Tấm bảng vàng bia đá – trong cơn rung lắc
Tiên học lễ – Hậu học văn
Về trường hợp nghiên cứu điển hình Việt Nam trong tư duy biện chứng pháp
Hình 1: Ảnh minh họa: Tiên học lễ – Hậu học văn
Trong khi thế giới đang tiến vào thời kỳ duy vật, tất cả sự vật đều được định đoạt bằng các giá trị số hóa…

Việt Nam đã tiến vào Năm châu – Năm bể không theo cách xách tay chiếc cặp Samsonite ngày vừa qua (hình 2), hay đeo vai xâu tiền ngày trước (hình 3) – mà lại là một phong thái ẩn dấu một chuỗi cung cứng năm giá trị tình tự: Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín. Có gì phải hỗ thẹn khi năm giá trị ứng xử trong xã hội lòai người đã kết tụ được cả ba dòng tư tưởng Tam giáo đồng nguyên như chiếc vạc đồng xây dựng nên bộ quy tắc ba chân Nho – Phật – Đạo của phương Đông.
Đến thời cận hiện đại – Việt Nam mở cánh cừa tư duy để gọi thêm dòng tôn giáo mới từ phương Tây đến mà đúc nên đỉnh đồng bốn chân để tạo hình Tứ Giáo Đồng Trụ: Nho – Phật – Đạo – Kitô. Tất cả đã đứng vững trên nền tảng văn hóa Việt Nam để trở thành một trường hợp nghiên cứu điển hình trong hệ tư tưởng nhân loại như một hình mẫu Tứ Đại Đồng Đường được soi rọi qua chiếc gương thiên văn số hóa vạn vật trong Năm châu – Năm bể.
Nếu cuộc bút chiến thứ nhất 32 – 45 đã làm rõ bản thể nghệ thuật vị nhân sinh, hay nghệ thuật vị nghệ thuật, lấy phong trào thơ mới để đắp lên cơ thể văn thơ trong Tàng thư các – thì cuộc bút chiến thứ hai này lại nổ ra văn đàn nhằm làm rơi rụng hay ít ra cũng làm rung lắc mặt trước của bảng hiệu Tiên học lễ –Hậu học văn.
Nếu trước đây dùng ngòi bút để chiến đấu trong Thế giới nhật trình để phục vụ công chúng văn học chữ La-tinh – thì cuộc chiến đấu lần này qua thuật đám mây để phục vụ công chúng số hóa vạn sự (Internet of things). Chúng tôi đang có mặt trong thế giới số hóa đó.
Nếu các cuộc thế chiến thay vì đổ máu – cuộc bút chiến đã đổ mực.
Hình 3: Vác tiền Ký họa của Henri Oger – Kỹ thuật người An Nam
1908 – 1909 tại Hà Nội. (trích trong Luận án tiến sĩ Sử học
của nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Hùng)
x
x x
Mở đầu cuộc chiến tại Ủy ban Văn hóa giáo dục của Quốc hội
– tổ chức ngày 21/11 Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Trần Ngọc Thêm (hình 4) đã có mặt
Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Trần Ngọc Thêm
Hình 4: Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Trần Ngọc Thêm – Ảnh (KT)
– Theo Giáo sư – để cho xã hội phát triển – thì điều quan trọng là cần phải có con người sáng tạo – mà để có được con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động. Để có con người chủ động cần phải loại trừ:
1. Tính thụ động ở người dưới – Theo giáo sư đó là học trò, con cái.
2. Tính áp đặt ở người trên – Đó là thầy cô, cha mẹ.
– Theo giáo sư: Cần bắt đầu từ việc thay đổi quan niệm là không sử dụng những cách biểu đạt mang tính thụ động như: Con ngoan trò giỏi.
– Theo giáo sư: Ngoan – theo nghĩa “dễ bảo” – Vâng lời theo nghĩa “thuộc bài”.
– Giáo sư đưa một bộ quy tắc ứng xử được số hóa: Ba cần, Hai nhằm, Ba chống.
