Đôi nét về đặc điểm trường từ vựng ẩm thực trong tiếng Hán và tiếng Việt

…Trường từ vựng mang tính liên tưởng, phản ánh đặc điểm tư duy và năng lực tri nhận của mỗi dân tộc. Do đó, nó không chỉ thuộc lĩnh vực ngôn ngữ đơn thuần mà còn hàm chứa ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Trong khuôn khổ bài viết này, trên cơ sở điểm qua đôi nét lí luận về trường từ vựng, chúng tôi tập trung phân tích làm sáng tỏ đặc điểm trường từ vựng – ngữ nghĩa ẩm thực trong tiếng Hán và tiếng Việt, nhằm góp một tài liệu tham khảo cho công tác dạy học và nghiên cứu tiếng Hán ở Việt Nam.

Xem chi tiết

Quá trình nhập Việt tịch của người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955-1975

Bài viết khai thác phần lớn tài liệu lưu trữ có liên quan đến các biện pháp của chính quyền Sài Gòn nhằm quản lí quốc tịch của người Hoa thông qua các văn bản luật mà chính quyền Sài Gòn đã ban hành; từ đó, cung cấp nguồn tư liệu đáng tin cậy để nghiên cứu về cộng đồng người Hoa ở Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn lịch sử.

Xem chi tiết

Ẩn dụ ý niệm về từ chỉ động vật trong tiếng Trung và tiếng Việt

Bài viết chủ yếu phân tích ẩn dụ ý niệm về các từ chỉ động vật trong tiếng Trung và tiếng Việt xuất hiện ở từ vựng và câu, tiến hành nghiên cứu sâu thêm cơ chế tri nhận ẩn dụ, nhấn mạnh sự xuất hiện của ẩn dụ là đến từ trải nghiệm của con người, môi trường sống của con người, phương thức tư duy của con người, truyền thống văn hóa của con người. Sự giải thích của con người đối với các hình tượng trừu tượng, hầu hết là được gắn liền với con vật. Những thứ đó là quan hệ ánh xạ của hai miền ý niệm: miền nguồn và miền đích.

Xem chi tiết

Hệ thống giáo dục Pháp-Việt ở Khánh Hòa (1887-1954)

Từ năm 1653 đến năm 1887, giáo dục ở Khánh Hòa vẫn là nền giáo dục phong kiến và không có nhiều thành tựu. Sau năm 1887, khi người Pháp tiến hành chính sách giáo dục mới, bức tranh giáo dục ở Khánh Hòa đã có những khởi sắc. Bên cạnh hệ thống trường học các cấp bậc, Khánh Hòa có sự tồn tại của các trường thực nghiệp, cơ sở giáo dục tôn giáo và các viện nghiên cứu. Do những điều kiện đặc thù nên hệ thống giáo dục Pháp-Việt ở Khánh Hòa chỉ phát triển tương đối. Dù vậy, sự xuất hiện của hệ thống giáo dục Pháp-Việt trên địa bàn Khánh Hòa đã có những tác động đa chiều trên nhiều phương diện.

Xem chi tiết

Trường tiểu học Pháp-Việt ở Trung kỳ đầu thế kỉ XX[1]

 Để góp phần làm sáng tỏ thực trạng của giáo dục ở Trung Kỳ, nhất là giáo dục ở bậc tiểu học thời kỳ đầu thế kỉ XX, dựa trên các tài liệu của chính quyền Pháp bao gồm các nghị định, báo cáo niên giám, tài liệu thống kê của chính quyền Pháp trong đó có Nha Học chính Trung Kỳ, bài viết tập trung trình bày các chính sách giáo dục của chính quyền thuộc địa Pháp và triều Nguyễn trong thời kỳ cải cách giáo dục lần thứ nhất từ năm 1906, đồng thời phục dựng lại trên những nét lớn hệ thống giáo dục tiểu học Tiểu học Pháp-Việt (Ecole primaire franco-indigène) ở Trung Kỳ đầu thế kỉ XX,…

Xem chi tiết

Giáo dục Nho học thời Trần (thế kỉ XIII – thế kỉ XIV)

Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phân tích, đối chiếu sử liệu từ nguồn thư tịch cổ của Việt Nam để làm rõ những nội dung về giáo dục Nho học thời Trần. Kết quả nghiên cứu mang tới những nhận thức mới về giáo dục Nho học, về mối quan hệ song hành giữa sự phát triển của Nho giáo và giáo dục Nho học ở Việt Nam thế kỉ XIII-XIV cũng như những nỗ lực của vương triều Trần trong quá trình xây dựng và củng cố thể chế chính trị quân chủ tập trung thống nhất.

