TẾT TRUNG NGUYÊN (Rằm tháng bảy) – Phần 2: MÙA CHÈ LAM BỎNG BỘP (1)
Ở Hà Nội, vào những ngày giáp rằm tháng bảy, ra khỏi nhà thì có thể thấy ngay cảnh bán mua các thức đồ cúng lễ thật sôi động, tấp nập. Từ hoa quả, hương hoa, vàng mã đến bỏng, kẹo, chè lam. Và nhiều nhất là các gánh hàng bỏng bột (h. b364 ) và chè lam để bán cho người ta bày lên mâm chúng sinh trong ngày lễ Vu Lan. Bạn đã bao giờ cầm trên tay những nắm bỏng bột trắng xốp, nhẹ bồng và thơm nồng hương lúa, hoặc thanh chè lam dẻo ngọt bùi mật mía, để cảm nhận cho riêng mình một dư vị thật riêng của thứ quà quê miền Bắc? . . . . . . . . . . . .
Tên cổ của Cổ Hoàng là Cổ Đường – không biết có phải là vì làng có cái nghề làm kẹo mà có cái tên này hay không? Cũng là một làng làm nông, không hề có nghề trồng mía, nấu mật nhưng không hiểu sao Cổ Hoàng lại có nghề làm kẹo lâu đời. Kẹo dồi, kẹo bột, kẹo vừng, chè lam, bỏng bộp .. . . . . . . . . . . . .
Ngay từ đầu tháng, cót thóc nếp đã được giở ra để rải đất, chuẩn bị rang bỏng. Rải bao nhiêu lâu là đủ ấm? Người ta chỉ cần cắn hạt thóc là biết. Cát vàng rửa sạch trộn thóc
rang. Cát nóng, lửa đều, hạt thóc nếp im lìm bỗng nổ tóe thành những bông hoa cốm trắng nhỏ, thơm ấm, ngọt dịu. Ấy là công đoạn đầu tiên của bỏng bộp. Lửa rơm, bếp chất –
hết mẻ này đến mẻ khác – nhà nào cũng phải có vài người thay nhau ngồi rang thóc trong vài ba ngày. Rang xong là đến đoạn sảo bỏng. Loại sảo dùng cho công việc này cũng rất đặc biệt, không dày quá, cũng không thưa quá, các sợi nan nhẵn thín. Bàn tay các lão, các bà đảo xéo nhau trông cứ như múa. Hạt bỏng sạch trấu được trộn nước đường, nắm thành từng nắm nhỏ. Thế là hoàn thành.
Chè lam cũng làm từ hạt bỏng, xay bột ra, đảo mật nóng nhào kỹ rồi thái thành từng thanh mỏng, trộn bột rồi đóng thành gói. . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . .
Ai về Cổ Hoàng đúng những ngày mùa rộ. Mùa mật mía, mùi thóc nếp rang vừa lửa thơm nồng. Cả làng như trong ngày hội. Nhìn những con người của nhiều thế hệ trong các gia đình chụm đầu bên nhau nắm bỏng, thái chè lam, có một cái gì đó làm chúng tôi cũng
vui lây. Cây đa bến nước sân đình – và những ngày hội làm hàng cúng rằm… Rất nhiều người trong làng nói với rằng: họ vất vả làm hàng rằm tháng bảy vì thói quen, vì niềm
vui hội hè – cả năm có một ngày rủ nhau đi chợ xa … Cho dù những người làm chè lam, bỏng bộp ở Cổ Hoàng có thể không nghĩ tới ý nghĩa sâu xa của việc mình làm, nhưng thực tế họ đã và đang tạo nên nét riêng của một làng quê đồng bằng Bắc Bộ và góp thêm dư vị ấm áp mang màu sắc văn hoá cho lễ cúng rằm tháng bảy của người dân Hà Thành.