Ba cần gồm có:
1. Cần thực hiện dân chủ trong giáo dục.
2. Cần thay đổi quan niệm về sự sáng tạo của mình.
3. Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu: Tiên học lễ – Hậu học văn (hình 5).
Hình 5: Khẩu hiệu “Tiên học lễ – Hậu học văn” – Ảnh minh họa.
Hai nhằm gồm có:
1. Nhằm khai mở tư duy phản biện.
2. Nhằm giải phóng sức sáng tạo.
– Để được thênh thang trên con đường giáo dục. Giáo sư đề ra “ba cách chống” – trong đó có hai chống triệt để:
1. Chống việc nhồi nhét kiến thức.
2. Chống việc học thuộc lòng.
– Giáo sư còn bổ sung hai thay đổi. Đó là:
1. Thay đổi quan niệm về cách biên soạn sách giáo khoa.
2. Thay đổi cách ra đề thi kèm theo đàn áp.
– Ngoài ra, giáo sư còn đề xuất mạnh mẽ hơn nữa – Đó là phải dứt điểm cách học bài mẫu.
– Cuối cùng, giáo sư đi đến kết luận Ba không:
+ Một là không đề cao chữ lễ để ràng buộc người học.
+ Hai là không đề cao quá mức vai trò của người Thầy, của đáp án,
+ Ba là không bóp nghẹt tư duy phản biện để làm đứt gãy công cuộc xây dựng tiến bộ xã hội – để tư duy phản biện được rộng đường để xã hội được phát triển.
Ngay lập tức – sấm ngôn của giáo sư Trần Ngọc Thêm đã có làm rung lắc dòng tư duy truyền thống qua một số ý kiến trái nghịch nhau – chấp nhận cũng như từ chối
1. PGSTS Lê Quý Đức
(hình 6) – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển Học viện Chính trị quốc gia TP.HCM – bày tỏ ý kiến với VOVVN qua bài tham luận của Giáo sư Trần Ngọc Thêm.
Hình 6: PGSTS Lê Quý Đức
Đồng tình với quan điểm của Giáo sư Trần Ngọc Thêm qua cảm nhận từ ba hoàn cảnh xã hội:
1. Bước vào thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Thúc đẩy phát triển đất nước bằng trí thức.
3. Cần giáo dục con người có óc sáng tạo, có tư duy sáng tạo, phản biện.
Ông phủ định: Tư duy truyền thống xưa kia từng bảo hộ tinh thần, cấu kết cộng đồng.
Ông đề cao:
1. Thái độ ứng xử hiện đại.
2. Tự khẳng định giá trị và lợi ích bản thân mà không vì chủ nghĩa ích kỷ, vị kỷ.
3. Sáng tạo cá nhân.
PGSTS Lê Quý Đức vừa ủng hộ vừa bổ sung sự cần thiết cần có hai phải:
1. Phải đưa ra triết lý giáo dục mới.
2. Phải để cá nhân tự khẳng định vai trò của mình mới có thể tự do, dân chủ.
PGSTS Lê Quý Đức không đồng tình mà đút kết thành ba đừng:
1. Đừng khuôn chữ Lễ vào phạm vi hẹp.
2. Đừng hiểu Lễ theo cách hiểu truyền thống.
3. Đừng phê phán chữ Lễ – theo ba khuôn đúc nên hình mẫu: Trò nghe lời Thầy – trò chịu sự áp đặt của Thầy – trò chịu khuất phục trườc quyền lực của Thầy.
Cuối cùng, theo PGSTS Lê Quý Đức kết luận:
– Nếu bỏ chữ Lễ – tức là xóa bỏ chức năng trồng người của văn hóa.
– Cần giữ lại Tiên học lễ – Hậu học văn.
– Lễ và Văn – hài hòa trong văn hóa giáo dục.
