CHỮ VIỆT NHANH & CHỮ VN SONG SONG 4.0 có đúng NGUYÊN TẮC ÂM VỊ HỌC hay không? – Phần 1

Tác giả:  TRẦN TƯ BÌNH1
(Tác giả tốc ký Chữ Việt Nhanh.
Đồng tác giả Chữ VN Song Song 4.0)

   Một Bộ chữ tượng thanh được xem là đúng nguyên tắc âm vị học khi một âm vị chỉ ghi bằng một dạng ký tự duy nhất, có thể chỉ là một chữ cái (vd: a, b, c, e, ê, ế, ứ, ở…), hoặc gồm hai hay ba chữ cái (vd: ch, ph, th, tr, ia, ua, ưa, ứa, uy, ủy, uya…).

   Dù chữ Quốc ngữ (CQN) hiện nay vận hành hiệu quả nhưng xét kỹ thì vẫn còn một số điểm không đúng nguyên tắc âm vị học. Các khuyết điểm dễ thấy không đúng nguyên tắc âm vị học của CQN như :

VÍ DỤ

ÂM VỊ

CÁC CÁCH VIẾT

Âm vị

/i/ [i]

khi thì viết Y  (kỳ, lý…),

khi thì viết I  (thi, trí…).

Âm vị

/k/ [cờ]

khi thì viết C  (ca, co, cứ…),

khi thì viết K  (kín, kê, ke).

Chữ “ga, gò…”

/g/ [gờ]

đọc với âm vị  /g/ [gờ],

 

Chữ “

/j/ [giờ]

thì đọc với âm vị  /j/ [giờ].

 

Âm vị

/g/ [gờ]

khi thì viết G  (ga, gò…),

khi thì viết GH  (ghi, ghê, ghe).

Âm vị

/ŋ/ [ngờ]

khi thì viết NG  (nga, ngò…),

khi thì viết NGH  (nghi, nghề, nghe).

   Và các khuyết điểm khó thấy không đúng nguyên tắc âm vị học của CQN mà một số chuyên gia ngôn ngữ đã nêu ra như :

NGUYÊN ÂM, ÂM TIẾT

ÂM VỊ

BỊ CHÚ

CÁC CÁCH VIẾT

Các cặp nguyên âm đôi

ia/iê, ua /uô, ưa /ươ

thật ra chỉ là một,

nhưng khi thì viết: ia, ua, ưa;

khi thì viết: iê, uô, ươ. (¹)

Các âm tiết

iêm, iên, iêt, iêu, iêng

đứng một mình

thì lại viết là yêm, yên, yêt, yêu, yêng. (²)

Nguyên âm đôi

[iƏ]

khi thì viết  ia (tia),

khi thì viết   (tiên),

khi thì viết ya (giặt giỵa).

Cặp nguyên âm ghép

uya /uyê

thật ra chỉ là một,

nhưng khi thì viết uya (khuya);

khi thì viết uyê (khuyên).

     Để trả lời câu hỏi Bộ chữChữ Việt Nhanh” (CVN) và Kiểu gõ/chữChữ VN Song Song 4.0” (Chữ 4.0 hay CVNSS 4.0) có đúng nguyên tắc âm vị học hay không, ta phải hiểu chính xác Chữ Việt NhanhChữ 4.0  là gì.

   Chữ 4.0  là cách viết không dấu và rất ngắn, rút gọn tối ưu từ CQN. Nó gồm 52 qui ước có hệ thống, nối tiếp và móc xích.

   Trước tiên phải nắm vững 34 đề xuất ghi gọn CQN thành một kiểu chữ Việt cực ngắn, tên là CVN.

   Sau khi nắm vững 34 đề xuất của CVN, ta mới hiểu được qui ước 18 chữ cái, gọi là Ký Hiệu Dấu, dùng thay thế các dấu phụ và dấu thanh cho CVN, tạo thành Chữ 4.0.

   Ai nắm vững 34 đề xuất của CVN thì sẽ dễ dàng hiểu CVN đã giải quyết được toàn bộ các khuyết điểm về âm vị học ở CQN.

   Còn ai chưa nắm vững 34 đề xuất CVN thì xin xem phần trình bày chi tiết sau đây để hiểu CVN, sau đó mới hiểu rõ các đề xuất nào của CVN đã góp phần giải quyết được toàn bộ các khuyết điểm về âm vị học ở CQN.

