Thử nhìn VIỆT NAM và HOA KÌ qua chiếc gương soi lịch sử, văn hoá của hai đất nước (Phần 2)
… tiếp theo của phần 1 – Việt Nam học So Sánh: Thử nhìn Việt Nam và Hoa Kì qua chiếc gương soi lịch sử, văn hoá của hai đất nước (Phần 1) …
Việt Nam học So Sánh: Thử nhìn Việt Nam và Hoa Kì qua chiếc gương soi lịch sử, văn hoá của hai đất nước (Phần 2):
Việt Nam học nhìn từ phía Hoa Kì có thể nhắc đến 3 quyển sách xuất bản cách đây không lâu tại Mĩ đã được dịch và xuất bản chính thức tại Việt Nam! Quyển Why Vietnam – Tại sao Việt Nam? của A.Patti, quyển Cuộc chiến Việt Nam cuối cùng của Mĩ (Dale Andradé) và cuốn OSS và Hồ Chí Minh – đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật của Dixee R – Bartholonew – Feis đã gây nên cuộc va chạm mạnh vào nhận thức con người không chỉ trong giới sử học Việt Nam mà còn cả trong cộng đồng thế giới.
Tại sao Việt Nam? một câu hỏi tiềm ẩn đã lấy ra trong huyền thoại dân gian của nhân loại một “lòng yêu thưong hoà bình và nhân ái’’ như mô típ điển hình về con chim báo bão đã dẫn dắt những con thuyền lịch sử từng chìm đắm trong cơn bão tố.
Con chim báo bão Việt Nam như hiện thân của người chiến sĩ tự do đã gánh vác lịch sử nhân loại thời cận hiện đại trên đôi cánh của mình để sau đó đưa con tàu lịch sử của Việt Nam và Hoa Kì đến với một trang mới.
Tại sao lại là người đại diện cho dân tộc Việt Nam tuyên bố vào ngày độc lập của dân tộc mình năm 1945 lại nhắc đến văn kiện 1776 của nước Mĩ. Việt Nam đã đứng về phe đồng minh, trong đó có Mĩ, trong cuộc chiến tranh chống Phát xít Nhật. Lịch sử đã có câu trả lời.
8. Trở lại khái niệm: “Đế quốc”
Từ ngữ “đế quốc” đã bao hàm một phạm trù luân lí về đạo đức và từ đó đã gán ghép thêm nhiều ý nghĩa bừa bãi đế làm đế quốc chủ nghĩa trở nên tồi tệ. Hoa Kì có mặt trong ý nghĩa đen tối đó. Đen tối đã xuất hiện trong cơn ác mộng lịch sử nhân loại kể từ khi xảy ra cuộc chiến tranh Tây Ban Nha – Hoa Kì năm 1898. Nhưng theo hững nhà Sử học thuộc thế giới tư bản- “Đế quốc Hoa Kì” không phải sống trong đơn độc mà bên cạnh đó còn nhiều đế quốc khác – trong quá trình lịch sử phát triển của nó. Sự phát triển kĩ nghệ đã đạt con số sản xuất gấp bội (số cung gấp bội số cầu) nên buộc phải mở đường tìm kiếm các vùng đất xa xôi, nghèo nàn, lạc hậu để làm thuộc địa, khai thác các loại nguyên liệu làm công cụ sản xuất (sắt, chì, than đá, dầu hoả…). Từ đó, các nước Đế quốc tư bản đã hình thành Đế quốc Anh phát triển tại châu Mĩ (Canada), tại châu Phi (Nam Phi, Ai Cập. Soudan, Côte de d’Or. Gambia, Algeria, Somalia), tại Địa Trưng Hải (Gibraltar, Malta, Chipre), tại bán đảo Ả rập (Aden, Kwait), tại châu Á (Ấn Độ, Miến Điện, Mã Lai, HongKong, Tân gia ba). Đế quốc Đức phát triển tại châu Phi (Cameroon, Togo), tại châu Đại Dương (Quần đảo Bismarck. Marshall, Carolina, Marianne). Đế quốc Nhật phát triển tại Đài Loan, Hàn Quốc. Đế quốc Nga – cũng theo những nhà Sử học Tư Bản thì – phát triển tại Tây Bá Lợi Á, Tân Cương?. Đế quốc Bỉ phát triển tại Congo. Đế quốc Ý phát triển tại Tripolitaine. Đế quốc Hoa Kì phát triển tại Phi Luật Tân và một số đảo Thái Bình Dương. Đế quốc Pháp tại châu Phi – Algeria, Tunisia Madagascar, Sahara Tây Phi và tại Phi Châu xích đạo thuộc Pháp, tại châu Đại Dương có Tân Calédonie, tại châu Á có Quảng Châu Loan và Đông Dương trong đó có Việt Nam.