(Theo: Nguyễn Trang/VOV.VN)
2. Ý kiến GSTS Vũ Minh Giang
(hình 7) – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo Giáo sư – Giáo dục có hai yêu cầu cơ bản:
Hình 7: GSTS Vũ Minh Giang
Một là dạy cho người học thành người “bốn có”: 1. Có nhân cách, đạo đức, ứng xử – 2. Có tri thức – 3. Có kiến thức – 4. Có học vấn.
GSTS Vũ Minh Giang góp thêm dòng tư tưởng hồi niệm: Sau đổi mới – từ năm 1986 “Tiên học lễ – Hậu học văn” (hình 8) đã đưa ra khẩu hiệu dẫn vào trường học.
Hình 8: Khẩu hiệu “Tiên học lễ – Hậu học văn” – Ảnh: Phan Châu Trưởng
Giáo sư dẫn chứng giáo dục nguồn tư liệu từ bên ngoài – Đài Loan cho học trò đeo Logo trên ngực 6 chữ Hán được giáo sư phiên âm bằng quốc ngữ – mà Viện nghiên cứu Việt Nam học xin phép được “đính thêm” chữ Hán để độc giả nhận được mặt chữ: Lễ (禮); Tiêu (標 ); Lạc (樂); Ngự (禦 ); Tri (知);Thức ( 識 )
(Theo Thùy Linh/ giaoduc.net.vn)
3. Theo GSTS Nguyễn Minh Thuyết
(hình 9) – tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo giáo sư “Tiên học lễ – Hậu học văn” bao hàm phạm trù đạo đức con người. Trước hết là phải học đạo đức làm người – do con người lấy đức làm gốc. Vì thế, khẩu hiệu “Tiên học lễ – Hậu học văn” vẫn còn phù hợp.
Hình 9: : GSTS Nguyễn Minh Thuyết
4. Theo GSTS Phạm Tất Dong
(hình 10) – phó chủ tịch thường trực hội khuyến học Việt Nam – đề nghị ngành giáo dục Việt Nam nên xem xét lại vì khẩu hiệu “Tiên học lễ – Hậu học văn” không còn phù hợp với giáo dục hiện đại. Theo ông, hiện nay phát triển giáo dục mới cần có nhiều triết lý mới.
Hình 10: GSTS Phạm Tất Dong
5. PGSTS Trần Xuân Nhĩ
(hình 11) – nguyên thứ trưởng bộ giáo dục và đào tạo – không đồng tình với GS Trần Ngọc Thêm. Theo giáo sư Đức là gốc cơ bản. Do đó, Lễ được hiểu là đức hạnh. Theo giáo sư – một bộ phận học thuật cho rằng: “Lễ là bề trên nói, bề dưới răm rắp nghe theo” – như vậy là chưa đúng… Với bất kỳ thời đại nào “Tiên học lễ – Hậu học văn” đều hoàn toàn đúng.
Hình 11: PGSTS Trần Xuân Nhĩ
4. Theo Tiến sĩ Phạm Văn Khanh
– NGƯT – phó chủ tịch hội khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam – chủ tịch hội khoa học tâm lý giáo dục Tiền Giang; “ Quan niệm giáo dục nước ta đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng của nó trong thời kỳ phong kiến với nền giáo dục Nho học ở nước ta.
Theo Tiến sĩ “Tiên học lễ – Hậu học văn” tiếp tục được duy trì trong nền giáo dục tân học, nền giáo dục theo mô hình phương Tây và lấy chữ quốc ngữ làm chữ viết chính thức. ảnh hưởng của quan niệm này đã suy yếu dần trong những thập niên gần cuối thế kỷ 20.
x
x x
A. Những ý kiến của giới trẻ:
1. Lê Trang Anh
(hình 12) – Sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

“Trước hết, tôi nghĩ ai cũng có quyền được bày tỏ quan điểm cá nhân, và GS.Trần Ngọc Thêm cũng vậy. Là một người làm nghiên cứu chuyên sâu, Giáo sư đã có những lập luận không hẳn không có cơ sở để đưa ra kiến nghị đó. Tuy nhiên, từ quan điểm cá nhân áp dụng vào thực tế là một câu chuyện dài, đòi hỏi sự xem xét kỹ lưỡng và lấy ý kiến của nhiều cơ quan, tổ chức.