   Chữ 4.0 chỉ mới chính thức được báo chí nói đến vào cuối tháng 3-2020 vừa qua sau khi nó được Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy chứng nhận bản quyền số 1850/2020/QTG. Nhiều ý kiến, bài viết trái chiều trên mạng xã hội của nhiều độc giả đã được viết ra.

   Phần lớn độc giả chỉ đọc bản demo trên báo chí, không chịu tìm hiểu công thức Chữ 4.0, cho nên họ đã có nhiều nhận định chưa chính xác về Chữ 4.0, chẳng hạn cho rằng Chữ 4.0  “không hợp lí, không có cơ sở khoa học” (TS. NGUYỄN VĂN LỢI – Nguyên Phó Viện trưởng Viện ngôn ngữ học Việt Nam), hoặc Chữ 4.0 “… thiếu khoa học trong thiết kế, chưa tuân thủ cấu trúc ngôn ngữ tiếng Việt, không tuân thủ hệ thống ngữ âm quốc tế, không bảo đảm tính đơn trị, còn nhập nhằng và khó nhớ…” (TS. ĐẶNG MINH TUẤN – tác giả VietKey).

   Chúng tôi viết bài này nhằm phản biện lại các nhận định thiếu chính xác nói trên và giải thích sự tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc âm vị học của Chữ VN Song Song 4.0một bộ chữ không dấu cực ngắn cho tiếng Việt.

34 Đề xuất của Chữ Việt Nhanh

   Lưu ý:  Xin đọc chậm các đề xuất từ trên xuống dưới vì chúng có quan hệ móc xích, nối tiếp. Hiểu được đề xuất ở trên thì mới hiểu các đề xuất sau đó.

   CVN là kiểu chữ Việt cực ngắn rút gọn từ CQN theo các qui luật trong 5 nhóm sau :

(1) Bỏ bớt dấu sắc ở mọi từ có chữ cái cuối là:
C, P, T, CH (1 đề xuất) :

CHỮ QUỐC NGỮ

CHỮ VIỆT NHANH

bực tức

bực tưc

trót lọt

trot lọt

(2)  Y và Uy (3 đề xuất) :

CHỮ QUỐC NGỮ

VÍ DỤ

CHỮ VIỆT NHANH

VÍ DỤ

Y

y tá

I

i tá

UY

thúy, buýt

Y

thý, byt

AY, ÂY

mây bay

AY, ÂY

mây bay

(3) Phụ âm đầu chữ (9 đề xuất) :

CHỮ QUỐC NGỮ

VÍ DỤ

CHỮ VIỆT NHANH

VÍ DỤ

PH

phải

F

fải

QU

quay, quân, quốc, quy

Q

qay, qân, qôc, qi, qy

K

kín, kê, kẻ

C

cín, cê, cẻ

KH

khi khó khăn

K

ki kó kăn

D

dì, do dự

Z

zì, zo zự

Đ

đi đâu đó

D

di dâu dó

GI

giá gì, giữ gìn, giặt

J

já jì, jữ jìn, jặt

GH

ghì, ghê, ghe

G

gì, gê, ge

NG, NGH

nga, nghĩ, nghề, nghe

W

wa, wĩ, wề, we

(4) Phụ âm cuối chữ (3 đề xuất) :

CHỮ
QUỐC NGỮ

VÍ DỤ

CHỮ VIỆT NHANH

VÍ DỤ

NG

mang, xoong

G

mag, xoog

NH

banh, hoành, huênh

H

bah, hoàh, huêh

CH

tách bạch, hoạch, nguệch

K

tak bạk, hoạk, wuệk

(5) 52 vần “Nguyên âm ghép và chữ cái cuối” (18 đề xuất) :

    Hãy xem 52 vần “Nguyên âm ghép và chữ cái cuối” sau :   

– uyêt, uyên.
– iêt, iêp, iêc, iên, iêm, iêng, iêu.
– yêt, yên, yêm, yêng, yêu.
– uôt, uôc, uôn, uôm, uông, uôi.
– ươt, ươp, ươc, ươn, ươm, ương, ươu, ươi.
– uât, uân, uâng, uây.
– uơt, uơn.
– oăt, oăc, oăn, oăm, oăng.
– oet, oen, oem, oeo.
– oat, oap, oac, oan, oam, oang, oao, oai, oay.

52 vần này có :

– Các nguyên âm ghép là: UYÊ, IÊ, YÊ, UÔ, ƯƠ, UÂ, UƠ, OĂ, OE, OA.
– Và các chữ cái cuối là: T, P, C, N, M, NG, O, U, I, Y.