9. Chủ nghĩa xã hội và Kinh tế thị trường *
Theo nhiều sử gia phương Tây – Hoa Kì không tự sáng tạo ra chủ nghĩa đế quốc mà chính là đã mô phỏng theo hành động các cường quốc Châu Âu. Các sử gia đã cho rằng khi một quốc gia nào đó tự hào về việc giải phóng những dân tộc khác thoát khỏi ách xâm lược thì cùng lúc họ đã tìm cách thuộc địa hoá các dân tộc ấy vì lợi ích riêng tư. Còn “đế quốc Hoa Kì” thì cũng thường xảy ra những cuộc chống đối ngay tại đất nước mình về hình thức và hành vi đế quốc diễn ra bằng một sức mạnh. Theo đó, Hoa Kì đã thực hiện hành vi mới tưởng như rời bỏ thuộc địa, nhưng lại can thiệp và bảo hộ trá hình tại nhiều nước Cộng hoà tại Châu Mĩ Latin. Hành động này khác với những hành động thuộc địa của các cường quốc châu Âu trước đó.
Tuy nhiên, chủ nghĩa đế quốc của Hoa Kì đã biến thiên trong lịch sử. Nước Mĩ đã phát triển cùng lúc trên ba dạng thức: một là đề cao giá trị dân chủ, hai là phát triển nền kinh tế tư bản thị trường tự do, ba là kiến tạo lực hấp dẫn của nền văn hoá đặc trưng của Mĩ. Tự do là khái niệm mà các sử gia khó tính cũng không thể phủ định được. Tất cả đã chịu một lực hút trọng tâm từ Bản tuyên ngôn nhân quyền để bảo tồn sự tự do cho cuộc sống.
Ngày nay, chính ở Việt Nam – cuộc sống tự do ấy vẫn luôn được tôn trọng thể hiện qua cái phần sở hữu cho mọi người: cần phải có tư hữu cho người nông dân bình thường – nhà ngói cây mít – nhà tranh vách đất – sở hữu vườn rau, ao cá hay mơ ước có mảnh đất cắm dùi, có con trâu, có cái cày rồi tiến lên – hay đối với người công nhân: có một mái ấm và có công ăn việc làm, có cái kìm, cái búa,… một khi đất nước đã được độc lập.
Đế quốc tư bản Mĩ từng gặp một kẻ thủ ngang tầm đủ sức đe doạ nền móng tư bản từ khi khái niệm chủ nghĩa cộng sản phát triển. Liên Xô đứng đầu đã tập hợp nhiều nước châu Âu và châu Á có cùng một khuynh hướng nhằm tiến vào con đường cách mạng vô sản. Việt Nam đã đi theo chủ nghĩa vô sản ấy với tư cách một nước thuộc địa nửa phong kiến trong cái vòng kim cô cùa chế độ thực dân cổ điển Pháp.
Không còn con đường nào khác, phương thức chủ nghĩa cộng sản vào thời điểm ấy như một thứ vũ khí lợi hại của dân tộc nghèo đói bị áp bức. Dân tộc ấy đã khai thác đúng mức phương thức chính trị lấy giai cấp đâu tranh làm ngòi nổ ăm ỉ trong lương tâm của đại bộ phận quần chúng nông dân, công nhân, và trong một đại bộ phận tầng lớp trí thức, tầng lớp tư sản yêu nước, kể cả lương tâm của nhiều cá nhân trong lực lượng thù nghịch…- Họ đã chiến đấu và thành công trước khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô gặp khó và bắt đầu tan rã.