Do đó, tôi nghĩ mọi người không nên quá khích hay có những lời lẽ công kích đối với Giáo sư và với đề xuất. Còn quan điểm của tôi, mặc dù tôi tôn trọng ý kiến của GS. Trần Ngọc Thêm, nhưng tôi không đồng tình với việc bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” trong môi trường học đường lúc này”…
2. Chu Quang Bằng
(hình 13), đang theo học Thạc sĩ ngành Quan hệ Quốc tế tại Trường Đại học Tổng hợp Liên bang Ural (Liên bang Nga) cho rằng, thay vì xóa bỏ khẩu hiệu, thì nên đề xuất thêm những khẩu hiệu mới nhằm tạo sự phát triển toàn diện của học sinh, sinh viên.

“Tôi cũng theo dõi những tranh luận xoay quanh thông tin về kiến nghị bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” của GS. Trần Ngọc Thêm. Trước khi là một du học sinh, tôi là một sinh viên trường Sư phạm trong nước, tôi thấy quan điểm của Giáo sư đưa ra chưa được hợp lý.
“Tiên học lễ, hậu học văn” từ lâu đã trở thành văn hoá không thể thiếu của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là trong việc giáo dục con người. Khẩu hiệu như kim chỉ nam giúp định hướng sự phát triển toàn diện về nhân cách, đạo đức và lối sống. Học lễ nghĩa và văn hóa luôn đi liền với nhau, và là yếu tố không thể thiếu trong hành trình làm người…”.
3. Vũ Châu Giang

(hình 14), Sinh viên theo học bộ môn Văn hóa và Ngôn ngữ Ả Rập của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ủng hộ mục tiêu cần phát triển tư duy phản biện và sức sáng tạo của học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” để thực hiện điều này thì với Giang là chưa hợp lý:
“Đầu tiên, tôi thấy kiến nghị của Giáo sư cũng là một ý tưởng mới, táo bạo và có nhiều khía cạnh đúng đắn. Song, tôi nghĩ rằng chữ “lễ” trong “Tiên học lễ” không chỉ mang nghĩa của sự thụ động: “dễ bảo, vâng lời”, mà “lễ” theo tôi hiểu bao hàm cả nền tảng đạo đức và văn hóa….”.
4. Vũ Hữu Hồng Quân
(hình 15) – Sinh viên ngành Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội

Bởi “Tiên học lễ, hậu học văn” là một truyền thống từ xưa đến nay của dân tộc ta. Trước khi học kiến thức thì bản thân mỗi chúng ta cần phải học cách làm người, biết cách cư xử sao cho đúng mực. Nói bỏ “lễ” để để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo là không hợp lý. Vì từ xưa đến nay, tuy chúng ta đề cao vai trò của người “thầy” (Không thầy đố mày làm nên) nhưng cũng ko tuyệt đối hóa vai trò của việc “học thầy” mà có câu nói “Học thầy không tày học bạn”…
(Theo Trang Anh /PLVN)
x
x x
B. Theo ý kiến đóng góp của độc giả:
1. Độc giả Nhanphan100792 nêu quan điểm: “‘Tiên học lễ hậu học văn’ là một câu nói nhằm nhắc nhở con người rằng, đạo đức là ưu tiên hàng đầu. Phản biện là điều cần thiết. Một con người có lễ nghĩa sẽ luôn kính trên, nhường dưới, luôn mong cho thế hệ sau giỏi hơn thế hệ trước, nhưng không bao giờ được quên công ơn của người đi trước, như câu ‘Ăn quả nhớ kẻ trồng cây’…
