THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC – Vùng đất thánh

        Tên gọi Thánh địa Việt Nam học – xuất phát từ cảm xúc của nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam học – không chỉ sinh sống tại Việt Nam mà còn cư trú tại nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới!

       Chúng tôi Ban Tu thư xin được phép thành lập trang web với tên gọi Thánh địa Việt Nam học thanhdiavietnamhoc.com nhằm góp công sức của nhiều thành viên theo chủ trương và sự hướng dẫn của Phó Giáo sư tiến sĩ sử học Nguyễn Mạnh Hùng.

2.1 Thánh địa – Vùng đất thánh

       Thánh địa vùng đất thánh – vùng đất được nhận diện qua các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, phi hình thể theo cách nói hiện đại hay là văn hóa vật chất, tinh thần, tâm linh theo cách nói truyền thống mà dân tộc Việt Nam đã kiến tạo và bồi đắp được trên bước đường vận động lịch sử theo loại hình tư tưởng của một số bộ phận tri thức trong cộng đồng xã hội Việt Nam. Trong đó, có nguồn tư tưởng lập hiến đang xoay quanh trục đấu tranh truyền thống và phi truyền thống để vận động lịch sử.

2.2 Thánh địa Việt Nam học – Bức tranh lịch sử

       Kể từ khi Pháp nổ súng vào cửa biển Đà Nẵng năm 1858 – tiếp đến là chiếm đóng vùng đất Nam Kỳ làm thuộc địa để mở đường tìm “chuỗi thức ăn” tại miền Viễn Đông Châu Á – một vùng đất xa xôi nằm bên kia trái đất – người chủ nhân của nước Pháp?! mà Hoàng đế Napoleon đã chỉ tay về hướng đó như vạch đường cho các tập đoàn “Rờ ken” (requin) – gọi là “Cá Mập một bộ phận tài phiệt Pháp.

       Thánh địa Việt Nam nếu như được nhận diện trong bối cảnh lịch sử như thế! đã nhanh chóng biến thành một ngành học thuật mang tên Việt Nam với một mạng lưới lan tỏa rộng ra nhiều quốc gia và nhiều vùng lãnh thổ trên địa cầu. Đó là – trước đây – một mạng lưới Việt Nam học lấy Châu Âu – đặc biệt là tại Pháp, tại Nhật, Trung Hoa và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ! nơi từng đóng góp một phần lịch sử viết chung với Việt Nam. Trong số đó Tổ chức Euro-Việt là một trường hợp điển hình!.

       Trải qua nhiều cuộc hội thảo trong nước – từng lúc từng nơi – nêu cao cụm từ Việt Nam học – như một ngành học thuật trùm phủ lên các giá trị văn hóa vật thể, siêu vật thể của dân tộc Việt Nam – đã được công nhận!.

       Từ đó, một cuộc hội thảo quốc tế về Việt Nam học đã được tổ chức vào năm 1998 tại ngay đất nước Việt Nam đã làm cho Euro-Việt như để được nhận diện là một ngành học thuật nền tảng đã xoay chiều theo hướng về nơi đất mẹ! nơi đã sinh ra con người với một hệ giá trị văn hóa – nếu không thể bừng sáng thì ít ra cũng không thể nhạt nhòa khi đứng chung với những ngành thuộc khu vực học của các ngành học đồng chủng loại – Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Đông Nam Á học!!!. Đó là chưa kể một nhóm ngành học mà Việt Nam có phần công sức đóng góp chung cho nhiều nền văn hóa lớn trong nhân loại: Trung Quốc học, Ấn Độ học, Hoa Kỳ học… hay bao quát cả khu vực học – Đông Phương họcChâu Á Thái Bình Dương học

2.3 Thánh địa Việt Nam học – Phát triển, hội nhập, truyền thống và hiện đại

       Trở lại với năm 1998 ngành Việt Nam học khi được nhận diện “học hiệu” – theo thống kê con số 27 quốc gia – trùm phủ lên “Năm châu bốn bể” với 300 nhà khoa học quốc tế đã tôn vinh thực lòng mà không thể chối cãi được vai trò của Việt Nam học đã bừng sáng như réo gọi Việt Nam trên diễn đàn!.

