Chính sách cứu nạn biển dưới triều vua Gia Long (1802-1820)

 Đầu thế kỉ XIX, thiên tai trên biển là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ đắm chìm thuyền bè. Từ những nhận thức sâu sắc về chủ quyền biển đảo và vai trò quan yếu của hải cương, Gia Long đã đưa ra nhiều chính sách quản lí, khai thác, bảo vệ vùng biển, trong đó có chính sách cứu nạn. Bằng phương pháp lịch sử – logic và phân tích, khảo cứu tư liệu, bài viết này tập trung làm rõ các mức ân cấp của triều đình Gia Long đối với người bị nạn biển là người Việt và người nước ngoài.

Xem chi tiết

Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn hóa quan phương đối với sự hình thành tín ngưỡng Quan Vũ trong văn hóa truyền thống Trung Quốc

Tín ngưỡng sùng bái Quan Vũ là một trong những loại hình tín ngưỡng tôn giáo mang đậm bản sắc văn hóa Trung Hoa. Vấn đề nguồn gốc và nguyên nhân hình thành tín ngưỡng này được nhiều nhà nghiên cứu lý giải từ nhiều góc độ khác nhau. Bài viết này từ mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn hóa quan phương, từ quan hệ liên tục hay gián đoạn về mặt thời gian đặt vấn đề lý giải sự hình thành tín ngưỡng Quan Vũ.

Xem chi tiết

Ngữ nghĩa của từ chỉ con số trong tiếng Hán và tiếng Việt: Trường hợp số 9

… Hai nước Việt Trung cùng nằm trong một không gian văn hóa, dẫn tới tâm lý sùng bái hay kiêng kỵ đối với con số, và ngoài những điểm tương đồng là chính, vẫn có những khác biệt nhất định. Con số 9 là một ví dụ tiêu biểu. Trong khuôn khổ bài viết này, bằng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu, chúng tôi mong muốn góp phần làm sáng tỏ đặc trưng ngữ nghĩa và nội hàm văn hóa của con số 9 cũng như từ ngữ chứa nó trong tiếng Hán và tiếng Việt.

Xem chi tiết

Thánh đường của người Chăm Islam ở tỉnh An Giang dưới góc nhìn địa lí

… Kết quả nghiên cứu cho thấy, thánh đường của người Chăm Islam phân bố ở 9 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh An Giang. Các yếu tố tạo nên tính đặc trưng của thánh đường gồm màu sắc, lối trang trí, kiến trúc… Thánh đường có vai trò quan trọng đối với tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa và xã hội của đồng bào Chăm. Sự độc đáo trong kiến trúc, nghệ thuật trang trí, sinh hoạt tôn giáo đã thu hút nhiều du khách viếng thăm thánh đường của người Chăm Islam.

Xem chi tiết

So sánh biểu tượng “Hổ” trong thành ngữ của Trung Quốc và Việt Nam

Ý nghĩa được biểu thị trong thành ngữ là sự đúc kết của một đất nước, một nền văn hoá của dân tộc và cũng là sự kết tinh của trí tuệ. Thông qua một thành ngữ, chúng ta có thể hiểu được sâu sắc hơn về văn hoá mà nó chứa đựng, chúng ta cũng có thể tìm hiểu về nền tảng văn hoá, lối suy nghĩ và lối sống của một quốc gia, một dân tộc thông qua một số câu thành ngữ. Việc nghiên cứu so sánh biểu tượng “hổ” trong thành ngữ của Trung Quốc và Việt Nam làm đề tài nghiên cứu, mong rằng thông qua nghiên cứu này giúp các bạn học tiếng Trung sẽ hiểu rõ hơn về văn hoá Trung Quốc thông qua hình tượng “hổ”.