2. Độc giả Quang Pham nhấn mạnh: “Tôi không hiểu sao lại đề xuất bỏ khẩu hiệu này? ‘Tiên học lễ, hậu học văn’ ở đây không thể hiểu gói gọn trong lễ nghĩa hay văn chương. Bản chất của nó là học làm người trước khi học làm nghề, học nhân cách trước khi học kiếm sống, học đạo trước khi học tri thức…”
3. Thạc sĩ Phan Thế Hoài – giáo viên Ngữ văn tại TP HCM – cho rằng nên hiểu chữ “Lễ” theo quan điểm hiện đại. Theo ông, Nho giáo và chữ Lễ không “trói buộc con người” như GS Trần Ngọc Thêm nêu quan điểm. Chữ “Lễ” cũng không phải là nguyên nhân sinh ra bệnh thành tích, trói buộc tư duy người học, người dạy như một số người khẳng định…”
4. Độc giả Hoai anh cho rằng: Giữ “Lễ’ không có nghĩa là yếu đuối, thụ động. Người biết giữ ‘Lễ’ là người có bản lĩnh, tự trọng và biết giá trị của mình. Tôi thấy các bạn sinh viên hoặc ứng viên trên sân khấu, truyền hình… thường nhầm lẫn khi thể hiện sự tự tin. Ở đây, tự tin không phải là xưng ‘tôi’ với người lớn, không phải là nói lớn tiếng, hô hào. Tự tin đến từ người biết giữ ‘Lễ’, chững chạc, ăn nói rõ ràng, thuyết phục. Người biết giữ “Lễ” trong mọi tình huống là người có sức mạnh nội tâm và kiên cường”.
“Tiên học lễ hậu học văn là đúng trong mọi trường hợp. Học lễ ở đây là lễ nghĩa con người nói chuyện và đối đãi với nhau trước khi nói hoặc viết những lời hoa mỹ, văn chương…”
Học lễ chính là học cách nói chuyện, cách đối nhân xử thế”. Độc giả Nhân Trần bổ sung.
Tuy nhiên, độc giả Tuấn Nguyễn ủng hộ ý kiến Giáo sư Trần Ngọc Thêm – bỏ “Tiên học lễ, hậu học văn” vì chỉ mang tính khẩu hiệu, không thực tế: “Phong cách giáo dục rất quan trọng, giáo dục bằng lời nói, bằng hành động cụ thể. Hiện nay, hình ảnh của người thầy, người cô đa phần đều khiến học sinh sợ hơn cha mẹ. Vậy nên, chúng ta cần bỏ bớt khẩu hiệu. Tôi thấy khắp nơi đều có khẩu hiệu, vừa tốn tiền của trong khi nhiều người còn không thèm đọc, không để ý tới…”.
Muốn khuyến khích học sinh phản biện, không cần bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ hậu học văn” ra khỏi trường học mà người thầy phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Đó là nhận định của độc giả PhongNg: “Tôi nghĩ không nên bỏ khẩu hiệu này Nhưng nền giáo dục nói chung và các thầy cô nói riêng nên có một cái nhìn đúng đắn, chính xác hơn về lễ nghĩa, đạo đức của học sinh…”
(Theo Việt Thành /vnxpress.net)
x
x x
C. Những ý kiến độc giả:
1. Độc giả Phạm Tuệ Nhi: Đừng phủ nhận hoàn toàn những giá trị cốt lõi tốt đẹp! “Tiên học lễ, hậu học văn”, theo cách hiểu của tôi, chính là quan điểm giáo dục truyền thống, xem trọng việc bồi dưỡng đạo đức, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho người học.
