Phân định giữa truyện truyền kì với truyện cổ tích thế tục

Trên đây, là hai lí do nhằm giải thích sự gần gũi và khác biệt giữa truyện truyền kì với truyện cổ tích nói chung, truyện cổ tích thế tục nói riêng. Việc giải thích ấy cũng để phân định giữa chúng. Thật ra, chúng thuộc vào hai bình diện khác nhau, một bên thuộc văn học viết, một đằng thuộc văn học dân gian. Mà mỗi khi đã xác định như vậy, thì điều cần chú ý trước tiên, sở dĩ giữa chúng có những điểm gần gũi là do một số tác phẩm của chúng có cùng một đối tượng (một cốt truyện lưu truyền trong dân gian) để thể hiện.

Xem chi tiết

Giọng điệu trong một số tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn (giai đoạn 1986-2010)

Giọng điệu (tone) trong tác phẩm văn học là “lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…” [3, tr.135]. Nó góp phần quan trọng thể hiện thái độ, lập trường, tư tưởng, đạo đức, tình cảm của nhà văn đối với sự vật và hiện tượng được miêu tả. Các tiểu thuyết tiêu biểu viết về nông thôn Việt Nam (giai đoạn 1986-2010) đã thể hiện nhiều giọng điệu: khi sôi nổi, lúc trầm lắng, khi xót thương, lúc trào tiếu, khi trầm tĩnh mà sâu sắc, lúc triết lí mà như tâm tình…

Xem chi tiết

Cơ chế kết hợp tư tưởng Tam giáo của Trịnh Huệ trong ” Tam giáo nhất nguyên thuyết”

Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung và lịch sử dung hợp tư tưởng Tam giáo ở Việt Nam nói riêng Tam giáo nhất nguyên thuyết của Trịnh Tuệ là một văn bản rất được các nhà nghiên cứu chú ý. Người ta chú ý tới nó vì nhiều lý do, nhưng chủ yếu là vì nó là văn bản thảo luận rất tập trung, tiêu biểu về một vấn đề tư tưởng. Tác giả của nó, một trạng nguyên Nho học, người có sức đại diện lớn cho tầng lớp nho sĩ đương thời. Tam giáo nhất nguyên thuyết là một văn bản chữ Hán, chép tay hiện lưu giữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm với ký hiệu A1183 với 15 trang viết, đây là bản duy nhất không có dị bản nào khác…

Xem chi tiết

Nhận thức mới về Thành Lồi (Thừa Thiên Huế) qua kết quả điều tra khảo cổ học

Qua thực tế khảo sát tại di tích cũng như nghiên cứu lại các báo cáo trước đó, chúng tôi nhận thấy có một số vấn đề của thành Lồi chưa được làm rõ như quy mô cấu trúc, kỹ thuật đắp lũy, vị trí và niên đại, điều này có thể liên quan đến hiện trạng của tòa thành đã bị san phá nhiều, các nghiên cứu lâu nay đều chỉ dựa trên quan sát mà chưa có sự thám sát hoặc khai quật khảo cổ học…

Xem chi tiết

Một số luận điểm mới về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Đại hội XII đã kế thừa, làm rõ và thể hiện bước phát triển mới trên nhiều luận điểm quan trọng: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường; là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển; là động lực giải phóng sức sản xuất;…

Xem chi tiết

Đảm bảo QUYỀN CƠ BẢN của các DÂN TỘC THIỂU SỐ ở VIỆT NAM hiện nay

Đảm bảo quyền của các tộc người thiểu số từ lâu đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Điều này được thể hiện rõ qua các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Kể từ khi đổi mới đất nước đến nay, bảo đảm quyền cơ bản của các tộc người thiểu số được đẩy mạnh trên nhiều phương diện cụ thể: xóa đói giảm nghèo, nâng cấp cơ sở hạ tầng yếu kém, hỗ trợ đất đai, đất sản xuất, nước sạch, giáo dục, đào tạo, y tế, công ăn việc làm, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng…

Xem chi tiết

Tính “KHẢ DỤNG” của PHÊ BÌNH SINH THÁI

…Bài viết bước đầu xác lập cơ sở lí luận của khuynh hướng nghiên cứu này, đồng thời thử tìm ra hướng thao tác nghiên cứu để có thể vận dụng vào thực tiễn văn học nước nhà. Cơ sở lí luận của phê bình sinh thái là sự hài hòa giữa con người và tự nhiên trong chỉnh thể sinh thái, vừa đảm bảo lợi ích của con người, vừa đảm bảo lợi ích sinh thái….

Xem chi tiết

Tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại nhìn từ cảm thức và lối viết

Ở phương diện đời sống văn học, ý thức về giới đã ăn sâu vào tâm thức sáng tạo, từ ý hướng chọn đề tài, chủ đề, xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm, đến kiến tạo hệ thi pháp, tìm kiếm phương thức tự sự nhằm xác lập cá tính, phong cách nữ giới. Chính điều này đã góp phần làm nên âm hưởng nữ quyền và xác lập dòng “văn học nữ tính” trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại…

Xem chi tiết