_______
(1) Theo LƯƠNG THỊ BÍCH NGỌC – “Rằm tháng bảy, mùa chè lam bỏng bột” – Báo Phụ nữ chủ nhật – Số 33 – 24/08/97-Tr 6.
VĂN KHẤN – NGÀY 15 THÁNG 7 ( *)
GỌI LỄ VU LAN (Xá tội vong nhân)
XIN KÍNH CÁO
Nội gia: Chư tiên linh , Cao, Tằng, Tổ, Khảo,Tỷ liệt vị
Ngoại gia: Chư tiên linh, Cao, Tằng, Tổ, Khảo, Tỷ liệt vị
TRƯỚC LINH VỊ
XIN KÍNH CÁO
Nay rằm tháng 7 Xá tội vong nhân, Vu Lan sửa lễ, con cháu âm thầm nhớ thương, Nội, Ngoại, Tổ Tiên, chay nhạt lòng thành, kính dâng một lễ, vàng mã cơm canh, áo quần giày mũ, các đồ nghi lễ, trầu rượu hương hoa, tỏ lòng hiếu thảo, kính lạy các vong, cùng về hâm hưởng, nhận lấy lễ vật, giáng phúc phù trì, độ cho con cháu, tai qua nạn khỏi, nhà cửa bình an, lục súc chăn nuôi, đều được thịnh vượng.
Kính thỉnh Nội, Ngoại, Chú, Bác, Cô, Dì, anh em, chị em. Kính cập bản đường Thổ
Công Táo Quân đồng lai phối hưởng.
(CẨN CÁO)
____________
(*) Theo HOÀNG THẾ MỸ – ĐỖ HOẰNG DUYÊN – Quyển Văn Khấn ngày Tết, ngày giỗ.
VĂN KHẤN- CÚNG CHÚNG SINH
Ngày 15 Tháng 7 – Xá tội vong nhân – Phổ độ cô hồn chúng sinh
XIN KÍNH THỈNH
Nam mô Đại Thánh Khải Giáo A Nam Đà Tôn Giả, tiếp dẫn, Đông, Tây, Nam, Bắc, thập loại chúng sinh cô hồn, lai đáo đàn tràng, nghe kinh và thụ hưởng lộc Phật.
Hỡi ơi! Sống đã chịu mọi bề thảm thiết, ruột héo khô, gan rét căm căm, dãi dầu trong mấy mươi năm, vẫn vơ dưới đất, ăn nằm trên sương, nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn, lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra, lôi thôi ôm trẻ dắt già, có khôn thiên lại đây mà nghe kinh, nhờ Phật pháp, siêu sinh tịnh độ, phóng hào quang cứu khổ độ, khắp hoà bốn bể Quận, chu, não phiền trút sạch, oan thù rửa không, ơn chư Phật thần thông quảng đại, chuyển phép mầu tam giới thập phương, nay sắm sửa lập đàn chẩn tế, vật sơ sài bát cháo nén nhang, gọi là manh áo thoi vàng, giúp cho làm của ăn đàng sinh thiên, ai đến đây dưới trên
ngồi lại, của làm duyên chớ ngại ít nhiều, ăn uống phải chia đều tất cả, chớ cậy lớn ăn tranh bé nhỏ, lại phạm vào hai chữ tham sân, đã quy Phật đổi dữ làm lành, phải nhất trí thiện tâm thiện dạ, nên theo về đất Phật nghỉ ngơi nhàn hạ.
Phù hộ cho Gia chủ bình yên, trước giúp cho giải thoát ưu phiền, sau lại tụng chân kinh hồi hướng.
THÍ THỰC A-DI-ĐÀ-PHẬT
Hoá vàng áo Lễ tạ
___________
(*) Theo HOÀNG THẾ MỸ – ĐỖ HOẰNG DUYÊN – Quyển Văn Khấn ngày Tết.
NGUYỄN MẠNH HÙNG 1
___________
1. PGS, Tiến sĩ sử học.