Dù chịu ảnh hưởng từ Nho giáo nhưng “Tiên học lễ, hậu học văn” không hề cũ mà ngược lại vô cùng cần thiết trong xã hội hiện tại…
Cái “lễ” tuỳ thuộc vào hoàn cảnh xã hội và đặc trưng văn hóa của từng quốc gia mà có những quy tắc riêng nhưng nhìn chung đều là gốc rễ và cội nguồn của giáo dục toàn cầu. Khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” không hề gây cản trở đến sự phát triển của tư duy phản biện, khai mở sự sáng tạo mà ngược lại còn góp phần hỗ trợ và nâng đỡ về tinh thần, giúp học sinh vững vàng hơn trong quá trình tiếp thu tri thức…
2. Độc giả Phạm Văn Chung: Khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” không chỉ là quan điểm lễ nghĩa Nho giáo mà đã được bổ sung các giá trị tiến bộ của thời đại, phù hợp với từng bậc học, cấp học… Lễ nghĩa ở đây cần phải hiểu đó chính là đạo đức. Đối với con người, đạo đức là gốc, là nền tảng.
Vì vậy, không nên bỏ sử dụng khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” mà nên phát triển, bổ sung, sáng tạo tùy thuộc vào ngành học, cấp học cho phù hợp…
3. Độc giả Mai Nhung: Hãy nâng niu và lan tỏa câu khẩu hiệu “ Tiên học lễ, hậu học văn”!…
4. Độc giả Lê Đức Đồng: Chữ “Lễ” có tầm rất quan trọng.
Gần 40 năm dạy học, làm công tác quản lý, tôi vô cùng ngạc nhiên về quan điểm “Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” để khai mở tư duy phản biện, sáng tạo”.
Theo tôi, đừng đổ lỗi cho câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” tạo ra những con người thụ động, ít tư duy phản biện, bởi thực tế do nhiều nguyên nhân khác như chương trình học, phương pháp dạy học, bệnh thành tích…
Thực tế, biết bao câu chuyện về chữ “Lễ”, về tinh thần “tôn sư trọng đạo” gây cho người đọc nhiều cảm xúc, suy nghĩ…
Chuyện kể rằng ông Francois Sadi Carnot, nguyên Tổng thống nước Pháp, nhân một lần về thăm quê nhà, khi đi ngang qua trường làng, trông thấy người thầy dạy mình lúc bé vẫn còn đứng lớp, đã đến trước mặt thầy giáo cũ, lễ phép: “Chào thầy, con là Carnot, thầy còn nhớ con không?”. Rồi ông nói với những học trò nhỏ: “Tôi trước là mang ơn cha mẹ, sau ơn thầy đây. Nhờ thầy chịu khó dạy bảo, tôi mới làm nên sự nghiệp ngày nay“.
Chữ “lễ” có tầm rất quan trọng, tạo nên nhân cách con người. Xin đừng nhân danh phản biện, nhân danh này khác mà đòi bỏ câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”.
(Theo Huỳnh Hiếu /NLD)
x
x x
C. Ý kiến của phụ huynh
Chị Trần Thị Hồng (phụ huynh ở Can Lộc – Hà Tĩnh) “đồng ý phải đề cao tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo, nhưng không tán thành việc xóa bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Theo chị, hai yếu tố này không mâu thuẫn, không nhất thiết chọn cái này thì phải bỏ cái kia, chúng phải bổ khuyết cho nhau, tạo nên nền tảng để con người tiến tới sự hoàn thiện. “Lẽ nào học trò không chào thầy cô, không học lễ nghĩa mới là đổi mới, sáng tạo hay sao?”
(Theo Hà Cường/vtc.vn)
Một số ý phát biểu thêm của cộng đồng xã hội còn được gi nhận trên diễn đàn thông tin điện tử qua mạng xã hội
1. Phạm Tuệ Nhi (quận 11, TP.HCM): Phần lễ, đạo đức càng cần thiết trong xã hội hiện đại.
2. Nghiên cứu sinh Phan Văn Hồng Thắng: Không rèn phần “lễ” thì khác gì tạo ra robot 3. Tiêu Nhi (Thừa Thiên Huế): Đầu tiên cần phải học lễ nghĩa ( Tuổi trẻ online).