52 vần nầy được ghi gọn lại còn 2 chữ cái mỗi vần, theo công thức sau đây :

– Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm.
– Và cùng lúc, thay chữ cái cuối bằng chữ cái khác.

Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm (10 đề xuất) :

–  UYÊ   rút còn Y.
–  IÊ-YÊ ……… I.
–  UÔ ………… U.
–  ƯƠ ………… Ư.
–  UÂ ………… Â.
–  UƠ ………… Ơ
–  OĂ ………… Ă.
–  OE ………… E.
–  OA ………… O
–  OA ………… A  (Chỉ ở vần “oay”).

•  VÀ CÙNG LÚC, thay chữ cái cuối bằng chữ cái khác. (8 đề xuất) :

– T thay bằng  D. 
–  P ………… F.
–  C ………… S.
–  N ………… L.
–  M …………V.
–  NG ………  Z.
–  O-U ………W.
–  I-Y ………  J.

   Như vậy, ráp 10 nguyên âm rút gọn vào 8 chữ cái cuối khác, ta ghi gọn được 52 vần trên mỗi vần chỉ còn 2 chữ cái, như sau :

UYÊT, UYÊN  =  YD, YL.
   Vd :  thuyết chuyện  =  thyd chỵl.

IÊT, IÊP, IÊC, IÊN, IÊM, IÊNG, IÊU  =  ID, IF, IS, IL, IV, IZ, IW.
   Vd :  biết tiếp việc liền hiếm tiếng nhiều  =  bid tif vịs lìl hív tíz nhìw.

YÊT, YÊN, YÊM, YÊNG, YÊU  =  ID, IL, IV, IZ, IW.
   Vd :  yết yến yểm yêng yếu  =  íd íl ỉv iz íw.

UÔT, UÔC, UÔN, UÔM, UÔNG, UÔI  =  UD, US, UL, UV, UZ, UJ.
   Vd :  suốt thuốc luôn nhuộm xuống cuối  =  sud thus lul nhụv xúz cúj.

ƯƠT, ƯƠP, ƯƠC, ƯƠN, ƯƠM, ƯƠNG, ƯƠU, ƯƠI  =  ƯD, ƯF, ƯS, ƯL, ƯV, ƯZ, ƯW, ƯJ
   Vd :  rượt cướp trước lươn bướm tương rượu mười  =  rựd cưf trưs lưl bứv tưz rựw mừj.

UÂT, UÂN, UÂNG, UÂY  =  ÂD, ÂL, ÂZ, ÂJ.
   Vd :  xuất tuần khuâng khuấy  =  xâd tầl kâz kấj.

UƠT, UƠN  =  ƠD, ƠL
   Vd :  huợt huỡn  =  hợd hỡl.

OĂT, OĂC, OĂN, OĂM, OĂNG  =  ĂD, ĂS, ĂL, ĂV, ĂZ
   Vd :  thoắt hoặc xoắn  =  thăd hặs xắl.

OET, OEN, OEM, OEO  =  ED, EL, EV, EW.
   Vd :  Chúng nó ngoéo tay cười toe toét  =  Chúg nó wéw tay cừj toe ted.

OAT, OAP, OAC, OAN, OAM, OANG, OAO, OAI, OAY  =  OD, OF, OS, OL, OV, OZ, OW, OJ, AJ (vần: oay). 
   Vd :  Chú Hoàng loay hoay gọt xoài  =  Chú Hòz laj haj gọt xòj.

   Các đề xuất trên được tóm lược theo bảng sau (Bảng do BTT thiết lập) :

CHỮ QUỐC NGỮ

VÍ DỤ

CHỮ VIỆT NHANH

VÍ DỤ

UYÊ

uyêt, uyên, chuyện thuyết.

Y

yd, yl, chỵl thyd.

IÊ, YÊ

iêt, iêp, iêc, iên, iêm, iêng, iêu, biết, tiếp, việc, liền, hiếm, tiếng, nhiều, yêt, yên, yêm, yên, yêu, yết, yến, yểm, yên, yếu.

I

id, if, is, il, iv, iz, iw, bid, tif, vịs, lìl, hív, tíz, nhìw, id, íl, ỉv, iz, íw.

uôt, uôc, uôn, uôm, uông, uôi, suốt, thuốc, luôn, nhuộm, xuống, cuối.

U

ud, us, ul, uv, uz, uj, sud, thus, lul, nhụv, xúz, cúj.