Xem chi tiết

Bán phụ tố trong tiếng Hán hiện đại và phương pháp chuyển dịch sang tiếng Việt

…Đối với người học tiếng Hán, việc hiểu nghĩa cũng như dịch thuật bán phụ tố trong tiếng Hán sang tiếng Việt thực sự không đơn giản và đôi khi còn dễ gây nhầm lẫn. Bài báo này đi sâu phân tích sự khác biệt giữa phụ tố và bán phụ tố trong tiếng Hán hiện đại, tìm hiểu xu hướng phát triển của bán phụ tố trong thời kỳ mới, từ đó đề xuất ba phương pháp dịch thuật thể loại từ phái sinh mang bán phụ tố sang tiếng Việt.

Xem chi tiết

Ý niệm hóa văn hóa màu sắc trong tiếng Nhật

Bài viết này nghiên cứu cách ý niệm hóa văn hóa màu sắc trong tiếng Nhật – trường hợp màu trắng và màu đen dưới góc nhìn của tri nhận văn hóa, đúc kết các cách thức tri nhận riêng biệt của người Nhật thể hiện qua màu sắc. Kết quả đưa ra ba ý niệm chính của màu trắng: (1) biểu trưng cho sự tinh khiết, sạch sẽ và cho sự minh bạch, vô tội của con người; (2) biểu trưng cho người phụ nữ xinh đẹp, cho người đàn ông tài giỏi và cho thức ăn ngon; và (3) biểu trưng cho cảm xúc và kinh nghiệm non trẻ của con người. Ngược lại, màu đen thể hiện hai ý niệm mang nghĩa tiêu cực: (1) biểu trưng cho người xấu, cho các thế lực xấu; và (2) biểu trưng cho những điều không hay.

Xem chi tiết

Tìm hiểu khái niệm “nhà” trong nghiên cứu di cư

 Tuy là khái niệm cơ bản, nhưng “nhà” chứa đựng nhiều hàm nghĩa và liên tưởng tùy thuộc vào mỗi nền văn hóa và nhận thức. Vượt ra ngoài công thức nhận diện cơ bản về “nhà”như một nơi cư trú và gắn nhà với một thửa đất có thể định vị được, “nhà” trong trường hợp cộng đồng diaspora, bao gồm không chỉ một mà nhiều không gian và nơi chốn khác nhau, nơi chủ thể di cư liên tục nhận diện và hình thành căn tính. Bằng việc giới thiệu những cách hiểu cơ bản và phổ quát về “nhà”, bài viết phân tích khái niệm “nhà” trong nghiên cứu diaspora…

Xem chi tiết

Bản chất văn hóa Tây Nguyên qua bút kí của nhà văn Nguyên Ngọc

Bài viết tập trung khai thác nguồn tư liệu khảo sát là các bút kí viết về Tây Nguyên của Nguyên Ngọc giai đoạn cuối thế kỉ XX đến nay. Từ góc nhìn văn hóa học, bài viết phân tích nét đặc sắc trong tác phẩm của Nguyên Ngọc khi viết về con người và văn hóa Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu lí giải bản chất văn hóa Tây Nguyên qua bút kí của Nguyên Ngọc biểu hiện ở “văn hóa rừng”, “văn hóa làng” cùng mối quan hệ giữa rừng và làng trong đời sống các tộc người Tây Nguyên. Bài viết cho thấy những đóng góp của Nguyên Ngọc trong việc khám phá bản chất cốt lõi của văn hóa Tây Nguyên cũng như những đề xuất của ông về cách ứng xử phù hợp với nền văn hóa của vùng đất này.

Xem chi tiết

Ngữ pháp hình ảnh trong diễn ngôn quảng cáo tiếng Việt

…. Kết quả phân tích bố cục hình ảnh của 400 diễn ngôn quảng cáo tiếng Việt đã chỉ ra người viết quảng cáo sử dụng ba bình diện của thiết kế bố cục hình ảnh như khung, giá trị thông tin và sự nổi bật để góp phần tạo nghĩa cho diễn ngôn quảng cáo cùng với ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu của bài báo góp phần làm sáng tỏ về tính ứng dụng của lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống, cụ thể là ngữ pháp hình ảnh trong các nghiên cứu liên ngành. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp ích cho những ai đang nghiên cứu lý thuyết thiết kế hình ảnh kết hợp với ngôn ngữ để tạo nghĩa cho diễn ngôn quảng cáo.