Xem chi tiết

Giáo dục cho phụ nữ: từ Pháp đến Việt Nam thế kỉ XIX-XX

Ở Pháp, năm 1850, Đạo luật Falloux ra đời thiết lập quyền tự do của giáo dục trung học, trong đó quy định bắt buộc phải có một trường nam sinh ở mỗi xã có 500 cư dân, đồng thời phải thành lập một trường nữ sinh ở mỗi xã có từ 800 cư dân trở lên. Tiếp thu tư tưởng đó, ở Đông Dương, từ năm 1861, chính quyền thuộc địa Pháp thiết lập nền giáo dục Tây học, ban đầu là Nam Kỳ rồi Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Năm 1917, nền giáo dục Pháp-Việt được xác lập ở Việt Nam qua việc Toàn quyền Albert Saraut ban hành Học chính Tổng quy (1917).

Xem chi tiết

Môn lịch sử trong chương trình giáo dục trung học Pháp-Việt

Trong chương trình giáo dục Pháp-Việt từ bậc tiểu học đến trung học, môn Lịch sử là môn học bắt buộc. Chương trình được thiết kế tương đối khoa học theo hệ thống tuyến tính với sự phát triển của lịch sử theo không gian và thời gian, từ nguồn gốc đến hiện đại, từ lịch sử địa phương, khu vực, liên bang Đông Dương đến lịch sử nước Pháp, châu lục (châu Âu, châu Á, châu Mĩ, châu Phi), trong đó đề cao vai trò của nước Pháp và châu Âu nhằm thực hiện mục đích của giáo dục là đào tạo tầng lớp trí thức phục vụ cho chế độ thuộc địa….

Xem chi tiết

Quá trình chữ Quốc ngữ trở thành ngôn ngữ chính thức trong trường phổ thông thời thuộc Pháp

Song song với quá trình thôn tính và bành trướng xâm lược tại Việt Nam, người Pháp tăng cường đẩy mạnh thực thi chính sách giáo dục ngay khi vừa làm chủ vùng đất Nam Kỳ. Tuy nhiên, họ đã vấp phải một trở ngại lớn khi nền giáo dục Nho học ở Việt Nam vẫn còn tồn tại và đào tạo ra những trí thức yêu nước chống lại người Pháp. Những toan tính, mưu lợi trong chính sách giáo dục sẽ đi ngược lại sự mong đợi của người Pháp khi chữ Hán vẫn được người Việt sử dụng. Hiểu được tầm quan trọng của giáo dục đối với công cuộc khai thác và bóc lột thuộc địa, chính quyền Pháp đã ban hành nhiều quy định bắt buộc chữ Pháp và chữ Quốc ngữ phải có trong chương trình giáo dục…

Xem chi tiết

Chế độ giáo dục tại Việt Nam từ nhà Nguyễn đến nhà trường Pháp[1] (Phần 2)

…Trong số những nhân vật này, nhà Hán học và dân tộc học Dumoutier là nổi bật nhất. Được Thống sứ Paul Bert bổ nhiệm chức giám đốc giáo dục Bắc Kỳ, nhờ vào sự hiểu biết hoàn hảo ngôn ngữ và văn hóa cổ điển Hán – Việt, ông đã tránh được những thất vọng của những người tiền nhiệm ở miền Nam (đặc biệt là Le Myre de Vilers) trong lĩnh vực trường học. Khâm phục chân thành hệ thống giáo dục truyền thống (tới mức lý tưởng hóa nó một chút), ông đã cảnh báo Bộ trưởng Bộ Giáo dục của Jules Ferry về mọi sự đồng hóa vội vàng, đi đến việc tạo ra một nhà trường tầm thường,…

Xem chi tiết

Báo Tiếng Dân (1927-1943) với vấn đề giáo dục Nho học

Trong bài viết này, chúng tôi thực hiện một phân tích về việc đánh giá lại giáo dục Nho học dựa trên căn cứ các bài viết của tờ báo Tiếng Dân (1927-1943) tại Trung Kỳ. Trong tương quan với nền giáo dục Pháp-Việt, giáo dục Nho học bộc lộ những ưu thế nhất định bao gồm ngôn ngữ và tư tưởng học thuật Nho giáo. Tiếp cận từ góc độ văn hóa, khái niệm vốn văn hóa cho phép nhìn nhận những giá trị của giáo dục Nho học như vốn văn hóa của một dân tộc dựa trên tầm nhìn về sự phát triển giáo dục nói chung, nhất là phát triển năng lực người học.

