Tìm hiểu các loại hình kịch nghệ sân khấu Nhật Bản
Tác giả bài viết: HUỲNH KIM KHÁNH, LÊ THỊ HẰNG,
BÙI THỊ THU TRANG, PHẠM HOÀNG TÚ UYÊN
(Khoa Nhật Bản học, Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (HUTECH))
TÓM TẮT
Kịch Noh, Kabuki và kịch múa rối Bunraku là ba loại hình sân khấu truyền thống của Nhật Bản, đầy sức lôi cuốn, đã được nhiều nơi trên thế giới biết đến Xưa nhất là kịch Noh, được hình thành từ các lễ nghi và vũ đạo tôn giáo. Tiếp đến, kịch múa rối Bunraku, kịch bản của loại hình này có tính văn học cao chứ không giản lược như hầu hết sân khấu múa rối trên thế giới. Kabuki phát triển sau Noh và Bunraku và thường lấy đề tài của hai nền sân khấu ấy, nó sôi động, rực rỡ màu sắc, dễ chinh phục đám đông.
Từ khóa: Kịch nghệ sân khấu, Nhật Bản.
x
x x
1. Giới thiệu văn hóa kịch nghệ Nhật Bản
Trong các bộ môn nghệ thuật sân khấu thì kịch là một trong ba phương thức phản ánh hiện thực của văn học Đặc trưng của bộ môn nghệ thuật này là phải hành cuộc sống bằng các hành động kịch, thông qua các xung đột tính cách. Nghệ thuật sân khấu là toàn bộ thế giới tinh thần và vật chất của con người, được thể hiện bằng sáng tạo của nghệ s ở trên sân khấu trước khán giả xem trực tiếp và khán giả cũng sáng tạo trực tiếp cùng với nghệ s Ở Nhật Bản có 3 loại hình nghệ thuật sân khấu chính là: kịch Noh, kịch Bunraku và kịch Kabuki.
Theo dòng chảy của lịch sử và quá trình phát triển của nền nghệ thuật thì kịch Noh ra đời từ thế kỉ XIII và phát triển thành mô hình nghệ thuật dưới sự lãnh đạo của người biểu diễn, nhà soạn kịch thiên tài Kannami (1333-1384) và con trai của ông, Zeami (1363-1443). Kịch Noh bao gồm 2 yếu tố chủ chốt: múa và diễn kịch bằng điệu bộ. Kịch Noh đã phát triển rất thịnh vượng vào thời kỳ ông Zeami, dưới sự bảo trợ của tướng quân Ashikaga Yoshinitsu. Sau này, vào thời kỳ Edo (1603-1868), kịch Noh trở thành một bộ môn nghệ thuật biểu diễn chính thức.
Về lịch sử của nghệ thuật rối Nhật Bản, những sách đầu tiên có ghi lại là vào thế kỷ XI Người ta cho rằng thậm chí trước đó, những thợ săn lang thang đã kiếm tiền thêm bằng cách dùng các con rối nhỏ diễn kịch mua vui tại các thị trấn. Về sau nhiều người định cư tại Sanjo trên đảo Awaji, nơi sinh ra ngành kịch rối chuyên nghiệp. Bunraku phát triển qua từng thời đại và đỉnh cao là thời Edo, ông Chikamatsu Monzaemon, đã góp phần chuyển Bunraku từ một hình thức giải trí quần chúng thành nhà hát nghệ thuật.
Có thể nói kịch Kabuki và kịch rối Bunraku có những mối liên hệ qua lại. Các diễn viên Kabuki chịu ảnh hưởng bởi phong cách của những người kể chuyện trong Bunraku và thậm chí bắt chước những điệu bộ được cách điệu hóa của các con rối. Khi Kabuki mới ra đời, chỉ có phụ nữ mới tham gia diễn xuất, từ sau năm 1653 Kabuki nam mới ra đời và chỉ có đàn ông trưởng thành mới được diễn Cho đến thời Genroku, cấu trúc của kịch Kabuki mới định hình và có nhiều yếu tố cách điệu hóa. Nối tiếp là thời Minh Trị Duy Tân, trong thời kì này Kabuki có nhiều biến động nhưng bên cạnh đó cũng không kém phần thành công.