Tuy nhiên, sự tồn tại của Việt Nam đã làm thế giới tư bản kinh ngạc. Người ta kinh ngạc vì chưa nắm rõ được nền móng Văn hoá Nho, Phật, Đạo lấy mô típ từ bi, bác ái và lòng yêu nước cổ truyền để bảo tồn giá trị cùa chính quyền cách mạng. Lòng yêu nước ấy đã thể hiện tấm lòng chung thuỷ và chọn lựa con đường trung dung. Đây là mô típ điển hình triết học phương Đông tiếp nhận kinh tế thị trường lấy ra từ cái xác màu mỡ của chế độ tư bản chủ nghĩa. Kinh tế thị trường diễn ra trước cánh cổng thực tiễn Việt Nam đang mở ra để đưa của cải vật chất, tiện nghi để xây dựng chủ nghĩa xã hội đắp vào tâm hồn yêu nước mộc mạc, lấy lòng nhân ái và sự nhất quán làm nền tảng.
Có thể Việt Nam và Hoa Kì chưa thể là đồng minh của nhau theo nghĩa là bạn cùng một chí hướng. Nhưng đây là những người bạn cùng thừa hưởng và chia sẻ quyền lợi và nghĩa vụ mà hai bên đều có lợi. Nhưng còn hơn thế nữa khi cả hai đất nước đều ngưỡng mộ giá trị của sự tự do, dân chủ và bình đẳng. Việt Nam nêu hai khẩu hiệu: “Việt Nam muốn làm bạn có trách nhiệm với các nước trong cộng đồng thế giới” và đối nội thì: “Một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Đó là những giá trị bền vững.
Cả hai nước Mĩ và Việt Nam đều cần đến sự gần nhau hơn nữa. Hôm nay họ đã là đối tác toàn diện. Ngày mai hay lâu hơn nữa – có thể trở thành đối tác chiến lược của nhau khi họ biết cảm thông nhau vì sự tiến bộ nhân loại, vì sự nghiệp truyền thống riêng của mỗi quốc gia. Còn hơn thế nữa, cà hai quốc gia đều phải có trách nhiệm với hoà bình và hữu nghị.
Trong khi lịch sử của nhiều dân tộc vẫn còn đang tranh chấp để giải quyết các mâu thuẫn truyền thống, thì Hoa Kì và Việt Nam nay đang giải quyết thoả đáng các mối quan hệ cũ không tốt đẹp cũng như khác biệt trong nhận thức một số vấn đề để đi đến hợp tác kinh tế, văn hoá, giáo dục, kể cả những lĩnh vực vốn nhạy cảm khác… cho những năm tháng sắp tới.
10. Việt Nam học quan tâm đến lịch sử và văn hoá. Nhìn vào nước Mĩ chúng ta thấy gì?
Các sứ giả Hoa Kì đặt tên cho cuộc khởi dậy của 13 thuộc địa chống lại mẫu quốc Anh để đòi hỏi vận dụng một quy chế mới của một quốc gia độc lập là một cuộc chiến tranh cách mạng. Ngôn ngữ này cũng được các sử gia Việt Xam sử dụng để gọi cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp cũng như phát xít Nhật cũng là cuộc chiến tranh Cách mạng với nội dung cùng cởi bỏ ách thuộc địa. Hoa Kì đã cởi bỏ mối quan hệ cũ với mẫu quốc Anh thì Việt Nam cũng đã cắt mối quan hệ thuộc địa với mẫu quốc Pháp – thoát ách nô lệ.