Xem chi tiết

Lí thuyết đánh giá trong phân tích diễn ngôn: Nghiên cứu thử nghiệm từ cáo trạng tiếng Việt

 Bài viết này sử dụng Lí thuyết Đánh giá được xây dựng bởi Martin và White (2005) để phân tích nguồn tạo nghĩa Liên nhân trong diễn ngôn pháp lí. Cáo trạng là một thể loại diễn ngôn pháp lí được sử dụng để minh họa cho hệ thống Đánh giá trong tạo lập văn bản. Kết quả phân tích khẳng định Lí thuyết Đánh giá là một khung lí thuyết hợp lí cho việc mô tả siêu chức năng Liên nhân của các thể loại diễn ngôn nói hay viết. Đồng thời, kết quả của việc phân tích hệ thống Đánh giá trong một bản cáo trạng cho thấy rằng Tình cảm (Affect) không tồn tại trong ngữ liệu.

Xem chi tiết

Đặc trưng nội dung, nghệ thuật “lời nói vần” của người Bahnar

 Bài viết này giới thiệu sơ lược về đặc trưng nội dung, nghệ thuật “lời nói vần” của người Bahnar, một tộc người ở Bắc Tây Nguyên và một số huyện miền núi tỉnh Bình Định, Phú Yên. Lời nói vần là một loại hình đặc biệt trong văn hóa của người Bahnar1, trong đó có tiểu loại gần giống với tục ngữ, thành ngữ của người Việt. Lời nói vần của người Bahnar được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày và trong truyện cổ, sử thi, luật tục. Nội dung của lời nói vần phong phú, phản ánh hiện thực cuộc sống sinh động của người Bahnar xưa nay. Nghệ thuật của lời nói vần rất độc đáo, vừa là lời ăn tiếng nói hằng ngày của người Bahnar vừa là khuôn mẫu xây dựng, diễn xướng truyện cổ, sử thi.

Xem chi tiết

Lịch sử và kiến trúc Quan Khố Tự – Ngôi chùa làng Câu Nhi (1)

Qua các nguồn tài liệu hiện tồn cho biết, làng Câu Nhi được thành lập từ đầu thế kỷ XV, nhờ công lao của 12 dòng họ. Nguyên ủy làng có tên là Câu Lãm, và lúc đầu, trung tâm của làng đặt tại Đại Đồng, về sau mới chuyển đến xóm Chùa và đổi tên thành Câu Nhi như hiện nay. Ngay sau khi thành lập và ổn định cuộc sống, thiết lập xã hiệu, người dân đã cho xây dựng đình, chùa, miếu vũ và tạo nên một hệ thống thiết chế khá hoàn chỉnh từ rất sớm…

Xem chi tiết

Hoạt động kinh doanh của tầng lớp thương nhân Hoa kiều ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc

Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, nhất là trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) và lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp, tầng lớp thương nhân người Hoa ở Nam Kỳ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong các hoạt động kinh doanh của mình. Trước sự xâm nhập và lớn mạnh của phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa của tư bản Pháp ở Nam Kỳ, tầng lớp thương nhân Hoa Kiều ở Nam Kỳ đã nhanh chóng kết nối với hoạt động kinh doanh của tư bản Pháp với vai trò là cầu nối, họ từng bước trở thành cánh tay nối dài của giới tư sản Pháp, được chính quyền thực dân ưu ái trong nhiều hoạt động…

Xem chi tiết

Kiến trúc Thành Cha (Bình Định) qua kết quả khai quật và nghiên cứu khảo cổ học (1)