2. Các loại hình kịch nghệ
2.1. Kịch NOH
Về thuật ngữ Noh (能 Noh, Năng), hay Nogaku (能楽 Năng Nhạc) là một thể loại quan trọng trong nghệ thuật kịch truyền thống Nhật Bản. Cùng với việc có quan hệ với Kyogen, nó phát triển từ rất nhiều loại hình nghệ thuật đại chúng, dân gian và cung đình, bao gồm Dengaku, Shirabyoshi, và Gagaku. Mặc dù Noh có tiết tấu chậm và được cách điệu hóa đã vài thế kỷ, gốc rễ của nó là từ Nuo (傩 Na của nhà Đường, Sarugaku – bắt nguồn từ “Ngô nhạc” truyền thống suốt nhiều triều đại ở Trung Quốc), và kịch dân gian.
Nhắc tới các hình nghệ thuật truyền thống lâu đời của Nhật Bản thì không thể không nói đến Noh, là loại hình nghệ thuật được UNESSCO công nhận là văn hóa phi vật thể của thế giới, được đánh giá rất cao về tính nghệ thuật, tính thẩm mỹ. Kịch Noh có nguồn gốc từ thế kỉ XIII. Thời gian thịnh hành nhất của Noh là vào thời kỳ Zeami, dưới sự bảo trợ của tướng quân Ashikaga Yoshinitsu (足利 義満). Trong thời kỳ Edo, Noh tiếp tục là hình thức nghệ thuật quý tộc được Mạc phủ, các lãnh chúa phong kiến và các thường dân giàu có ủng hộ. . Sự sụp đổ của Mạc phủ Tokugawa vào năm 1868 và sự hình thành của một chính phủ hiện đại dẫn đến sự chấm dứt hỗ trợ tài chính của chính phủ cho kịch Noh, và các đoàn kịch Noh rơi vào khủng hoảng tài chính trầm trọng. Sau cách mạng Minh Trị, số lượng các nghệ sỹ kịch Noh và sân khấu kịch Noh đã giảm đi rất nhiều. Nhưng cuối cùng, nhờ sự ủng hộ của chính phủ lẫn các nhà ngoại giao nước ngoài, kịch Noh cũng dần vực dậy được sau cơn khủng hoảng.
Kịch Noh bao gồm 2 yếu tố chủ chốt của bộ môn nghệ thuật biểu diễn: múa và diễn kịch bằng điệu bộ. Kanami và Zeami đã hợp nhất hai yếu tố này. Vai trò của Kanami là khởi xướng sự hợp nhất và Zeami là người thể hiện nó thành lý thuyết và nghệ thuật biểu diễn.
Nhìn chung, quá trình phát triển của kịch Noh có thể được chia thành năm thời kì chính: thời tiền sử – thời của những huyền thoại cổ, thời Nara (710-794) và thời Heian (794-1192), thời Kamakura (1192-1333), thời Muromachi (1333-1573), thời Edo (1600-1868) Đến thời kỳ Muromachi, được sự bảo trợ của các vị tướng quân, kịch Noh được phát triển hưng thịnh và đây là thời kì huy hoàng nhất của Noh. Nguyên nhân thứ nhất là võ s – tầng lớp mới của xã hội đã trở nên định hình và xuất hiện nhu cầu giải trí văn nghệ cho riêng giai tầng của mình. Nguyên nhân thứ hai là, quan niệm nghệ thuật của kịch Noh tương đồng với các yếu tố thiền, loại hình tư tưởng chủ đạo của phái quân sự này Đến thời kỳ Edo, Noh tiếp tục được sự bảo trợ của tầng lớp võ s và đã định hình như ngày nay.
2.2. Kịch rối BUNRAKU
Tiếp nối kịch Noh là kịch rối Bunraku, kịch Bunraku (文楽, Văn Lạc) hay còn gọi là Nigyo Joruri (人形浄瑠璃, Hình Nhân Tịnh Lưu Ly) là một loại hình nghệ thuật kịch rối truyền thống đặc sắc của Nhật Bản, là sự kết hợp tinh tế giữa trình diễn rối và âm nhạc của cây đàn Shamisen (三味線, Tam Vị Tuyến) cùng lời hát Joruri (浄瑠璃 Tịnh Lưu Ly).
Bunraku là một hình thức nghệ thuật lâu đời, do tầng lớp thị dân phát triển trong thời kỳ Edo (1603-1867). Bunraku bắt đầu như một loại hình giải trí phổ biến dành cho dân thường ở Osaka năm 1684 và phát triển thành một môn nghệ thuật vào cuối thế kỷ XVII. Thời kì Edo cũng chính là thời kì mà Bunraku phát triển mạnh mẽ nhất.