Xem chi tiết

Những tác động của văn hóa Pháp đến xã hội Tây Nguyên từ nửa cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Những linh mục người Pháp đã khám phá Tây Nguyên từ năm 1849. Họ đã vận dụng triệt để yếu tố văn hóa phương Tây, nhất là văn hóa Pháp, để làm phương tiện truyền giáo và thu hút tín đồ. Từ cơ sở này, chính quyền thực dân Pháp đã thiết lập bộ máy cai trị và khai thác thuộc địa ở Tây Nguyên đến năm 1945. Suốt thời gian đó, văn hóa Pháp đã tác động đáng kể đến xã hội Tây Nguyên từ thiết chế xã hội, phương thức sản xuất đến văn hóa, chữ viết, phong tục tập quán, tín ngưỡng… Bài viết này đề cập sự tác động của văn hóa Pháp đến xã hội Tây Nguyên từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kỉ XX.

Xem chi tiết

Lịch sử và Mĩ thuật thánh địa Mỹ Sơn qua bộ đạc họa của H.Parmentier

Henri Parmentier (1871-1949) là một nhà khảo cổ học người Pháp chuyên nghiên cứu và phục hồi các di tích Champa tại Đông Dương. Sau thời gian tham gia vào các cuộc khảo cổ tại Mỹ Sơn (1901-1904), Đồng Dương, Chánh Lô (1905), và Banteay Srey (1906). Những tài liệu cơ bản nhất về Mỹ Sơn đã được Henri Parmentier và Louis Finot công bố năm 1904, đặc biệt là bộ đạc hoạ Inventaire descriptif des Monuments Cams De L’Annam của Henri Parmentier được nhà xuất bản E. Leroux ấn hành 1909 và Inventaire Descriptif des Monuments Čams de l’Annam được nhà xuất bản E. Leroux tái bản ấn hành năm 1918 vẽ lại di sản kiến trúc đền tháp, điêu khắc trang trí Champa tại Thánh địa Mỹ Sơn…

Xem chi tiết

Giáo dục trung học Pháp-Việt ở Trung Kỳ

Bài viết đề cập đến quá trình thiết lập hệ thống giáo dục trung học công lập Pháp-Việt ở Trung Kỳ đặt trong mối quan hệ so sánh với vấn đề này ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Ở Trung Kỳ, quá trình từ bỏ Hán học và xác lập giáo dục Pháp-Việt (Pháp – bản xứ) nói chung, bậc trung học nói riêng diễn ra muộn hơn so với Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Qui mô trường, lớp, số lượng học sinh và giáo viên cũng nhỏ và ít hơn so với Bắc Kỳ và Nam Kỳ, ngay cả từ sau năm 1919, chính quyền Nam triều giao cho chính quyền Pháp quyền quản lí và điều hành giáo dục. Nguyên nhân bắt nguồn từ các yếu tố lịch sử, chính trị, văn hóa, dân cư, kinh tế,… quy định…

Xem chi tiết

Giáo dục Pháp ở Nam Kỳ (1861-1897)

Sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, Pháp nhanh chóng thiết lập hệ thống giáo dục ở Nam Kỳ với 3 trường là Thông ngôn, Tiểu học và Sư phạm. Với việc thiết lập hệ thống trường học trong thời gian ngắn, giáo dục Pháp ở Nam Kỳ có những nền tảng đầu tiên phục vụ cho công cuộc cai trị của Pháp ở Việt Nam. Trong quá trình xây dựng và phát triển, giáo dục Pháp ở Nam Kỳ có những điểm riêng trước khi chương trình khai thác thuộc địa do Paul Doumer được thực thi ở toàn Đông Dương 1897. Bài viết nghiên cứu về “Giáo dục Pháp ở Nam Kỳ (1861-1897)” góp phần tìm hiểu giáo dục Pháp ở Nam Kỳ trong thời kỳ đầu thiết lập bộ máy cai trị ở Việt Nam và những ảnh hưởng của nền giáo dục này đến những thay đổi của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Xem chi tiết