Thành Cha hay còn gọi là thành An Thành là một trong những thành trì Champa còn lại dấu tích trên mặt đất hiện nay ở thôn An Thành, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn (Bình Định). Thành đã được xếp hạng di tích Kiến trúc – Nghệ thuật Quốc gia năm 2003. Thư tịch về tòa thành này không nhiều, vì vậy trước khi có khai quật khảo cổ học năm 2015, 2016, kiến trúc và niên đại của tòa thành này vẫn còn và câu hỏi lớn…

Xem chi tiết

Văn hóa kinh doanh của tư sản người Việt ở Nam Kỳ từ 1897 đến 1929

Chủ thể của văn hóa kinh doanh ở Nam Kỳ từ 1897 đến 1929 được chia thành hai dạng: thứ nhất những sĩ phu có tư tưởng tiến bộ, tiêu biểu là các chí sĩ phong trào Minh Tân; thứ hai tư sản ra đời cùng với quá trình khai thác thuộc địa và du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam. Hoạt động kinh doanh của tư sản người Việt ở Nam Kỳ góp phần định hình nên các giá trị về văn hóa kinh doanh thời cận đại ở Việt Nam…

Xem chi tiết

Kiến trúc đặc trưng khu phố cổ Chi Lăng – Gia Hội ở thành phố Huế

Bài viết này tập trung phân tích nét đặc trưng kiến trúc truyền thống của khu phố cổ Chi Lăng góp phần nhận diện loại hình kiến trúc độc đáo này và làm cơ sở đề xuất những giải pháp nhằm trùng tu, bảo tồn và khai thác hiệu quả phục vụ phát triển du lịch địa phương, đồng thời góp phần đa dạng hoá các sản phẩm du lịch văn hoá Huế…

Xem chi tiết

Kiến trúc nhà lá mái ở đảo Lý Sơn (1)

Hơn nửa thế kỷ trước, Tiến sĩ Văn khoa Pierre Gourou – Ủy viên thông tấn Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, đã đi khảo sát các ngôi nhà ở Việt Nam từ Thanh Hóa đến Bình Định, đã tìm ra những điểm khác nhau của ngôi nhà ở mỗi vùng. Trong mô tả có một chi tiết khá thú vị, đó là một loại nhà ở đã tồn tại từ lâu ở Quảng Trị, có hai tầng mái. Kiểu kết cấu phần mái như vậy giống với các mái nhà ở của các vùng cách xa, từ tận Quảng Ngãi, Bình Định đến Phú Yên, Ninh Thuận, và Bình Thuận. Đến hôm nay ta gọi chung với cái tên là nhà lá mái…

Xem chi tiết

Sự phát triển của tầng lớp địa chủ ở Nam Kỳ trong 30 năm đầu thế kỷ XX

Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, bối cảnh lịch sử của Việt Nam nói chung và Nam Kỳ nói riêng có nhiều biến động mạnh mẽ. Đối với vùng đất Nam Kỳ, đây là giai đoạn thực dân Pháp đẩy mạnh thiết lập chế độ cai trị thuộc địa. Dưới tác động của chế độ cai trị của thực dân Pháp, lực lượng địa chủ Nam Kỳ cũng bị phân hóa rõ rệt. Dưới thời Pháp thuộc, tầng lớp địa chủ ở Nam Kỳ ngày càng lớn mạnh và giữ địa vị chính trị cao trong chính quyền của thực dân Pháp. Bài viết góp phần nhận diện sự phát triển của tầng lớp địa chủ ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc, cụ thể trong 30 năm đầu thế kỷ XX.

Xem chi tiết

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về ngoại lệ quyền tác giả trong cách mạng công nghiệp 4.0

Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ và mang lại nhiều thách thức trong việc bảo hộ quyền tác giả nói chung cũng như quy định về ngoại lệ của quyền tác giả nói riêng để phù hợp với những tiến bộ của công nghệ thông tin và đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa chủ thể sáng tạo và công chúng trong xã hội hiện đại. Bài viết
phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại lệ của quyền tác giả, chỉ ra một số hạn chế để từ đó đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật về ngoại lệ của quyền tác giả đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Xem chi tiết