Từ thời Heian đã xuất hiện những người hành nghề múa rối rong, đến thời Muromachi xuất hiện loại hình hát Joruri-một lối hát kể chuyện và nhiều người cho rằng những thợ săn lang thang đã kiếm tiền thêm bằng cách dùng các con rối nhỏ diễn kịch mua vui tại các thị trấn. .Về sau có nhiều người định cư tại Sanjo trên đảo Awaji, nơi sinh ra ngành kịch rối chuyên nghiệp của Nhật Bản.
Vào giữa thế kỷ XVII, nhà hát rối phát triển mạnh mẽ ở Osaka và Kyoto, nơi những người biểu diễn rối và người kể chuyện joruri có nhiều sáng tạo mới về nghệ thuật. Trong thời kỳ này, sự phối hợp giữa nghệ sĩ kể chuyện tài ba Takemoto Gidayu I (竹本 義太夫) ở Osaka và nhà viết kịch v đại nhất thời kỳ Edo, ông Chikamatsu Monzaemon (近松 門左衛門), đã góp phần chuyển Bunraku từ một hình thức giải trí quần chúng thành nhà hát nghệ thuật. Vào thế kỷ XVIII, nhiều kỹ thuật như chuyển động mí mắt và miệng được phát minh và hiện vẫn sử dụng trong Bunraku ngày nay.[1]
Bunraku – loại hình kịch rối truyền thống của Nhật Bản từng bị lu mờ khi nhiều người Nhật xa rời những khía cạnh truyền thống trong văn hóa Để kịch Bunraku có thể hồi sinh như hiện nay là nhờ xu hướng tôn trọng truyền thống trong thanh niên Nhật. Nhân kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt – Nhật, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam đã tổ chức các buổi diễn giới thiệu một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu cổ xưa nhất của Nhật Bản đến với công chúng Việt Nam để hiểu thêm những nét đặc sắc văn hóa xứ Phù Tang.
2.3. Kịch KABUKI
Kabuki (歌舞伎,Ca vũ kỹ) là một loại hình sân khấu truyền thống của Nhật Bản Kabuki được biết đến với sự cách điệu hóa trong kịch nghệ và sự phức tạp trong việc trang điểm cho người biểu diễn. Theo chữ kanji 歌 (ca) ngh a hát, 舞 (vũ) ngh a là múa, và 伎 (kỹ) ngh a là kỹ năng Do đó, Kabuki đôi khi được dịch là “nghệ thuật hát múa” Tuy nhiên, có những chữ thuộc loại ateji (ngh a của chữ phụ thuộc vào phát âm, không phụ thuộc vào các ký tự hợp thành) không thể hiện đúng ngh a của từ nguyên. Từ Kabuki được cho là bắt nguồn từ động từ Kabuku, ngh a là “tựa, chống” hay “bất bình thường” Vì vậy, Kabuki có thể hiểu theo ngh a là sân khấu “tiên phong” hay “kì dị” [4]
Người ta cho rằng sư tổ của kabuki là bà Izumo no okuni (出雲の阿国). Bà sáng tạo ra Kabuki dựa trên kịch Noh (một loại hình kịch cổ mang mặt nạ của Nhật Bản) và Huryu (hoạt động trong lễ hội phát sinh từ sự bất mãn trước những cuộc chiến tranh vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, có đặc trưng mạnh mẽ, hoa mỹ, nhằm quên đi sự đau khổ).
Khi Kabuki mới ra đời, chỉ có phụ nữ mới tham gia diễn xuất. Khi phụ nữ bị chính phủ cấm diễn thì từ năm 1653, chỉ có đàn ông trưởng thành mới được diễn Kabuki. Kabuki phát triển thành một hình thức phức tạp và cách điệu hóa gọi là Yarou kabuki (野郎歌舞伎 (Dã lang ca vũ kỹ, đại ý là, Kabuki nam).
Kabuki là một hình thức truyền thống của nhà hát Nhật Bản có nguồn gốc trong thời kỳ Edo, kéo dài từ năm 1603 – 1868. Trong suốt thời kì Genroku (1688 – 1704), Kabuki phát triển rất hưng thịnh từ vùng kinh kỳ Kamigata cho tới Edo, trung tâm chính trị mới. Thời kì này cấu trúc, nội dung của một vở kịch Kabuki đã được chính thức hóa, cũng như sự xuất hiện của nhiều yếu tố cách điệu hóa của văn học. Các loại hình nhân vật trong vở kịch thường được xác định rõ ràng Tuy nhiên, Kabuki đã từng có thời kì chịu nhiều khủng hoảng, rất nhiều nhà hát Kabuki bị phá hủy do bị ném bom và bị lực lượng quân đội chiếm đóng trong thế chiến thứ II. Sau chiến tranh, Kabuki lại bị ngăn cấm biểu diễn trong một thời gian ngắn.
Mãi cho đến năm 1947, lệnh cấm bị bãi bỏ và việc biểu diễn Kabuki lại được tiếp tục trở lại. Ngày nay, nghệ thuật này vẫn được duy trì, phát triển và được dàn dựng hiện đại để có thể tiếp cận với giới trẻ.[4]
3. Giá trị văn hóa
Trong các loại hình kịch nghệ truyền thống thì kịch Noh, kịch rối Bunraku và kịch Kabuki là ba loại hình văn hóa lâu đời và đặc sắc nhất. Việc nghiên cứu tìm hiểu về loại hình này là việc để tiếp cận sâu sắc và hiểu biết rõ hơn về lịch sử và văn hóa đất nước Mặt trời mọc. Từ những tìm hiểu của bài nghiên cứu, đề tài sẽ đưa đến cho người đọc những hiểu biết về giá trị văn hóa, từ đó tiếp thu và học hỏi những tinh hoa của nhân loại, nâng cao tri thức lên một tầm cao mới.
Tóm lại, qua những bộ môn kịch nghệ trên, mỗi nhân vật, hình ảnh mang đến mỗi vẻ đẹp khác nhau nhưng qua đó người thưởng thức đều được để lại trong mình một bài học về nhân sinh. Những gì người nghệ nhân muốn gửi gắm đến người thưởng thức đều được thể hiện qua từng cử chỉ, hành động trong vở kịch. Nghệ thuật gắn liền với lịch sử, vì thế việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống cũng chính là giữ gìn nguyên vẹn lịch sử, văn hóa của một quốc gia dân tộc.
4. Tổng kết
Khi đi sâu về văn hóa nghệ thuật (kịch nghệ sân khấu) của một quốc gia chính là đi vào lịch sử và hiểu sâu hơn về phần hồn truyền thống của quốc gia ấy Đến với các loại hình kịch nghệ sân khấu Nhật Bản ta được mở ra những trang mới đầy màu sắc về hình thù các nhân vật hay con rối; các loại mặt nạ đa sắc màu, đa biểu cảm Đi qua mỗi thời đại, các loại hình kịch nghệ cũng phát triển theo dòng thời gian và mang cả những ý ngh a tâm linh tiêu biểu.
Sinh viên khi học về Nhật Bản, không đơn thuần và biết về con chữ mà còn phải hiểu sâu về văn hóa của đất nước đó, biết ứng dụng những hiểu biết của bản thân vào quá trình học tập. Với thời buổi giao lưu và hội nhập hiện nay, có kiến thức văn hóa về nước bạn là điều cần vô cùng quan trọng và cần thiết Cũng như du khách nước ngoài khi đặt chân đến Việt Nam, không thể bỏ qua múa rối nước, chèo, tuồng hay cải lương thì khi đặt chân đến Nhật Bản, dù là người ưa náo nhiệt nhất cũng ít nhất một lần đến nhà hát để được đắm mình trong bầu không khí của nước Nhật cổ xưa qua một trong ba loại hình nghệ thuật trên. Nghiên cứu về Noh, Bunraku và Kabuki cũng chính là cách để đắm mình vào những nét đẹp cổ truyền và tinh túy của nó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vĩnh Sính, Nhật Bản Cận đại, Nxb. TP Hồ Chí Minh (1991).
[2] Trần Quang Thuận, Phật giáo Nhật Bản, Nxb Tôn giáo ( 2008).
[3] Các tác giả: Phan Hải Linh, Nguyễn Văn Kim, Đặng Xuân Kháng, Nguyễn Quốc Hùng, Lịch sử Nhật Bản, Nxb Thế giới (2007).
[4] Nguyễn Trường Tân, Tìm hiểu văn hoá Nhật Bản, Nxb Thanh niên (1-2019).
Trích dẫn tệp PDF từ: tailieu.vn
Thánh Địa Việt Nam Học
(https://thanhdiavietnamhoc.com)
Download file (PDF): Tìm hiểu các loại hình kịch nghệ sân khấu Nhật Bản (Tác giả: Huỳnh Kim Khánh, Lê Thị Hằng, Bùi Thị Thu Trang, Phạm Hoàng Tú Uyên) |