Sự cưỡng bách của lịch sử trong quá trình tiến hoá của nhân loại đã xuất hiện chính sách đồng hoá theo phương pháp hoá giải – như một phổ biến – mà một số nhà lịch sử gọi là biến cố. Dân Anh xác nhập đất đai Ái Nhĩ Lan, xứ Weish và Scotland gia nhập đế quốc Anh. Trong khi đó Hoa Kì đã xác nhập các dân tộc thiểu số và dùng quyền cưỡng báchđối với lực lượng chống đối. Nga cũng theo phương thức trên để khuyên giải hoặc cưỡng bách nhiều dân tộc lớn và 50 dân tộc nhỏ, còn Trung Hoa có thể cai trị cả những vùng đất đai đa sắc tộc gồm dân tộc thiểu số theo đạo Hồi và nhiều dân tộc thiểu số khác.
Có một quy luật lịch sử là lộ trình phân phối lại đất đai lãnh thổ qua các cuộc chiến tranh để giành quyền thụ hưởng lâu dài vĩnh cửu những miền đất mới mang tính truyền thống theo mô típ “cha truyền con nối”. Lịch sử loài người và các quốc gia dường như đã cùng ứng với câu tục ngữ “không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời ” nhờ lao động, xây dựng mở mang và phát triển. Người Việt Nam mở cõi ở phía nam và các hải đảo để xây dựng một nước Việt hoàn chỉnh có cương vị địa chính trị trọng yếu. Cũng như thế, Châu Âu trong mấy thế kỉ đã nối dài lãnh thổ sang tận châu Mĩ để hình thành Hợp chủng quốc Hoa Kì.
11. Dân tộc và Tôn giáo *
Trên những vùng đất mới khai phá, có nhiều bài toán phải giải trong đó hai bài toán lớn là dân tộc và tôn giáo. Khi Hoa Kì là hợp chủng quốc thì chính những vấn đề chủng tộc khác nhau đã sáng lập nên nước Mĩ. Vĩệt nam khi là một quốc gia thống nhất phải giải quyết những vấn đề nội bộ bằng chỉến lược đại đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc, các tôn giáo (tôn giáo truyền thống và tôn giáo mới có như Tin Lành, Cao đài, Hoà Hảo, Bà la môn giáo, Hồi giáo,…).
Nước Việt trong Việt Nam học ví như hình ảnh con chim ưng đã tồn tại trong trong câu chuyện ngụ ngôn của Ái Nhĩ Lan về người thuỷ thủ già đi vào trung tâm của bão tố vượt qua những mũi tên bắn vào trong cuộc đời đầy phong ba của một số phận, để vạch đường cho con tàu cập bến.
PGS TS Nguyễn Mạnh Hùng
*: Tiêu đề do Ban Tu Thư thiết lập
CHÚ THÍCH
+ Nguyễn Mạnh Hùng, Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Lịch sử Việt Nam cận hiện đại – Luận án Tiến sĩ lịch sử, văn hoá thông qua công trình Technique du peuple Annamite (Kĩ thuật của người An Nam) của H. Oger đã góp phần phát hiện, nghiên cứu, giới thiệu và công bố tại Hà Nội, Việt Nam (1984), Nhật (1989), Mĩ (2004), Pháp (2006), Hàn Quốc (2008).
+ USA – Its Geographie and growth – distributed by the United States Information Service.
++ American Govemment and Politics today – High Holborn House – London – United Kingdom -2003.
+ Government by the People – Burns Peltason Cronin Magleby O’Brien Light 2004.
THƯ MỤC THAM KHẢO
Tiếng Việt
- Dixee R. Bartholomew – Feis, OSS và Hồ Chí Minh – Đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật, Lương Lê Giang (dịch), NXB Thế giới, Hà Nội, 2007.
- Archimedes L.A. Patti, Why Vietnam? Tại sao Việt Nam?, Lê Trọng Nghĩa (dịch), NXB Đà Nẳng.
Tiếng nước ngoài
- Dale Andrade, America’s Last Vietnam Battle: Halting Hanoi’s 1972 Easter Offensive.
- Dixee R. Bartholomew-Feis, The OSS và Hồ Chí Minh: Unexpected Allies in the War Against Japan.