Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam

Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc vừa mang những đặc trưng cơ bản của bản sắc văn hóa Việt Nam, vừa mang những đặc trưng riêng của vùng Đông Bắc do những điều kiện về tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử cũng như điều kiện kinh tế – xã hội truyền thống quy định. Những giá trị văn hóa tạo thành bản sắc đó có vai trò quan trọng, là sức mạnh nội sinh để các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc hòa nhập theo xu thế phát triển.

Xem chi tiết

BẢN SẮC VĂN HOÁ trong phát triển: SỰ CÒN MẤT của Tộc Người Sán Dìu ở Quảng Ninh

Người Sán Dìu ở Quảng Ninh, có dân số theo các năm như sau: Năm 1979 có 10.477 người; năm 1989 có 14.691 người; năm 2009 có 20.899 người. Người Sán Dìu cư trú trên địa bàn toàn tỉnh.

     Người Sán Dìu tự nhận mình là San Déo nhín (山瑶人) và cũng được gọi theo lứa tuổi như: Người lớn gọi là “San Déo láo” (山瑶老); người trẻ gọi “San Déo chế” (山瑶子). Ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Hán – Tạng, nói tiếng thổ ngữ Quảng Đông (土語廣東). Tộc người Sán Dìu có nguồn gốc ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, thiên di sang Việt Nam và định cư hơn 300 năm nay.

Xem chi tiết

Nhìn lại các YẾU TỐ góp phần hình thành BẢN SẮC VĂN HOÁ NAM BỘ

Văn hoá là cái không có sẵn trong tự nhiên, mà là sản phẩm do con người tạo ra trong một điều kiện tự nhiên xã hội nhất định dưới sự tác động của một số yếu tố ngoại vi khác.

     Hiển nhiên là văn hoá Nam Bộ hình thành trên cái nền chung, cái cội nguồn của văn hoá dân tộc; tuy nhiên, “cái nôi” này không phải được truyền tải trực tiếp vào Nam, mà phải theo bước chân Nam tiến “nhảy cóc” của người Việt kéo dài suốt trên 6 thế kỉ (1069-1693) trên dải đất miền Trung, quê hương của người Chàm, rồi thêm vào đó là gần 200 năm (1627-1802) Đại Việt bị chia cắt thành Đàng Ngoài-Đàng Trong, như hai nước thù địch. Nên hành trang văn hoá mà lưu dân người Việt mang vào vùng sông nước Đồng Nai-Cửu Long hồi thế kỉ XVII-XVIII không còn cái nôi nguyên mẫu nữa mà được pha trộn thêm màu sắc văn hoá Chàm. Dù hai yếu tố trên là yếu tố ngoại vi, không diễn ra trực tiếp trên đất Nam Bộ, nhưng là yếu tố quan trọng góp phần khẳng định bản sắc văn hoá của vùng đất này.

Xem chi tiết

LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Tây Nam Bộ trong thách thức hội nhập

1. Nhóm ngành nghề tiểu thủ công: đan đát, dệt chiếu, thảm ở Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ,…; chằm nón, lá ở Vĩnh Long; làm gạch, gốm ở Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ,…; nghề mộc, chạm trổ ở Tiền Giang, An Giang, Hậu Giang,…; mĩ nghệ từ cây dừa ở Bến Tre, cây mây, tre, trúc ở Cần Thơ,… 2. Nhóm ngành nghề thực phẩm như làm bánh, cốm, kẹo ở Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long,…; làm khô, dưa, nem, rượu, mắm, tương, chao,… ở một số tỉnh…; chế biến khô thuỷ sản ở hầu hết các tỉnh đồng bằng. 3. Nhóm ngành nghề nông nghiệp hoa kiểng ở Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp,… 4. Nhóm ngành nghề có thương hiệu, hiệu quả kinh tế cao, mang lại thu nhập ổn định, như: mắm Châu Đốc, mộc Chợ Mới, tủ thờ Gò Công, bàng buông Tiền Giang, bánh pía Sóc Trăng, khô Cà Mau, sản phẩm cây dừa Bến Tre và hoa kiểng Chợ Lách, Sa Đéc.

Xem chi tiết

Bảo tồn bản sắc VĂN HOÁ KHƠ-ME trong thời kì hội nhập nhìn từ Festival ĐUA GHE NGO SÓC TRĂNG lần I năm 2013

Ðồng bào Khơ-me có nhiều phong tục tập quán và có nền văn hoá nghệ thuật độc đáo. Những chùa lớn thường trống, kèn, đàn, ghe Ngo,… Hàng năm người Khơ-me có nhiều ngày hội, ngày tết Dân tộc được tổ chức theo nghi thức cổ truyền, đảm bảo an toàn và tiết kiệm. Lễ hội Ok Om Bok – Đua ghe Ngo được đặc biệt quan tâm đầu tư tổ chức nhằm tôn vinh, nâng cao ý thức bảo tồn di sản văn hoá Khơ-me truyền thống, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển du lịch văn hoá vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Xem chi tiết

Vì sao lại gọi là BÁNH CHƯNG?

Bấy nay, chắc rằng trong tiềm thức người Việt, bánh chưng cùng với tục ăn bánh chưng ngày tết là chỉ riêng có ở Việt Nam, chắc rằng cũng chẳng có ai nghi ngờ cái “độc quyền” này. Bởi cả đời luôn mang trong mình suy nghĩ ấy, nên khi biết được sự thực không phải vậy, chúng tôi đã vô cùng bất ngờ.

