Tìm hiểu địa danh Tây Nam Bộ qua thể loại văn vần dân gian

Nghiên cứu dấu ấn địa danh được phản ánh qua thể loại văn vần dân gian sẽ giúp hiểu rõ hơn nhân sinh quan, thế giới quan của cư dân Tây Nam Bộ. Qua đó, chúng ta hiểu hơn về tâm tư, tình cảm, ước mơ, khát vọng… của con người Tây Nam Bộ trong suốt tiến trình lịch sử mở và dựng nước. Như một nguồn cứ liệu đặc biệt, địa danh đã đi vào bộ phận văn học này một cách tự nhiên nhưng chứa đựng nhiều giá trị độc đáo như một cách lưu giữ văn hóa.

Xem chi tiết

Đặc trưng nguyên hợp của Văn học Dân gian từ khảo sát và phân tích tài liệu đến nhận thức khái quát về lý thuyết

Trong việc nghiên cứu Văn học dân gian, vấn đề thuật ngữ, khái niệm (như tính nguyên hợp, tính truyền miệng…) luôn được chú ý giải quyết đầu tiên. Theo nghĩa rộng, tính nguyên hợp là “sự dính liền nhau ngay từ ban đầu của các loại hình khác nhau trong sáng tạo văn hóa”. Đây chính là đặc tính chỉ xuất hiện ở giai đoạn sớm nhất trong sự phát triển của các hiện tượng văn hóa – nghệ thuật. Hiểu một cách giản dị hơn,“nguyên hợp: có sự hòa lẫn, trộn lẫn với nhau một cách tự nhiên, vốn có, của nhiều yếu tố khác nhau, ở dạng những yếu tố này chưa từng bị phân hóa”.

Xem chi tiết

Các hình thức tương tác cơ bản giữa Văn học Dân gian và Văn học Viết

Các hình thức tương tác cơ bản giữa văn học dân gian và văn học viết- hai loại khác nhau của cùng nghệ thuật ngôn từ là thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nền văn học dân tộc. Các hình thức đó là: nhại, mô phỏng, vay mượn chất liệu, vay mượn phong cách. Bài viết tập trung làm rõ các khái niệm này.

Xem chi tiết

Một số nét khái quát về kho tàng Văn học Dân gian M’nông

Dân tộc M’nông là chủ nhân của kho tàng văn học dân gian rất phong phú và đa dạng, nó là truyền thống văn hóa của dân tộc M’nông. Văn học dân gian M’nông mang tính nguyên hợp cao, bao gồm nhiều thể loại, từ thần thoại, truyện cổ, luật tục, sử thi, lời nói vần (không phải là thể loại mà là hình thức diễn đạt có cả trong sử thi, gia phả, luật tục…) đến các hình thức hát dân ca, các hình thức diễn xướng âm nhạc và vũ đạo; những quy tắc ứng xử trong cộng đồng đến các nghi lễ và lễ hội…

Xem chi tiết

“Văn học dân gian như một quá trình” – Một hướng tiếp cận hứa hẹn nhiều thay đổi trong nghiên cứu truyện kể dân gian ở Việt Nam

 Nghiên cứu văn học dân gian ở Việt Nam trước nay cũng đã có rất nhiều phương pháp tiếp cận và đã tạo nên những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, nhìn đại thể, các công trình nghiên cứu vẫn dựa trên tư liệu đã in thành văn bản, lấy văn bản làm đối tượng chính để khảo sát. Dù hướng nghiên cứu văn bản cũng có chú ý đến các yếu tố ngoài văn bản để hỗ trợ nhưng cách tiếp cận đó đã bộc lộ một số nhược điểm bên cạnh những đóng góp cho nền văn học nước nhà. Để bổ sung và mở rộng phương pháp nghiên cứu, định hướng xem văn học dân gian như là một quá trình trở thành một hướng đi hứa hẹn tạo ra nhiều thay đổi.

Xem chi tiết

(Chuyên đề) Định hướng NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN GIAN trong BỐI CẢNH

Thuật ngữ “bối cảnh” bắt nguồn từ tiếng La-tinh “textere”, vốn có nghĩa là “hành động dệt”. Trong một nghĩa rộng hơn, “bối cảnh” là tất cả những gì đi cùng với văn bản. Một văn bản, giống như một mảnh vải, được “dệt” thành từ tình huống của một sự diễn xướng được bố trí sẵn (mà trong đó gồm): người nghe, người trình diễn, những nền tảng kiến thức và hiểu biết của một nhóm người có tính xã hội, và nền tảng văn hoá của người kể/hát lẫn người nghe…

Xem chi tiết