       Trong những ngày đại vận hội đó một chủ đề tập trung “Nghiên cứu Việt Nam và phát triển hợp tác quốc tế” đã phân ra 15 tiểu ban hàm súc 395 bản tham luận. Chủ đề tiếp sau năm 2004 – nêu lên tiêu đề “Phát triển, hội nhập, truyền thống và hiện đại”. Đến năm 2008 lần thứ 3 của ngày Việt Nam học đã thu gọn hai chủ điểm “Hội nhập và phát triển”. Tiếp sau đó, năm 2012 thuộc lần thứ 4 hai chủ điểm trước vẫn tồn tại – tuy nhiên đã phát triển thêm phần nhận thức mới về sự bền vững.

       Đến lần thứ 5 Đại học Quốc Gia Hà Nội đã phất cao ngọn cờ Việt Nam học – với tư cách nhà tài trợ tinh thần với vai trò làm đầu mối – kết hợp với một số cơ quan học thuật đầy danh giá. Đó là Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tất cả như “nước chảy chỗ trũng”!.

       Chủ điểm của đề tài nhằm vào công cuộc “Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu”. Lần này – tháng 12/2016 Việt Nam học đã được nhận diện qua nhiều hình loại: văn hóa, chính trị, xã hội,… qua nhiều tiểu ban được thành lập đa chủng loại, đa chủ điểm: Ngoại giao, Hợp tác và Hội nhập quốc tế (tiểu ban 1) – Nguồn lực văn hóa (tiểu ban 2) Giáo dục và Phát triển nguồn lực (tiểu ban 3) – Chuyển giao tri thức và Công nghệ (tiểu ban 4) Kinh tế và sinh kế (tiểu ban 5) Biến đổi khí hậu (tiểu ban 6).

Thánh địa Việt Nam học - Hội thảo Khoa học Việt Nam học 2016

Hình 6: Hội thảo Khoa học Việt Nam học 2016 (nguồn: vnu.edu.vn)

       Qua đó, kích cỡ ngành Việt Nam học – đã lớn hẳn lên bao trùm lên những vấn đề mà dân tộc Việt Nam đang trổi dậy dưới sự dòm ngó không chỉ những dân tộc trong khu vực mà đặc biệt là dân tộc nước lớn – từng tên “đồ tể mà nay đã “quá cố”! như từng kết nối với Việt Nam một mối tình lịch sử lấy tình yêu “sắt thép và thuốc nổ” làm của đính hôn?!.

2.4 Thánh địa Việt Nam học – Hệ giá trị sinh thái nhân loại học

       Dân tộc Việt Nam đã có thể thử hỏi! kẻ thù là ai? Đó là người khách lạ đã quen dần trong nỗi trăn trở! để trở thành thân thuộc trong loại hình tư tưởng đậm chất nhân ái nói trên đã tôn vinh Việt Nam – như vùng Thánh địa thiêng liêng – dành cho nơi đây còn là cả một hệ giá trị sinh thái học, nhân loại học!.

2.5 Thánh địa Việt Nam học – Công nghệ và biến đổi khí hậu

       Trong kỳ đại hội Việt Nam học lần thứ 5, Việt Nam như đã có “cơm ăn áo mặc” nên mặc sức tung hoành vào một số lĩnh vực tưởng chừng chỉ dành cho một nhận thức truyền thống bao trùm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn – mà chính là mở toang cánh cửa “vào đềchuyển giao tri thức hay xông pha vào một mặt trận mới “Công nghệ và biến đổi khí hậu”.

       Sự biến đổi khí hậu – không chỉ làm cho dân tộc Việt Nam bị “sói mòn” cuộc sống mà chính là cả nhân loại đang trên bờ vực diệt vong. Việt Nam – như một nhịp đập trong một nhịp van tim của nhân loại!.

