Giá trị của lễ hội truyền thống trong xã hội hiện nay

Lễ hội truyền thống một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp, vừa độc đáo, vừa phong phú. Có thể coi lễ hội là hình ảnh thu nhỏ của nền văn hóa dân gian, với các hình thức văn học (truyền thuyết, thần thoại, thần tích, thần phả, văn tế, văn bia, ca dao hò vè…); nghệ thuật biểu diễn (diễn xướng, sân khấu, dân ca, dân vũ, dân nhạc…); tôn giáo, phong tục và tín ngưỡng (nghi lễ, nghi thức, trò chơi, trò diễn dân gian, tục lệ, thờ cúng, đức tin…)…

Xem chi tiết

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội Đình trong cộng đồng người Kinh ở tỉnh Sóc Trăng

Các nghi thức tế lễ trong lễ hội đình rất phong phú và được duy trì trong các giai đoạn lịch sử từ khi hình thành đến nay. Tuy nhiên, do những biến đổi của đời sống xã hội, lễ hội đình đang có nguy cơ mai một khá mạnh. Bài viết này đề cập đến thực trạng lễ hội đình ở Sóc Trăng và đặt ra vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội đình trong cộng đồng người Kinh ở tỉnh Sóc Trăng.

Xem chi tiết

Bản chất và đặc trưng tín ngưỡng dân gian trong lễ hội cổ truyền Việt Nam

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, các dân tộc ở Việt Nam có trên 8000 lễ hội. Lễ hội là một giá trị văn hoá phi vật thể trong di sản văn hoá của các dân tộc cần được bảo tồn và phát huy. Nhưng lễ hội nói chung và lễ hội gắn với tín ngưỡng dân gian nói riêng là một hiện tượng văn hoá hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử, văn hoá và kinh tế nhất định…

Xem chi tiết

CÂU ĐỐI ĐỎ – Một loại hình VĂN HỌC PHƯƠNG ĐÔNG

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ” –
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”. Ngoài việc dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa, sắm sửa các thứ trên bàn thờ, dù có nghèo túng lắm cũng không quên tìm mua một bức đại tự, một vài đôi câu đối in, viết tay hay khắc.

Xem chi tiết

Đi tìm người xông đất

Vào thời vua Lê chúa Trịnh, nếu vua Lê mong mỏi được chúa Trịnh đến viếng mình đầu tiên, để biết số phận mình còn tại vị được bao lâu? Thì đối với dân chúng, nhất là đối với người buôn bán -người được mong đợi đến viếng đầu tiên là ai?

Xem chi tiết

Vietnamese Lunar New Year Festival  in the background of Vietnamese society at the end of the 19th and beginning of the 20th century (table of contents) – Associate Professor, Doctor of History Nguyễn Mạnh Hùng

The Vietnamese people, from time immemorial, with the wet rice civilization, have many traditional celebrations and folk festivals full of significance and joy. They include the new rice festival held at the end of the summer spring crop to the hunting rite, the end-of-spring and beginning-of-summer festivals such as the first month rain and insects killing festivals… They are a series of ritual days. Particularly, to bid farewell to winter, the Vietnamese ancestors celebrated a grand Festival or Lunar New Year Festival.

Xem chi tiết

TẾT TRUNG NGUYÊN (Rằm tháng bảy) – Phần 2: MÙA CHÈ LAM BỎNG BỘP (1)

Ở Hà Nội, vào những ngày giáp rằm tháng bảy, ra khỏi nhà thì có thể thấy ngay cảnh bán mua các thức đồ cúng lễ thật sôi động, tấp nập. Từ hoa quả, hương hoa, vàng mã đến bỏng, kẹo, chè lam. Và nhiều nhất là các gánh hàng bỏng bột (h. b364 ) và chè lam để bán cho người ta bày lên mâm chúng sinh trong ngày lễ Vu Lan. Bạn đã bao giờ cầm trên tay những nắm bỏng bột trắng xốp, nhẹ bồng và thơm nồng hương lúa, hoặc thanh chè lam dẻo ngọt bùi mật mía, để cảm nhận cho riêng mình một dư vị thật riêng của thứ quà quê miền Bắc?

Xem chi tiết

TẾT TRUNG THU (Rằm tháng 8)

Rằm tháng tám là Tết Trung Thu. Tết này ta thường gọi là tết trẻ con, nhưng có nhà tốn phí nhiều tiền lắm. Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu các sắc, sặc sỡ xanh đỏ trắng vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ trổ các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm, con cá coi cũng đẹp.

     Đồ chơi trẻ con trong tết này, toàn là các thứ bồi bằng giấy, như là: voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm, cá, bươm bướm, bọ ngựa cho chí cành hoa, giàn mướp, đèn cù, đình chùa, ông nghè đất, con thiềm thừ …

Xem chi tiết

TẾT NGUYÊN ĐÁN ở Việt Nam trong THỜI KÌ HỘI NHẬP

Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ cổ truyền đặc biệt của người Việt Nam, một nét đẹp văn hoá truyền thống có từ lâu đời và còn được gìn giữ cho tới ngày nay. Tuy nhiên, cũng như nhiều phong tục văn hoá truyền thống khác, ngày tết cổ truyền này đang ngày càng bị ảnh hưởng bởi các văn hoá ngoại lai du nhập vào nước ta trong thời kì hội nhập hiện nay.

     Sau đây, chúng tôi xin kể lại một vài phong tục cổ truyền đặc biệt mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong ngày Tết Nguyên đán, từ đó liên hệ với trạng thái hiện nay và từ đó xin có vài đề xuất để gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hoá truyền thống này.

Xem chi tiết