hội luôn có xu hướng vận động theo môi trường biến đổi của xã hội, kinh tế, văn hóa… nhưng luôn giữ được cái cốt lõi/bản sắc văn hóa, còn các hoạt động trong lễ hội có thể biến đổi để thích ứng với các yếu tố nội sinh và ngoại sinh của thực tế cuộc sống.

Xem chi tiết

Đời sống hội nhóm ở nông thôn cổ truyền Bắc Bộ

Nghiên cứu dân tộc học, văn hoá và lịch sử đã có những mô tả khá chi tiết về đời sống hội nhóm ở các miền quê Bắc Bộ. Các nghiên cứu Pierre Gourou, Đào Duy Anh, Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Huyên và Nguyễn Từ Chi đã làm nổi bật xu hướng hội nhóm rất sinh động bên trong các làng xã cổ truyền xứ Bắc Kỳ. Trong bài viết này, tác giả sử dụng cách tiếp cận hiện đại dựa trên khái niệm xã hội dân sự và các đặc trưng của nó nhằm làm mới lại những cứ liệu cũ về đời sống hội nhóm trong các thôn quê trước năm 1954.

Xem chi tiết

Tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na của người Việt ở Khánh Hòa

Thiên Y A Na là kết quả của quá trình dung hội, tiếp biến văn hóa Việt – Chăm. Chính quá trình dung hội, tiếp biến này đã góp phần làm cho tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na của người Việt ở Khánh Hòa trở nên phổ biến, đa dạng về hình thức và tạo nên sắc thái văn hóa riêng. Thiên Y A Na được người Việt thờ ở tháp Bà, am, đình làng, chùa, miếu Ngũ hành, điện thờ Mẫu Tứ phủ, lăng ông Nam Hải, miếu Hội đồng và điện thờ tư gia… Bài viết nhằm hệ thống các dạng thức thờ tự, diễn giải về sự tích hợp và biến đổi trong sinh hoạt tín ngưỡng này của người Việt ở Khánh Hòa hiện nay.

Xem chi tiết