2.6 Việt Nam học – công dụng thực tiễn

       Một câu hỏi được đặt ra – tưởng chửng như mang một tư duy thực dụng để dành cho ngành Việt Nam học – nghĩa là ngành này “vận dụng vào đâu” – làm được công việc gì trong thực tế! – Hay còn ngơ ngác?!

       Khi một phần mềm Việt Nam về trò chơi Con chim bay (Flappy bird). Con chim Việt Nam đã đậu trên cái ống phế liệu – trông như cái ống nước – mà người khác đã sáng tạo ra nó – như một sở hữu trí tuệ.

Thánh đia Việt Nam học - Flappy Bird
Hình 2: Trò chơi Flappy Bird – Nguyễn Hà Đông 2014 (nguồn: kenh14.vn)

       Ngay lập tức, con chim “đã chết” không bao lâu sau đó. Mặc dù – nó đã sống trong sự tôn vinh của thế giới như một con Phượng Hoàng – Tại sao! Nhà Việt Nam học tự hỏi?– tại sao không thay “cái ống nước“ thô lỗ đó bằng “cành tre, cành trúc” dịu dàng đong đưa ở nông thôn Việt Nam?!

2.7 Thánh địa Việt Nam học – Chất nhuỵ hoa sen

       Tại sao Việt Nam học? Câu hỏi đã dành cho nhà Việt Nam học một câu trả lời khác. Khi tổng thống Barack Obama – của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ trong chuyến thăm Việt Nam 24/5/2016 – đã đến viếng chùa Ngọc Hoàng – nhiều nhà văn hóa học Việt Nam đổ dồn câu hỏi! Tại sao?! Chùa Ngọc Hoàng có gì? Đến nỗi phải thế. Chàng trai Obama – có nước da ngâm đen đến đó để cầu tự con trai hay con gái cho những ngày về hưu ”tại quê làng” để “làm quà”?!

Thánh địa Việt Nam học - Obama thăm chùa Ngọc Hoàng

Hình 3: Obama thăm chùa Ngọc Hoàng – Thánh địa Việt Nam học (nguồn: giacngo.vn)

       Ngành Việt Nam học của trường Đại học California Berkeley Hoa Kỳ (xem hình) đã dùng bộ hồ sơ Việt Nam học mà giáo sư Peter Zinoman (xem hình) – một nhà Việt Nam học Hoa Kỳ đã xếp đặt cho ông một vài đoạn văn.
Thánh đia Việt Nam học - Đại học Berkeley

Thánh địa Việt Nam học - Peter Zinoman

Hình 4: Trường đại học Berkeley California (nguồn: scholarship.net) & Hình 5: Peter Zinoman (nguồn: nhipcaudautu.net)

       Đó là một đoạn văn của hai nhạc sĩ Văn Cao và Trịnh Công Sơn, cũng như sắp đặt chuyến thăm chùa Ngọc Hoàng!.

Thánh địa Việt Nam học - Trịnh Công Sơn - Văn Cao
Hình 6: Trịnh Công Sơn – Van Cao (nguồn: petrotimes.vn)

       Tất cả như đã thấm đậm “chất nhụy” của đóa hoa sen trong đầm lầy Việt Nam.

       “Chất nhụy” được xem như một loại phẩm chất “mếch đờ in Việt Nam” (made in Viet Nam) – để kết hình một mạng lưới tổ chức – trông như mạng nhện Việt Nam học lấy lãnh thổ Việt Nam để kết nối với các trung tâm tỏa rộng trên nhiều quốc gia và nhiều vùng lãnh thổ…

       Trang web Thánh địa Việt Nam học thanhdiavietnamhoc.com ra đời và tên gọi tiếng Anh là holylandvietnamstudies.com – như mời gọi những nhà Việt Nam học – trong và ngoài nước – có chỉ dấu địa lí để hom-xì-tây (home stay)!!!.

       Xin Quý nhà Việt Nam học hãy đóng góp bài viết của mình! Nhé!.

 

Nguyễn Mạnh Hùng

Bút danh: Con bọ hung

email: nguyenmanhhung.conbohung@gmail.com