Viện nghiên cứu Việt Nam học xin phép được sơ kết
nguồn thông tin số hóa như trên để phục vụ công chúng./.
x
x x
Ban Tu thư Thánh địa Việt Nam học đang tiếp tục cập nhật Phần 2.
Quý độc giả đóng góp ý kiến cho bài viết: “Tấm bảng vàng bia đá – trong cơn rung lắc; Tiên học lễ – Hậu học văn“, xin gửi về Ban Tu thư theo địa chỉ email: bantuthu1965@gmail.com để góp phần xây dựng Website Thánh địa Việt Nam học ngày càng phong phú.
x
x x
Trong lúc Quý độc giả chờ đợi bài viết “Tiên học lễ – Hậu học văn” – (phần tiếp theo),
Ban Tu thư xin trích giới thiệu trong Bốn bộ sách Tết, bài viết sau:
XIN TRI ÂN
Quý Ân nhân ẩn danh đã tài trợ cho tôi
được ấn hành Bộ sách Tết nhũ vàng này
———–
Xin cảm ân
Quý Ân nhân, Quý Cô Chú, Quý Bạn Bè Anh Em trong nước, ngoài nước – đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình từ sau ngày Ba mươi Tháng tư Năm bảy mươi lăm. Từ đó, tôi được học tập, nâng cao nhận thức theo tư duy duy vật biện chứng pháp để có được chỗ đứng trong xã hội. Ngày ấy, từ vai trò một “giáo viên cơ nhỡ”, tôi đã thành một thầy giáo chính thức của Đại học – được phép góp phần kiến tạo nên Hệ Đại học không chính quy – tiền thân của Hệ Đại học Dân lập, Tư thục, Quốc tế ngày nay (từ những năm 1984–1985). Sau này, tôi được làm Hiệu trưởng một trường Đại học kể từ ngày xin sáng lập vào năm 1992 đến ngày được phép hoạt động chính thức – năm 1997 – Và được làm Hiệu trưởng suốt 18 năm (từ 1997 – 2015).
Quý Ân nhân đã giúp tôi trở lại với vai trò hoạt động văn hóa giáo dục – mà cho tôi được làm Viện trưởng Viện nghiên cứu Việt Nam học.
Quý Bạn bè Anh em đã giúp đỡ tư liệu và chỉnh sửa văn pháp, ngữ pháp của tôi cho phù hợp với văn phong, phong cách Việt Nam học truyền thống và hiện đại. Xin góp ý sửa chữa để Bộ Sách ngày càng hoàn thiện hơn. Xin tri ân!
Xin đội ân Quý Lãnh đạo, Quý Phụ huynh, Quý Thầy Cô, Quý Anh Chị Em làm việc, phục vụ, cùng nhiều thế hệ sinh viên tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng trong suốt thời gian tôi chịu trách nhiệm.
Cuối cùng, xin khoanh tay cúi đầu chào nhiều thế hệ sinh viên Đại học Quốc tế Hồng Bàng – để xin tha lỗi cho tôi chưa làm tròn trách nhiệm một Hiệu trưởng trên con đường dẫn dắt các em, các cháu đến một nước Việt Nam tương lai đầy triển vọng trên bước đường vào thời kỳ Duy vật để chào đón thời kỳ Hậu Duy vật.
Xin tha lỗi cho tôi vì tôi không đủ sức đi hết đi hết con đường giáo dục cho đến cuối đời. Tôi may mắn được đi tiếp trên con đường Việt Nam học với ơn trợ giúp của Thánh thần và Quý Ân nhân.
Kính
Viện trưởng
Nguyễn Mạnh Hùng
(Phó Giáo sư Tiến sĩ Sử học)
Thánh Địa Việt Nam Học
(https://thanhdiavietnamhoc.com)
Kính mời Quý độc giả xem tiếp:
PHẦN 2:
Bảng vàng bia đá “Tiên học lễ – Hậu học văn” như đang đứng trước vành móng ngựa (Qua cuộc trò chuyện cuối năm)
PHẦN 3: