Truyện tranh với trẻ em trong thời kỳ hội nhập

Tác giả bài viết: NGÔ THANH MAI
(Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội)

TÓM TẮT

     Trong bối cảnh quốc tế hóa hiện nay, cùng với giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội trên phạm vi toàn cầu, sự du nhập của các sản phẩm văn hóa nước ngoài vào Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng, trong đó có truyện tranh, đặc biệt là truyện tranh Nhật Bản, được đông đảo trẻ em Việt Nam đón nhận nồng nhiệt. Tuy nhiên, sự đan xen lệch chuẩn giữa các giá trị tích cực và tiêu cực của loại truyện này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng, đạo đức, tình cảm và việc hình thành nhân cách của trẻ em. Đó là một vấn đề đang được cả xã hội quan tâm. Những nội dung này đã dược chúng tôi phân tích trong một số bài báo đã công bố trước đây. Trong bài viết này, trên cơ sở phân tích một số chi tiết nhạy cảm trong truyện tranh Nhật Bản, chúng tôi áp dụng phương pháp khảo sát, làm rõ thực trạng đọc truyện tranh của trẻ em Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra một số gợi ý về định hướng lựa chọn truyện tranh phù hợp với lứa tuổi và văn hóa Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả đọc loại truyện này cho các em.

Từ khóa: truyện tranh; truyện tranh Nhật Bản; trẻ em Việt Nam; văn hóa đại chúng.


ABSTRACT

     In the context ofglobalỉzation, Vietnam has imported a number of cultural productsfrom other countries, especially Japanese comic books that are preferred by a majority of Vietnamese children. However, morality, affection, opinion and personality development of teenages are considerably affected by positive and negative values to which this kind of comic books bring. In this article, on the basis ofanalyzing some sensitive details in ]apanese comic books, an attempt is made to clarify the current situation of Vietnamese children’s reading. Also, some suggestions are given to help Vietnamese younggeneration choose the comic books that suit their age as well as Vietnamese culture.

Key words: comic books; manga; Japanese comic books; Vietnamese children; popular culture.

x
x x

1. Đặt vấn đề

     Từ khi đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, sự du nhập của các sản phẩm văn hóa nước ngoài ngày càng phong phú và đa dạng, trong đó có truyện tranh, đặc biệt là truyện tranh Nhật Bản đã được trẻ em Việt Nam tiếp nhận rất nồng nhiệt, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành xuất bản và sáng tác truyện tranh tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự đan xen lệch chuẩn giữa các giá trị tích cực và tiêu cực, giữa các chuẩn mực xã hội và những sở thích, thị hiếu không lành mạnh đã tác động và ảnh hưởng đến tư tưởng, đạo đức, tình cảm, lối sống và thuần phong mỹ tục của dân tộc, nhất là trẻ em là một vấn đề đang được cả xã hội quan tâm.

     Trong khoảng 30 năm nay, số lượng truyện tranh nước ngoài du nhập vào Việt Nam đã tăng lên rất nhanh, lấn át thị trường truyện tranh trong nước, đặc biệt là truyện tranh Nhật Bản. Bên cạnh những truyện tranh có bản quyền được các nhà xuất bản uy tín trong nước mua lại, trên thị trường cùn có rất nhiều truyện tranh in lậu và rất nhiều các trang mạng đăng tải tất cả các thể loại truyện tranh khác nhau với lượt độc giả online khá lớn. Qua khảo sát của chúng tôi, trẻ em Việt Nam đã biết đến truyện tranh từ khi học mẫu giáo. Truyện tranh được coi là một giáo cụ trực quan có tác dụng phát triển kỹ năng đọc và viết cho học sinh mẫu giáo, cung cấp cho trẻ em những hiểu biết về thế giới xung quanh, kỹ năng sống… Bên cạnh những tác động tích cực, nhiều truyện tranh cũng gây ra những báo động về văn hóa với quá nhiều những cảnh bạo lực như đánh đấm, chết chóc, những câu thoại cộc lốc, thậm chí là những hình ảnh rất khêu gợi xuất hiện tràn lan trên các trang mạng. Nếu trẻ em tiếp xúc với những ấn phẩm này quá sớm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hành vi, quan niệm sống,… trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em.

     Để thực hiện mục đích của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát về hiện trạng đọc truyện tranh và những ảnh hưởng của truyện tranh tới trẻ em trong thời kỳ Đổi mới, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với 31 học sinh bậc tiểu học, 152 học sinh THCS, 162 học sinh PTTH, 247 sinh viên và 57 vị phụ huynh có con đang học các cấp học trên địa bàn Hà Nội. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tiến hành phân tích vấn đề liên quan đến những chi tiết nhạy cảm trong truyện tranh Nhật Bản và thực trạng đọc truyện tranh của trẻ em Việt Nam hiện nay (chủ yếu dựa trên khảo sát đối tượng là học sinh THPT – một đối tượng đang có nhiều sự biến chuyển mạnh mẽ về tâm sinh lý), đưa ra một số gợi ý nhằm định hướng cho trẻ em lựa chọn truyện tranh phù hợp với lứa tuổi và văn hóa Việt Nam.

2. Sự xuất hiện ngày càng nhiều truyện tranh nước ngoài tại Việt Nam

     Từ sau năm 1986, số truyện tranh Nhật Bản ngày càng xuất hiện nhiều tại Việt Nam.

Biểu đồ 1. Truyện tranh Việt và truyện tranh Nhật Bản
được xuất bản tại Việt Nam từ năm 1987 đến năm 20041

     Theo bảng thống kê trên, truyện tranh Nhật Bản chiếm số lượng nhiều hơn rất nhiều so với truyện tranh Việt Nam. Những truyện tranh Nhật theo biểu đồ trên là những truyện tranh được phép xuất bản, còn trên thực tế, số truyện tranh nước ngoài xuất bản tại Việt Nam (chưa kể những truyện không rõ tác giả) còn cao hơn rất nhiều, chúng ta có thể xem qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2. Số truyện tranh Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc
được xuất bản tại Việt Nam tính đến tháng 11/20141

Có thể thấy, truyện tranh tại Việt Nam chưa được đánh giá cao về nội dung và hình thức, đặc biệt là tính giáo dục, nhưng nó đã có tác động mạnh mẽ vào đời sống giới trẻ nói riêng và đời sống xã hội nói chung trên phạm vi toàn thế giới. Các trào lưu cosplay, hiện tượng unisex, những hình tượng sống được chuyển thể thành phim truyền hình, điện ảnh… đã tạo nên cách tiếp cận mới trong văn hóa đọc của trẻ em hiện nay.

3. Những vấn đề nhạy cảm liên quan đến truyện tranh Nhật Bản tại Việt Nam

     – Yếu tố sex

     Từ khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới năm 1986, đặc biệt là sau năm 2000, bắt đầu xuất hiện các truyện tranh có yếu tố nhạy cảm là “Một nửa Ranma” của tác giả Takahshi Rumiko. Trong tác phẩm này, những tập đầu tiên vẽ nhiều hình ảnh thiếu nữ khỏa thân xuất phát từ một tình huống  được cho là yếu tố gây cười cho tác phẩm này2, đó là nhân vật chính Ranma khi bị nước dội vào người thì lại biến thành một thiếu nữ xinh đẹp nhưng tính cách thì vẫn mạnh mẽ như một nam thanh niên. Ngay sau khi bộ truyện này được xuất bản tại Việt Nam, một số tờ báo đăng tải những bài phê bình có liên quan thì các nhà xuất bản Việt Nam đã tìm cách xóa một số trang truyện tranh mang nội dung nhạy cảm để phù hợp với độc giả Việt Nam. Trong quá trình biên tập, kiểm duyệt nội dung, các nhà xuất bản cũng có một số cách để hạn chế hơn những nội dung nhạy cảm, chẳng hạn như cảnh nhân vật Xuka tắm (nhân vật trong truyện tranh Doraemon) thì bỏ hẳn hoặc dùng cách khác để che những hình ảnh nhạy cảm đi. Đó là lý do vì sao khi trẻ em đọc một số trang truyện tranh như vậy thường không hiểu tại sao lại bị ngắt quãng trong hội thoại của các nhân vật. Vấn đề này cũng xảy ra tương tự trong phần đầu của bộ truyện tranh Bảy viên ngọc rồng.

     Dư luận ở Việt Nam nói chung và trên thế giới cũng đã đề cập và cũng có những nghiên cứu chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của loại truyện tranh có quá nhiều yếu tố bạo lực và sex đối với trẻ em. Ở Việt Nam củng có nhiều tranh luận xung quanh vấn đề này. Theo Kurokavva Yuichiro “Một nửa Ranma không có mục đích kích thích tình dục như các hình ảnh hôn nhau hay quan hệ tình dục mà đơn thuần nhằm mục đích gây cười và gây chú ý của độc giả“. Chúng tôi cho rằng, đây là bộ truyện tranh thuộc trường phái Shounen nên những cảnh khỏa thân hay có quan hệ tình dục nên hết sức hạn chế. Giai đoạn thiếu niên là giai đoạn mà các em đang độ tuổi phát triển nhanh về thể chất và tâm sinh lý nên tính tò mò rất cao. Nếu xem quá nhiều những hình ảnh như vậy sẽ có ảnh hưởng không tốt. De Boer-Buquicchio, người đại diện Liên hiệp quốc đã bày tỏ nỗi bức xúc: “Dù có là ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD đi nữa nhưng điều đáng lo ngại là hiện tượng này lại được cả nước Nhật coi là bình thường và tiếp tục dung túng“. Nhưng với những họa sĩ Nhật Bản thì: “Đây hoàn toàn không phải là sản phẩm khiêu dâm trẻ em, đây là cách vẽ riêng của manga Nhật, là văn hóa riêng của quốc gia mà chúng tôi không hy vọng những người phương Tây hiểu được. Hành động của Liên hiệp quốc đã vô ý gây ảnh hường sự phát triển của văn hóa truyện tranh manga – niềm tự hào của Nhật Bản – ra toàn thế giới“.1 Nếu không mặc quần áo là nhạy cảm thì một số tác phẩm khác của tác giả Fujimoto củng có sự xuất hiện hình ảnh nhạy cảm của nhân vật nữ như Xuka trong Doraemon hay Mami – Cô bé siêu phàm. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, những tác phẩm này không hẳn là do tác giả thích cảnh khỏa thân mà do tâm lý con trai trong giai đoạn dậy thì thường tò mò, quan tâm đến phụ nữ vì những đặc điểm khác nhau về mặt tâm sinh lý. Mặt khác, trước đây Nhật Bản là nước duy nhất thuộc nhóm các nước phát triển “cho phép phát hành video, tranh ảnh có nội dung trẻ em “lớn trước tuổi” miễn là chúng không được bán công khai hay đăng trên mạng Internet. Nhật đã bị quốc tế chỉ trích về vấn đề này trong suốt một thời gian dài. Thậm chí human trafficking (trang web chống nạn buôn người) còn gọi quốc gia này là “ổ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đồi trụy trẻ em2. Nếu đã coi sản xuất truyện tranh là một ngành công nghiệp thì tính cạnh tranh sẽ cũng ảnh hưởng đến nội dung tác phẩm của các họa sĩ. Để thu hút được sự quan tâm chú ý của độc giả, nhiều họa sĩ đã đưa vào tác phẩm của mình những hình ảnh nhạy cảm với lí do nếu không dành được lượng độc giả nhất định sẽ ảnh hưởng đến hợp đồng với nhà xuất bản. Mặc dù những hình ảnh “nhạy cảm” theo quan điểm của họ là những hình ảnh những cô gái sexy, mặc bikini, còn những hình ảnh khỏa thân, quan hệ tình dục thì rất hiếm. Tuy nhiên, trên thực tế, những hình ảnh đó xuất hiện khá nhiều trong những truyện tranh dành cho lứa tuổi thiếu niên, đặc biệt là các truyện tranh thuộc thể loại Shoujo.

     – Yếu tố bạo lực

     Các yếu tố bạo lực cũng xuất hiện nhiều trong các bộ truyện tranh Nhật Bản như Inu – Ysha của Takahashi Rumiko, Thám tử lừng danh Conan của Aoyama Gosho, Naruto của Kishimoto Masashi, Bảy viên ngọc rồng của Toriyama Akira… đều có nhiều cảnh chiến đấu, chém giết, đổ máu… Thực ra, với những truyện tranh trinh thám hay viễn tưởng, giả tưởng, chiến dấu chống cái ác, cái xấu thì điều đó là không thể tránh khỏi nhưng khi được miêu tả cụ thể bằng hình ảnh thì rất rùng rợn. Chúng ta xem những bộ phim về những cảnh chiến đấu ở những vùng có xảy ra chiến tranh, khủng bố thì củng có rất nhiều cảnh như vậy. Vì thế, mỗi khi chiếu những bộ phim như vậy, kênh truyền hình đó cũng có dòng chữ “Bộ phim có nội dung người lớn hoặc bộ phim có đề cập đến vấn đề bạo lực, khán giả cân nhắc trước khi xem”. Đó là những lời khuyến cáo cho người xem. Tuy nhiên, những truyện tranh có nhiều yếu tố bạo lực, các nhân vật trong bộ truyện đó thường đang ở độ tuổi thiếu niên, những nội dung chiến đấu, chém giết đó có ảnh hưởng lớn tới độc giả nhỏ tuổi.

     Như vậy, yếu tố tình dục, yếu tố bạo lực, nhóm đồng tính hay những hình ảnh được coi là nhạy cảm trong truyện tranh Nhật Bản tỏ ra không phù hợp và không được chào đón ở Việt Nam. Tại Nhật Bản, truyện tranh được kiểm tra và phân loại theo nhóm lứa tuổi độc giả như các tạp chí và sách 18+ thường được bày bán ở những nơi trẻ em khó tiếp cận nên những trường hợp trẻ em đọc truyện tình cảm yêu đương hay nhạy cảm như ở Việt Nam thì ít xảy ra.1 Trên thực tế, ở Nhật hay bất kỳ nước nào, việc kiểm soát hay cấm những loại truyện tranh như trên là rất khó bởi khi nó dã được các nhà xuất bản cho phép phát hành ra thị trường thì rất khó quản lý và là một sản phẩm của truyền thông. Truyện tranh càng không thể giới hạn ở một nhóm độc giả, đặc biệt trong bối cảnh “thế giới phang” như hiện nay.


4. Thực trạng đọc truyện tranh Nhật Bản của trẻ em Việt Nam hiện nay

     – Trẻ em Việt Nam biết đến truyện tranh Nhật Bản từ rất sớm

     Để có cơ sở đánh giá vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát về thực trạng đọc truyện tranh Nhật Bản của trẻ em Việt Nam hiện nay. số liệu khảo sát được thể hiện trong các biểu đồ sau.

Biểu đồ 3. Thời điểm trẻ em tiếp xúc với truyện tranh

     Theo biểu đồ trên, thời điểm trẻ em bắt đầu tiếp xúc với truyện tranh là rất sớm. Tỉ lệ các em biết đến truyện tranh từ bậc tiểu học là 156 (chiếm 49,7 %), sau đó là bậc mẫu giáo là 139 (chiếm 44,2%), bậc trung học cơ sở là 16 (chiếm 5,1%), bậc trung học cơ sở là 3 (chiếm 1%). Truyện tranh được các trường mẫu giáo sử dụng làm giáo cụ trực quan nhằm giúp trẻ những kiến thức ban đầu về thế giới xung quanh. Màu sắc tươi tắn, hình ảnh sinh động, nội dung đơn giản, dễ hiểu là một cách hữu ích làm cho các em làm quen với thiên nhiên, xã hội, hình thành kỹ năng sống, chuẩn bị những kỹ năng tiền đọc và viết trước khi các em bước vào lớp 1.

     – Hình thức đọc truyện tranh của trẻ em cũng đa đạng hơn.

     Trẻ em ở các thành phố lớn có điều kiện tiếp xúc với truyện tranh nhiều hơn so với trẻ em ở nông thôn do điều kiện kinh tế của gia đình tốt hơn, các hiệu sách, cửa hàng cho thuê truyện và mạng Internet phổ biến hơn nhiều so với vùng nông thôn nên trẻ em thành phố được đọc truyện tranh bằng cả hai hình thức là đọc online và đọc các tác phẩm xuất bản. Việc các em lựa chọn đọc online củng xuất phát từ mạng Internet ngày càng phổ biến và miễn phí mỗi lần đọc nên tiết kiệm được tiền mua truyện. Hơn nữa, đọc online còn tiếp xúc được cả những truyện tranh nguyên bản của nước ngoài (hoặc cũng có thể đọc được những truyện mà ở Việt Nam không được phép xuất bản, nhất là những truyện tranh 184-). Với những hình ảnh bắt mắt, nội dung mà các em đang rất tô mò ờ độ tuổi mới lớn, chắc chắn ưu thế đọc online sẽ vượt trội so với đọc các tác phẩm xuất bản. Chính vì thế, việc định hướng cho các em trong lựa chọn đọc truyện tranh online phù hợp với lứa tuổi là rất quan trọng.

     Một nội dung khảo sát nữa của chúng tôi là các loại truyện tranh trẻ em Việt Nam thường đọc. Qua khảo sát của chúng tôi với hơn 314 em học sinh thì kết quả thu được như sau. Có 217 em trả lời là hiểu một chút về các thể loại truyện tranh Nhật Bản; 97 em trả lời là thích đọc truyện nào thì mua hoặc đọc nhưng không biết truyện đó thuộc thể loại nào (thậm chí không hiểu Shoujo, Shounen hay Kodomo…, là gì). Với 217 em có hiểu đôi chút về các thể loại truyện tranh của Nhật Bản, sự lựa chọn các the loại đọc của các em cũng rất khác nhau.

     – Các thể loại truyện tranh dược lựa chọn đọc cũng rất đa dạng và thể hiện sự hiểu biết của các em về các thể loại của truyện tranh của Nhật Bản. Kết quả khảo sát cụ thể được thể hiện ở các biểu dồ sau:

     Như vậy, có thể thấy phần lớn trẻ em đọc các truyện tranh thuộc thể loại Shounen (truyện tranh dành cho nam thiếu niên), trong đó những truyện tranh trinh thám, khoa học viễn tưởng, giả tưởng được các em lựa chọn nhiều hơn. Bên cạnh đó cũng có một số em thường xuyên đọc những truyện tranh có nội dung “nhạy cảm” như Shounen -ai, Shoujo -ai hoặc những truyện của người lớn như Yaoi, Hentai… Các em đọc truyện tranh này trên Internet, vì những truyện tranh có nội dung người lớn chưa được phép xuất bản tại Việt Nam.

     Như vậy, Doraemon và Thám tử lừng danh Conan là những bộ truyện tranh được trẻ em Việt Nam yêu thích nhất, tại thời điểm chúng tôi khảo sát. Tuy nhiên, trên các trang web đọc truyện tranh online, những truyện được đọc nhiều nhất lại khác nhau.

     – Truyện tranh chủ yếu do các em tự mua về đọc.

     Với trẻ em, việc lựa chọn các truyện tranh có nội dung phù hợp với lứa tuổi là rất quan trọng nhưng phần lớn truyện tranh mà các em đọc đều là do các em tự mua.

     Việc trẻ em tự mua truyện tranh cho mình cũng là bình thường với những trẻ cấp 2, cấp 3 nhưng với trẻ em cấp 1, việc lựa chọn truyện tranh cần có sự quan tâm của các bậc phụ huynh, giúp các em tiếp cận được những truyện vừa có tính giáo dục, vừa có tính giải trí. Sau đây là thống kê về truyện tranh có số lượt đọc nhiều nhất trên mạng.

Bảng 1. 25 truyện tranh có số lượt dọc nhiểu nhất trên trang http://truyentranh8.net1

     Bảng thống kê trên cho thấy, số lượt người đọc nhiều nhất thuộc về các truyện tranh 184- (truyện tranh có nội dung người lớn). Nhóm truyện dành cho độ tuổi thiếu niên thì có số lượng người đọc ít hơn như Thám tử lừng danh Conan, Naruto hay Nữ hoàng Ai Cập… Một thực tế là số lượng lượt đọc thì rất cao nhưng không có công cụ nào kiểm tra được bao nhiêu lượt đọc là trẻ em và bao nhiêu lượt đọc là người lớn? Mặc dù những văn hóa phẩm có nội dung người lớn ở Việt Nam cấm trẻ em tiếp xúc, nhưng hành vi đãng tải những truyện tranh này lại không bị coi là phạm pháp nên chúng vẫn xuất hiện ngày càng nhiều trên các trang mạng và không bị bất kỳ cơ quan nào kiểm tra. Trẻ em có thể đọc bất kỳ loại truyện nào chúng muốn một cách dễ dàng mà không bị kiểm soát, nhất là trong bối cảnh công nghệ thông tin và các phương tiện cầm tay thông minh phát triển mạnh như hiện nay.

     – Truyện tranh Việt Nam được các em yêu thích còn khá ít. về vấn đề này, kết quả khảo sát của chúng tôi được thể hiện trong biểu đồ sau:

     Truyện tranh Việt Nam được trẻ em thích đọc nhất, chỉ có thể kể đến là Thần đằng đất Việt và Tí quậy. Khảo sát ở các nhà sách lớn của Hà Nội, chúng tôi nhận thấy các truyện tranh Việt Nam chiếm một vị trí rất khiêm tốn so với truyện tranh Nhật Bản. Các truyện tranh Việt chủ yếu là Thần đồng đất Việt và học sinh chân kinh. Truyện Tí quậy chủ yếu được các em tiếp cận bằng hình thức online.

     Qua khảo sát, chúng tôi còn nhận thấy, các bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc đọc truyện tranh của con. Kết quả khảo sát về mức độ quan tâm của phụ huynh đến việc đọc truyện tranh của trẻ em được thể hiện trong biểu đồ sau.

Biểu đồ 10. Mức độ quan tâm của phụ huynh đến việc đọc truyện tranh của trẻ em

     Theo biểu đồ trên, mức độ quan tâm đến việc đọc truyện tranh của trẻ em tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông có sự khác nhau. Học sinh tiểu học được cha mẹ quan tâm nhiều hơn. Trong số 162 trẻ em được khảo sát, tỉ lệ cha mẹ rất quan tâm đến việc đọc của con em mình là 10%; tỉ lệ có quan tâm nhưng không thường xuyên là 92%; tỉ lệ cha mẹ không bao giờ quan tâm là 60%. Tuy nhiên, mức độ sát sao đến việc đọc của các em còn khá khiêm tốn. Tôn trọng sở thích của các em nhưng có sự định hướng là rất quan trọng đối vói quá trình trưởng thành của bản thân từng em, nhất là ở giai đoạn chuyển tiếp giữa tuổi trẻ em và tuổi thanh niên.

     Về phía nhà trường, các thầy cô giáo chưa thực sự quan tâm định hướng lựa chọn đọc truyện tranh cho học sinh. Kết quả khảo sát về vấn đề này được miêu tả trong biểu đồ sau.

Biểu đồ 11. Sự quan tâm định hướng của thầy/cô giáo

     Về mức độ quan tâm của thầy cô đến việc đinh hướng các tác phẩm truyện tranh cho trẻ em cũng có phần còn hạn chế. Tỉ lệ thầy cô giáo có sự quan tâm đến việc lựa chọn truyện tranh phù hợp với lứa tuổi là 68 (chiếm 42%) và tỉ lệ không bao giờ định hướng hoặc có lời khuyên cho các em là 94 (chiếm 58%). Điều này cũng làm sáng tỏ cho một thực tế là, nhà trường và thầy cô chưa coi trọng truyện tranh như các tác phẩm văn học viết bằng chữ trong chương trình học tập hoặc những tác phẩm truyện chữ dành cho trẻ em khác ngoài thị trường. Nhiều truyện tranh có giá trị tốt có thể sử dụng làm tư liệu giáo dục trong các hoạt động ngoại khóa nhưng thực tế chưa có trường học nào sử dụng để khai thác dưới khía cạnh là tác phẩm văn học hay hội họa. Ớ Việt Nam, có một số truyện chữ đã được chuyển thể thành truyện tranh như Tắt đèn, Chí Phèo, Chiếc lược ngà, Dế mèn phiêu lưu ký…, nhằm phù hợp với thị thiếu của trẻ em thích đọc nhanh, dễ hiểu và dễ hình dung bối cảnh tác phẩm hơn là truyện chữ.

5. Phát huy tác dụng tích cực của việc đọc truyện tranh với trẻ em thời kỳ hội nhập

     Qua phân tích kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy, để phát huy tác dụng tích cực của việc đọc truyện trạnh với trẻ em trong thời kỳ hội nhập Quốc tế hiện này, cần lưu ý một số điểm sau:

     – Thay đổi quan niệm về truyện tranh

     Truyện tranh không đơn thuần là một phương tiện giải trí mà còn là sản phẩm nghệ thuật, gói trong đó sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố văn học, hội họa, điện ảnh, mà hơn cả, nó là một phương tiện truyền thông rất hiệu quả đối với độc giả nhỏ tuổi không chỉ ở Việt Nam mà còn là cơ hội để quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài. Nhật Bản đã rất thành công trong việc dùng truyện tranh để quảng bá văn hóa nước mình ra thế giới, biến truyện tranh thành một ngành công nghiệp mang về lợi nhuận khổng lồ cho Nhật Bản củng như các quốc gia mua bản quyền.

     Tuy nhiên, khi học tập Nhật Bản, chúng ta củng phải nhìn nhận từ góc độ phát triển và sự khác biệt về ngôn ngữ – văn hóa. Theo Kurokawa Yuichiro1 thì qua khảo sát một số truyện tranh Nhật Bản tại Việt Nam cho thấy, “lỗ hổng về kiến thức Nhật Bản và dịch chưa chuẩn của người dịch” do “nhiều bạn trẻ có quan tâm đến truyện tranh và nhiều người tham gia mạng xã hội tải truyện tranh miễn phí, trong đó có nhiều tác phẩm dịch không chuẩn. Chúng tôi cho rằng, trước đây nhiều người có kiến thức văn học Việt Nam cao nhưng thiếu thông tin về Nhật Bản. Hiện nay, nhiều người có hiểu biết về văn hóa Nhật nhưng lại thiếu kiến thức về truyền thống Việt Nam. Hơn nữa, phía Nhật Bản, người có khả năng hiệu đính bằng tiếng Việt cũng chưa đầy đủ. Chính vì thế, vấn đề này cần được quan tâm nhiều hơn, nhất là trong “thế giới phẳng” như hiện nay, rất khó kiểm soát được những ấn phẩm không lành mạnh.

     – Tăng cường sự quản lý nhập khâu truyện tranh ngoại và làm trong sáng môi trường đọc Có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh sách như Alphabook, Trí Việt, Đông A, Đinh Tị…, trong đó, Trí Việt là doanh nghiệp tham gia hầu hết vào các mảng xuất bản phẩm trên thị trường, không chỉ kinh doanh các mặt hàng sách thiếu nhi mà còn kinh doanh các mặt hàng sách khác. Với số lượng sách đa dạng, Trí Việt đã trở thành nhà cung cấp đa dạng nhất.

     Sau thời kỳ đổi mới, với sự lớn mạnh của các công ty tư nhân trong lĩnh vực sản xuất truyện tranh, phối hợp với các nhà xuất bản để xuất bản các truyện tranh do mình sản xuất đã khiến cho thị trường xuất bản sách nói chung và thị trường xuất bàn truyện tranh nói riêng bùng nổ mạnh mẽ. Một trong những công ty như vậy đã thành công khi đưa truyện tranh Việt Nam đến với độc giả Việt Nam là Công ty Phan Thị. Nhiều ấn phẩm truyện tranh do Công ty này phát hành đã được độc giải nhí đón nhận nồng nhiệt như Thần đồng đất Việt, Orange, Học sinh chân kinh…

     Vi phạm bản quyền trong lĩnh vực truyện tranh tại Việt Nam củng đã được nêu ra nhiều song do nhiều họa sĩ Việt Nam vẫn chưa coi trọng vấn đề này. Họa sĩ truyện tranh Khánh Dương cho biết, anh hoạt động trong lĩnh vực sáng tác truyện tranh khoảng 10 năm nay (từ năm 2004, thời điểm Công ước Berne ra đời và tại Việt Nam có khoảng 50 họa sĩ truyện tranh sáng tác). Nhưng có một thực tế là rất ít họa sĩ truyện tranh gắn bó được với nghề. Các họa sĩ thường khó đoán biết được số phận của tác phẩm mình làm ra có thành công, được đón nhận hay không, nên ít ai nghĩ đến chuyện đăng ký bản quyền. Vì vậy, ngoài những tác giả khá thành công ở lĩnh vực này như Thành Phong, Mèo mốc hay Mèo mun là có đăng ký bản quyền cho nhân vật của họ, còn lại hiếm người nghĩ đến việc đăng ký bản quyền1.

     Đó là truyện tranh Việt Nam, còn với truyện tranh nước ngoài tại Việt Nam mức độ vi phạm nặng hơn. Theo thống kê của Trang http://vn-sharing.net thì tại thị trường truyện tranh Việt Nam có hơn 140 đầu truyện không có tên gốc hoặc tên tác giả. Điều này là hoàn toàn vi phạm bản quyền tác giả. Việc vi phạm không chỉ xảy ra với các nhà xuất bản địa phương mà còn có cả những nhà xuất bản có uy tín tại Hà Nội. Điều này không những ảnh hường đến ngành xuất bản mà còn tạo ấn tượng không tốt với các đối tác nước ngoài, nhất là Nhật Bản vốn rất coi trọng vấn đề bản quyền. Do đó, tuân thủ Công ước Bern là rất cần thiết, không chỉ có lợi cho các nhà biên kịch, họa sĩ mà còn có lợi cho chính các công ty liên kết xuất bản, các nhà xuất bản, giúp cho các em thiếu nhi đọc được những truyện có chất lượng tốt hơn.

     Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành theo hướng bổ sung các quy định, các hành vi vi phạm, tăng nặng các khung hình phạt, mức phạt. Chú trọng công tác thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động in, xuất bản, phát hành theo đúng quy định của pháp luật. Xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra giữa các cơ quan thuộc ngành thông tin và truyền thông, các cơ quan có liên quan trong ngành công an và quản lý thị trường, nhằm hạn chế tối đa tình trạng in lậu. Nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in. Cán bộ làm công tác quản lý nhất thiết phải được tiêu chuẩn hóa qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý và phát huy tính tự giac của mỗi người. Bổ sung đủ người có trách nhiệm và chuyên môn cho các mảng còn thiếu như thanh tra thị trường sách, kiểm tra chất lượng truyện tranh… Những biện pháp này đều là vô cùng cần thiết và cần được áp dụng ngay để giúp cho thị trường truyện tranh nước ta phát triển lành mạnh.

     Ngoài ra, chúng ta cần xây dựng đội ngủ cán bộ quản lý Nhà nước đủ mạnh về số lượng và chất lượng, đặc biệt là đội ngủ thanh tra văn hóa, quản lý thị trường để có bản lĩnh chính trị vững vàng và có tư cách đạo đức trong hoạt động quản lý thị trường. Tăng cường còng tác tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật về hoạt động xuất bản cho mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất bản, in, phát hành nắm rõ để chấp hành. Tuyên truyền giáo dục rộng rãi đến từng người dân về cấc thủ đoạn in lậu; cách phân biệt sách thật, sách giả, kiên quyết tay chay hàng giả; tố cáo các hành vi phạm pháp. Lập một số diễn dàn, làm cầu nối giữa nhà quản lý với mọi người, qua đó nắm bắt thòng tin, dồng thời giải đáp thắc mắc của họ. Quản lý chặt chẽ các Website truyện tranh trên Internet, tránh lan tràn các truyện tranh có nội dung không lành mạnh. Đây là việc làm rất cần thiết vì thông tin truyền qua mạng Internet rất nhanh và việc sử dụng máy tính hiện đại, điện thoại thông minh đã trở nên phổ biến, kể cả học sinh phổ thông, nhất là ở các thành phố lớn.

     – Định hướng đúng đắn năng lực phân tích của trẻ em trong thời kỳ hội nhập

     Ở Việt Nam hiện nay, nhiều bậc phụ huynh vẫn còn mang nặng quan niệm truyện tranh là phương tiện giải trí dành cho trẻ em. Thậm chí, có người chưa đọc đã phản đối truyện tranh. Sự phản đối này có thể coi là phản đối cả một dòng truyện tranh, chứ không riêng mỗi một truyện tranh đơn lẻ, bởi một lẽ, người lớn chúng ta chưa thay đổi được cách nhìn nhận truyện tranh. Truyện tranh bị lên án là làm mất thời gian của học sinh, khiến các em có cớ từ bỏ truyện chữ, hậu quả là học sinh chỉ biết viết câu văn cụt. Đó là câu chuyện không chỉ xảy ra ở Việt Nam, mà kể cả ở các nước phương Tây, truyện tranh củng từng bị kết tội như thế kể từ khi thể loại này ra đời. Nhưng ngày nay, truyện tranh đã dược nhìn nhận khác đi rất nhiều. Những bài học mới về thể loại truyện tranh mà phụ huynh và các nhà giáo phải thừa nhận, đó là khi trẻ em đọc loại sách này sẽ làm cho chúng cảm thấy rất vui thích và thư giãn; khi có hứng thú đọc thì trẻ sẽ đọc tốt hơn và nhiều hơn. Kể từ sau đó, các nhà giáo, nhà nghiên cứu và cán bộ thư viện đều phải công nhận truyện tranh là một phương tiện để gây hứng thú đọc cho học sinh. Ngày nay có nhiều chương trình cổ động đọc bằng cách sử dụng sách truyện tranh để tạo ra những tác động tích cực, làm thay đổi thói quen đọc của học sinh. Họ sử dụng truyện tranh để kích thích hứng thú đọc của trẻ. Thâm chí, có nhiều dòng sách văn học kinh điển trên thế giới như Macbeth, Ịourncy to the Centrc of the Earth, The Tempest, Alìcc in the Wonderland, các tác phẩm văn học hiện đại như Percy Jackson,… cũng được chuyển thể thành dạng truyện tranh. Ở Việt Nam cũng có nhiều truyện chữ được chuyển thể thành truyện tranh dành cho thiếu nhi như Tắt đèn, Chí Phèo, Chiếc lược ngà, Dế mèn phiêu lưu ký…, củng đã được các em đón nhận nồng nhiềl. Nhiều truyện thần thoại, cổ tích và sau này là truyện danh nhân hay lịch sử cũng bắt đầu rộ lêu chương trình chuyển thể thành truyện tranh, và gần đây nhất là dòng sách thông tin khoa học ( ũng được chuyển thể thành dạng truyện tranh đê thu hút các em tìm đọc nhiều hơn.

     Theo nhận định của các tạp chí giáo dục, như The Reading Teacher, truyện tranh có quyền năng thúc đẩy sự phát triển việc học đọc của trẻ, đặc biệt là đối với các bế trai. Thể loại sách phi truyền thống này thường bị các nhà giáo bỏ qua nhưng sau này lại được phân tích đánh giá, với thế mạnh là giàu hình ảnh, chuyển động nhanh tương tự như xem phim hoạt hình, giá trị nội dung cũng phong phú và phản ánh được nhiều giá tri giáo dục, đạo đức và vấn đề xã hội. Hình thức truyện này gần như đảm bảo được tính cân bằng giữa lượng chữ và hình ảnh, khiến nó có thể thu hút sự chú ý của trẻ lâu hơn SG với những trang sách dày đặc nhiều đoạn chữ in. Thể loại này cũng chứng tò được nó là phương tiện mở rộng vốn từ vựng cho trẻ bằng cách diễn đạt ngữ cảnh liền cạnh từ ngữ trong các cảnh truyện. Hiện nay, các nhà quản lý thư viện còn phát hiện ra là, the loại truyện tranh này thu hút nhiều trẻ em và thanh thiếu niên đến thư viện nhiều hơn.

     Điều này đã chứng minh sự chuyển biến lớn trong suy nghĩ của mọi người về giá tri của thể loại truyện này.

     Ngày trước, nếu mọi nỗ lực hướng vào việc làm thế nào để trẻ đọc đúng loại tài liệu “phù hợp”, thì ngày nay vấn đề chủ yếu lại đơn giản chỉ là làm thế nào cho trẻ chịu đọc; trẻ chịu đọc những gì ưa thích; trẻ sẽ dễ đọc nhiều hơn khi biết là việc đọc mang đến niềm vui cho mình. Và vì thế, truyện tranh là một lựa chọn để thực hiện các chương trình khuyến khích đọc cho trẻ em. Không chỉ thế, truyện tranh đã trờ thành phương tiện truyền thông hỗn hợp như quan hệ với truyền hình và tạp chí, có sức hấp dẫn lớn không chỉ với trẻ em mà còn nhiều lớp độc giả khác nhau. Ngày nay, nhiều truyện tranh đã được chuyển thành phim hoạt hình có sức lôi cuốn mọi đối tượng, kể cả người lớn.

     Với những lý do trên, việc giúp trẻ em có khả năng phân tích và lựa chọn những loại sách, truyện phù hợp là rất quan trọng. Thay vì cách ép buộc, quản lý quá chặt chẽ các hoạt động của con, các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo nên định hướng để cho trẻ tự giác đọc và học, phát huy khả năng sáng tạo, tiến tới từng bước giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

6. Kết luận

     Trong xã hội công nghiệp như hiện nay, truyện tranh là một phương tiện học tập có ưu thế so với truyện chữ vì chúng có nhiều màu sắc, hình ảnh sinh động, cốt truyện lôi cuốn, đọc nhanh, dễ hiểu, nhanh hết, được các em nhỏ lựa chọn đọc nhiều hơn. Người lớn cũng nên có những thay đổi cách nhìn về thể loại văn học đặc biệt này. Đây không chỉ là một phương tiện giải trí mà còn có khả năng giáo dục nâng cao năng lực nhận thức, thẩm mỹ, tư duy, phát hiện vấn đề cho trẻ.

      Những công trình nghiên cứu liên quan đến tiết kiệm năng lượng về hình tượng những nhân vật anh hùng trong truyện tranh là những kết quả đáng để chúng ta nhìn lại và đánh giá đúng về “người bạn thân thiết của trẻ em” này.

     Tuy nhiên, với sự bùng nổ về công nghệ thông tin, Internet, việc quản lý các truyện tranh có nội dung không lành mạnh, không phù hợp với trẻ em vẫn tràn lan trên các trang mạng, khiến trẻ em muốn tránh củng khó, vì các em đang ở độ tuổi tò mò thích tìm hiểu. Kết hợp giữa đọc sách và đọc truyện, phân tích những hạn chế của truyện tranh và truyện chữ cũng giúp các em có khả năng phân tích, nhìn nhận, đánh giá các tác phẩm văn học, tìm hiểu kỹ năng sống nhưng quan trọng hơn là các em phải có những sự trải nghiệm trong cuộc sống để biến những tri thức sách vở thành những hành động cụ thể, giúp cuộc sống của các em và những người xung quanh trờ nên tốt đẹp hơn.

_________
1. Kurokawa, Yuichiro (2014), Giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản từ năm 1990 đến nay: Nghiêu cứu trường hợp Manga Nhật, được phát hành tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển – ĐHQGHN, trang 44-45.

1. http:,//truongton.net/forum/showthread.php?t=1047215, truy cộp lần cuối 10 tháng 11 năm 2015.

2. Kurokawa, Yuichiro (2014), Giao lưu văn ỉióa Việt Nam – Nhật Bàn từ nãm 1990 đến nay: Nghiên cứu trường hợp Manga Nhật, dược phát hành tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ,  Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển -ĐHQGHN, trang 49.

1. http://news.zing.vn/lien-hop-quoc-de-nghi-nhat-ban-cam-manga-khieu-dam-post603405.html, cộp nhật lần cuối 08/02/2016

2. Liên Hợp quốc đề nghị Nhật Bản cấm manga khiêu dâm, truy xuất từ https://news.zing.via/lien-hop-quocde-nghi-nhat-ban-cam-manga-khieu-dam-post603405.html ?utm_source= zalo&utm_medium =zalomsg&utm_campaign=zingdesktop

1. Kurokavva, Yuichiro (2014), Giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản từ năm 1990 đến nay: Nghiên cứu trường hợp Manga Nhật, dược phát hành tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển – ĐHQGHN, trang 52.

1. Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học, đề tài “Giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản từ năm 1990 đến nay: Nghiên cứu trường hợp manga Nhật Bản được phát hành tại Việt Nam, năm 2015, tr. 67.

1. http://infonet.vn/tranh-chap- ban-quyen- truven-tranh- tac-gia- chiu-thiet- dau-tien- post!71935.info.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

     Trần Kiêm Đoàn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Văn Ngọc (2006). Vãn hoá thời hội nhập, Tp. Hồ Chí Minh, NXB Trẻ, Tia Sáng.

     Kurokawa, Yuichiro (2014). Giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bàn từ nam 1990 dến nay: Nghiên cứu trường hợp Manga Nhật, được phát hành tại Việt Nam, Luận vãn Thạc sĩ, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển -ĐHQGHN.

     Phạm Minh Lăng (2002). Tâm 1ý trẻ thơ: từ sơ sinh đến 75 tuổi. Hà Nội, NXB Văn hóa Thông tin.

     Phan Hải Linh (2012). Bài giảng chuyên dề nghiên cứu Nhật Bản (Nhật Bản và Châu Á). Hà Nội, NXB Thế giới.

     Mac Williams, MarkfW. (biên tập), (2008). Văn hóa nghe nhìn Nhật Bản – Những khám phá trong thế giới của Manga và Anime (Japanese Visual Culture – Explorations in the World of Manga and Anime). New York, NXB Routledge.

     Hạ Thị Lan Phi, Sự du nhập và ảnh hưởng của manga ở Việt Nam hiện nay tại http://www.inas.gov.vn/158-su-dunhap-va-anh-huong-cua-manga-o-viet-nam-hien-nay.html, truy cập lần cuối 29 tháng 01 năm 2018

     Matinez, D.p (2000). Thế giới văn hóa đại chúng Nhật Bản (The World ofJapanese Popular Culture), New York, NXB Routledge.

      Kỷ yếu hội thảo Những ảnh hưởng của văn học thiếu nhi đến sự phát triển nhân cách trẻ em trong thời kỳ Đổi mới và hội nhập quốc tế. (2009). Hà Nội, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

     Liên Hiệp Quốc đề nghị Nhật Bản cấm manga khiêu dẫm, truy xuất từ http://news.zing.vn/lien-hop-quoc-denghi-nhat-ban-cam-manga-khieu-dam-post603405.html, truy cập nhật lần cuối 08/02/2016.

     Truyện tranh được xuất bản tại Việt Nam, truy xuất từ
http://truongton.net/forum/showthread.php?t=1047215, truy cập lần cuối 10 tháng 11 năm 2015.

     Tranh chấp bản quyền truyện tranh, tác giả chịu thiệt đầu tiên, truy xuất từ http://infonet.vn/tranh-chap-banquyen-truyen-tranh-tac-gia-chiu-thiet-dau-tien-postl71935.info, truy cập lần cuối ngày 28 tháng 01 năm 2018.

     Truyện tranh được đọc nhiều nhất, truy xuất từ http://truyentranh8.net, truy cập lần cuối ngày 26 tháng 11 năm 2015.

Ghi chú: Biểu đồ và bảng biểu: Kính mời Quý độc giả xem ở tệp PDF đính kèm bên dưới.

Trích tệp PDF từ: Đại học Quốc Gia Hà Nội

Ban Tu Thư (thanhdiavietnamhoc.com)

Download file (PDF): Truyện tranh với trẻ em trong thời kỳ hội nhập (Tác giả: Ngô Thanh Mai)