ƯƠ

ươt, ươp, ươc, ươn, ươm, ương, ươu, ươi, rượt, cướp, trước, lươn, bướm, tương, rượu, mười.

Ư

ud, us, ul, uv, uz, uj, rựd, cưf, trưs, lưl, bứv, tưz, rựw, mừj.

uât, uân, uâng, uây, xuất, tuần, khuâng, khuấy.

Â

âd, âl, âz, âj, xâd, tầl, kâz, kấj.

uơt, uơn, huợt, huỡn.

Ơ

ơd, ơl, hợd, hỡl.

oăt, oăc, oăn, oăm, oăng, thoắt, hoặc, xoắn.

Ă

ăd, ăs, ăl, ăv, ăz, thăd, hặs, xắl.

OE

oet, oen, oem, oeo, chúng nó ngoéo tay cười toe toét.

E

ed, el, ev, ew, chúg nó wéw tay cừj toe ted.

OA

oat, oap, oac, oan, oam, oang, oao, oai, oay, chú Hoàng loay hoay gọt xoài.

O

od, of, os, ol, ov, oz, ow, oj, aj (vần: oay), chú Hòz laj haj gọt xòj.

OAY

 

A

 

T cuối

 

D

 

P cuối

 

F

 

C cuối

 

S

 

N cuối

 

L

 

M cuối

 

V

 

NG cuối

 

Z

 

O, U cuối

 

W

 

I, Y cuối

 

J

 

   Qua phần trình bày 34 đề xuất CVN ở trên, độc giả nào thông hiểu thì sẽ thấy toàn bộ các khuyết điểm về âm vị học ở CQN đã được giải quyết. Giải thích :

… còn tiếp ở Phần 2 …

BAN TU THƯ
08 /2020

MỜI XEM:
◊  CHỮ VIỆT NHANH và CHỮ VN SONG SONG 4.0 có đúng NGUYÊN TẮC ÂM VỊ hay không? – Phần 2.

GHI CHÚ:
1 :  Ông TRẦN TƯ BÌNH sinh năm 1954, tốt nghiệp Khoa Ngữ văn năm 1977, Trường ĐH Tổng Hợp, TP. HCM. Ông từng tốt nghiệp sư phạm tiểu học Đà Nẵng, khóa 1972-1974, dạy tiểu học ở tỉnh Quảng Nam niên khóa 1974, dạy môn văn Trường THPT Lý Thường Kiệt, Hóc Môn, TP. HCM các niên khóa 1977-1980, dạy Việt ngữ cuối tuần ở Trường Văn hóa Việt Nam Bankstown, Úc năm 1987-2009. Ông là hiệu trưởng Trường Văn hóa Việt Nam Marrickville, Úc từ năm 2010 đến 2016 và đang là chủ nhiệm trang web Chữ Việt Nhanh. Hiện ông sống và làm việc tại Úc. (Nguồn:  Báo Thanh Niên – thanhnien.vn)

◊  Chữ nghiêng, chữ đậm và các bảng thể hiện do BAN TU THƯ thiết lập.

 Thánh Địa Việt Nam Học
(https://thanhdiavietnamhoc.com)

CÁC BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN:
1. CHỮ VIỆT NHANH & CHỮ VN SONG SONG 4.0 có đúng NGUYÊN TẮC ÂM VỊ HỌC hay không?Phần 1

2. CHỮ VIỆT NHANH & CHỮ VN SONG SONG 4.0 có đúng NGUYÊN TẮC ÂM VỊ HỌC hay không?Phần 2

3. DIỄN ĐÀN HỌC THUẬT Việt Nam học, Việt Nam Tương lai học

4. CHỮ VN SONG SONG 4.0: Không có Cơ sở khoa học và Không nên phổ biến – Tác giả: Giáo sư, Tiến sĩ NGUYỄN VĂN LỢI.

5. CHỮ VN SONG SONG 4.0 – Tán thành hay Phản đối? – Tác giả: PHÚC LAI.

6. Tổng hợp Những Ý KIẾN, QUAN ĐIỂM – Tán thành và Phủ định – Tác giả: BAN TU THƯ (thanhdiavietnamhoc.com). —- đang được cập nhật —-

◊ v.v…
Quý độc giả có ý kiến, vui lòng kích chuột vào địa chỉ email: thanhdiavietnamhoc@gmail.com để gửi bài viết hoặc ý kiến, …. về Thánh Địa Việt Nam Học (https://thanhdiavietnamhoc.com).

Trân trọng kính chào.