Xem chi tiết

NHÀ Ở và TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG của DÂN TỘC PU PÉO ở Hà Giang

Thôn Chúng Chải, thuộc xã Phố Là, huyện Đồng Văn là bản tập trung nhiều hộ người Pu Péo sinh sống của tỉnh Hà Giang, người dân còn gọi là thôn Củng Trá (nghĩa là bản của những người họ Củng). Người Pu Péo có dân số rất ít ỏi nên một mặt đã tiếp thu khá nhiều các yếu tố văn hoá của các dân tộc láng giềng (nhất là của người Tày, người Nùng, người Hán,…), nhưng mặt khác họ vẫn giữ lại rất đậm nét những đặc điểm văn hoá truyền thống của dân tộc. Những truyền thống này được thể hiện rõ rệt cả trong văn hoá vật chất (chủ yếu ở y phục phụ nữ và nhà cửa).

Xem chi tiết

Văn hoá VIỆT – NHẬT qua CÂU CHUYỆN ĐÔI ĐŨA

Việt Nam và Nhật Bản là hai nước có nhiều điểm tương đồng về văn hoá – ngôn ngữ. Dẫn chứng tiêu biểu là việc người Nhật và người Việt đều sử dụng chữ Hán. Hiện nay, số lượng từ mượn từ tiếng Hán trong tiếng Nhật và trong tiếng Việt chiếm tỉ lệ khá tương đương. Nếu nói về ẩm thực thì người Nhật và người Việt đều sử dụng gạo như một món ăn quan trọng. Tuy nhiên, đi vào cụ thể, những câu chuyện văn hoá ngôn ngữ này có nhiều điều khác biệt.

Trong bài tham luận này, chúng tôi xin kể ra một số điểm tương đồng nhưng lại dị biệt một cách thú vị giữa hai nền văn hoá qua câu chuyện về đôi đũa.

Xem chi tiết

LÀNG THƯỢNG HỘI và một số định hướng về việc giữ gìn, phát triển VĂN HOÁ LÀNG

Làng Thượng Hội có tên nôm “Kẻ Gối”, phía Đông Nam tiếp giáp với làng Thượng Cát và Hạ Cát, phía Đông giáp xã Tân Lập, phía Bắc giáp làng Phan Long, phía Nam nằm sát với đường 70, gần với sông Hồng về phía Bắc, làng nằm bên dòng chảy của một nhánh sông Nhuệ bắt nguồn từ Bá Giang chảy xuống. Ngày nay, làng Thượng Hội hiện nay là một trong 4 làng (Thượng Hội, Vĩnh Kì, Phan Long, Thuý Hội) thuộc xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (cũ). Để đi tìm lịch sử hình thành làng, ta có thể dựa vào lịch sử, địa danh, gia phả, truyền thuyết,…

Xem chi tiết

BIỂN trong CẤU TRÚC VĂN HOÁ Việt Nam

“Đất và nước là hai yếu tố cơ bản, từ khởi thuỷ, đã tác động đến sự hình thành và phát triển của cả tộc người Việt lẫn mỗi cá thể Việt” . Trong đó, biển – nhân tố quan trọng để hợp thành nước là một trong số những yếu tố căn cốt nhất để định thành nên không gian sinh tồn của con người Việt, dân tộc Việt từ xa xưa.

Xem chi tiết

Giáo dục và tuyên truyền nâng cao Ý THỨC dân tộc để GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ trong hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế đang là xu hướng tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Đại hội X, Đảng ta đã xác định Việt Nam cần phải “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Hội nhập quốc tế không chỉ riêng trong lĩnh vực kinh tế mà mở rộng ra tất cả các lĩnh vực khác, kể cả chính trị, văn hoá – xã hội, quốc phòng, an ninh,… Trong đó, hội nhập văn hoá là hệ quả tất yếu đang diễn ra. Việc hội nhập văn hoá quốc tế một mặt mang lại những cơ hội cho chúng ta tiếp cận những giá trị văn hoá tiến bộ của nhân loại nhưng mặt khác cũng làm cho văn hoá dân tộc gặp nhiều thách thức trong vấn đề giữ gìn bản sắc.

Xem chi tiết

Hệ GIÁ TRỊ TINH THẦN TRUYỀN THỐNG người Việt trong thời hội nhập và phát triển

Việt Nam đã và đang bước vào thời kì phát triển đất nước và hội nhập thế giới trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học công nghệ,… Muốn thực hiện được những mục tiêu cao cả do Đảng và Nhà nước ta đặt ra, thì con người Việt được xác định là nhân tố quan trọng nhất và là điều kiện tiên quyết cho mọi thành công.

Xem chi tiết

Bảo tồn và phát triển MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG trong xây dựng nông thôn mới

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước sự tác động của đô thị hoá, nông thôn Việt Nam trong đó có các vùng nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ mất dần các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp. Sự biến đổi văn hoá này diễn ra hết sức phức tạp trên cả hai chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực. Vì vậy, việc bảo tồn và phát triển môi trường văn hoá nhằm giữ gìn những giá trị tốt đẹp nhất trong bản sắc văn hoá Việt, trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, phù hợp với quá trình xây dựng nông thôn mới trong thời kì hội nhập và phát triển ở nước ta nói chung và các tỉnh ĐBSCL nói riêng là một việc làm không chỉ có ý nghĩa về mặt lí luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn.

Xem chi tiết