Giáo dục Pháp-Việt và quá trình hiện đại hóa giáo dục Việt Nam

Bài viết tập trung làm rõ một số thời điểm bước ngoặt trong quá trình phát triển của giáo dục Pháp-Việt ở Việt Nam, tìm hiểu một số điểm mới trong nội dung giáo dục Pháp-Việt qua đó làm rõ quá trình hiện đại hóa giáo dục Việt Nam. Những thời điểm quan trọng được đề cập đến trong bài là việc vua Thành Thái thông qua Bản Quy chế giáo dục năm 1906 nhằm tiến hành cải cách các trường Nho học; việc áp dụng Học chính Tổng quy năm 1918; việc quy định về bằng Sơ học yếu lược và quy định về trường tư năm 1924. Một số nội dung trong giáo dục Pháp-Việt được xem xét là vai trò của chữ quốc ngữ, việc giảng dạy chữ Hán và tiếng Pháp, vấn đề giáo dục công dân trong trường Pháp-Việt.

Xem chi tiết

Dấu ấn của vua Thiệu Trị đối với ba ngôi danh lam cổ tự

Phật giáo dưới thời Thiệu Trị không nổi bật như thời vua Minh Mạng, bởi ông là người kế thừa tất cả những thành tựu của vua cha trên mọi lĩnh vực kể cả tôn giáo. Thời gian trị nước của Thiệu Trị cũng khá khiêm tốn chỉ 7 năm. Tuy nhiên, ông vẫn có những đóng góp và tạo những dấu ấn riêng của mình trong việc xây dựng, trùng tu hay đặt tên cho những ngôi chùa. Vì vậy, ngày nay khi nhắc đến tên những ngôi chùa, những bảo tháp hay văn bia có liên hệ đến Thiệu Trị nhiều người nhớ đến ông, tôn kính ông như một sự tri ân.

Xem chi tiết

Người Pháp với quá trình xác lập nền giáo dục Tây học ở Việt Nam giai đoạn 1861-1919

Đến cuối thế kỉ XIX, cũng như thể chế chính trị, nền giáo dục phong kiến Việt Nam vốn đã lạc hậu, đã không thể đứng vững trước sự tấn công của chủ nghĩa thực dân và những tư tưởng tiến bộ của nền giáo dục phương Tây. Để phục vụ quá trình khai thác thuộc địa, từ năm 1861 người Pháp đã thiết lập nên một hệ thống giáo dục ở Việt Nam, với việc xây dựng những trường học đầu tiên trên đất Nam Kỳ, sau đó mở rộng ra toàn cõi Đông Dương, và tiến hành 2 cuộc cải cách giáo dục nhằm xóa bỏ hoàn toàn giáo dục Hán học. Quá trình này, dù còn có những hạn chế nhất định nhưng cũng mang đến nhiều kết quả đáng kể, đặt nền móng cho giáo dục Việt Nam sau này, với sự ra đời của tầng lớp trí thức “tân học”, “Tây học” phục vụ cách mạng, xây dựng đất nước.

Xem chi tiết

Sự suy tàn của nền giáo dục Nho học Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

Nửa đầu thế kỉ XIX (từ khi nhà Nguyễn thành lập 1802, đến khi Pháp xâm lược 1858) là thời kỳ nhà Nguyễn củng cố, thống nhất quyền lực về mặt hành chính và tư tưởng, ý thức hệ. Nhà Nguyễn đề cao, lấy Nho giáo, làm nền tảng nhằm thiết lập và duy trì trật tự xã hội. Theo đó, giáo dục Nho học được chấn hưng, mở mang rộng khắp cả nước. Tuy nhiên, nền giáo dục Nho học truyền thống ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế khó khắc phục.

Xem chi tiết

Vai trò của chùa Linh Sơn và Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học trong phong trào chấn hưng Phật giáo Nam kỳ, giai đoạn 1920 -1945

Phật giáo du nhập vào Việt Nam đến nay trải qua hơn 20 thế kỷ. Vì thế, lịch sử thăng trầm của dân tộc cũng chính là lịch sử thăng trầm của Phật giáo Việt Nam. Dù trải qua bao thăng trầm nhưng thực tế lịch sử cho thấy giáo lý từ bi, vô ngã, vị tha của đạo Phật vẫn luôn là chỗ dựa tinh thần, là nét văn hóa, là đời sống của mỗi người dân Việt Nam, là chất keo kết dính tinh thần dân tộc, vượt qua mọi gian khổ của thời cuộc để cùng chấn hưng đất nước sau bao biến cố của thời gian…

Xem chi tiết