Để trở thành THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC – Trung tâm nghiên cứu Việt Nam của Việt Nam và Quốc tế – Phần 2
… tiếp theo phần 1:
GS. Nguyễn Hữu Đức4 có 3 nhận xét sau:
Thứ nhất, số thư tịch khoa học nghiên cứu về Trung Quốc và Thái Lan có sự tương đồng cao về một số xu thế, ví dụ như về tỷ lệ các bài nghiên cứu về Khoa học Xã hội & Nhân văn (đều chiếm khoảng 25%). Tỷ lệ này đối với Việt Nam là 36,8%. Có nghĩa là các nhà khoa học trên thế giới có quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề Khoa học Xã hội & Nhân văn của Việt Nam.
Thứ hai, việc triển khai các nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu về lĩnh vực “quốc học” chủ yếu là các kết quả nội sinh, do các nhà khoa học của nước đó thực hiện. 66% số lượng bài báo nghiên cứu về Trung Quốc do các học giả Trung Quốc thực hiện.Con số này đối với Thái Lan là 55%. Còn đối với Việt Nam, tỷ lệ này chỉ đạt 27,5%, tức là các nghiên cứu về Việt Nam được công bố quốc tế chủ yếu do các nhà khoa học nước ngoài thực hiện.
Thứ ba, trong 10 cơ sở nghiên cứu mạnh nhất về Trung Quốc thì tất cả đều là các viện nghiên cứu và trường đại học của Trung Quốc (và Hồng Kông). Đối với Thái Lan, 10 đơn vị nghiên cứu hàng đầu về Thái Lan cũng đều là các đơn vị quốc nội. Còn đối với Việt Nam thì ngược lại, trong top 10 các đơn vị nghiên cứu mạnh về Việt Nam chỉ có 2 cơ sở của Việt Nam. Đơn vị có nhiều kết quả nghiên cứu và công bố quốc tế về Việt Nam nhất cũng thuộc về nước ngoài. (theo GS. Nguyễn Hữu Đức) 4
Kế hoạch thúc đẩy các nghiên cứu Việt Nam
Bên cạnh việc thúc đẩy các nghiên cứu trong chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp Trường Đai học Quốc gia Việt Nam về “Định vị và phát triển Khoa học Xã hội & Nhân văn Việt Nam”, để Việt Nam nói chung và Trường Đai học Quốc gia Việt Nam nói riêng trở thành “thánh địa” của nghiên cứu Việt Nam, chúng ta cần đẩy mạnh phát triển mạng lưới các nhà nghiên cứu Việt Nam học toàn cầu, quy tụ đội ngũ nghiên cứu Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực, chuyên môn khác nhau.
Đặc biệt, cần phải xây dựng được một Trung tâm tư liệu nghiên cứu Việt Nam hiện đại và lớn nhất thế giới. Như đã nêu ở trên, tư liệu của thế giới viết về Việt Nam khá nhiều, đồng thời số tư liệu của Việt Nam bị thiên di đi khắp thế giới cũng rất lớn, từ châu Á, châu Âu đến cả châu Mỹ. Hệ thống tư liệu ấy cần được thu thập, quy tụ để kết hợp cùng với hệ thống tư liệu đang có trong nước hình thành một trung tâm phục vụ cho các nghiên cứu đầy đủ và toàn diện nhất về Việt Nam. (theo GS. Nguyễn Hữu Đức)4
Thánh địa Việt Nam học – Bước vào Sàn diễn của Thế giới số hoá vạn vật
THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC – Trước hết là vùng đất cư trú của các bậc Thánh nhân đã được – hay chưa được – chỉ dấu địa lý hay còn tìm ẩn trong góc khuất lịch sử, hoặc là những nhân vật có thật hay không thật tai vùng đất được sinh ra từ nguồn gốc con người sinh học (có Ông Bà, Bố mẹ) hay con người vỡ hạt vùng đất huyền thoại, còn là những con người đa nhân cách, đa sinh hoạt trong vùng không gian ở khắp đất nước Việt Nam.
THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC – còn là vùng đất của văn chương, văn học, văn hoá, văn minh của số phận con người Việt Nam nằm trong chiếc nôi văn hoá lọt thỏm trong chiếc nôi văn hoá lớn của Trung Hoa, Ấn Độ, Đông Nam Á, Châu Á nên nhìn trên bản đồ thế giới xứ sở Việt Nam trông như một kẻ vạch rấp ranh bên bờ nước.
THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC – còn là vùng đất bí ẩn đã hoá thạch của một số phận nhân loại – đã được gọi tên ngày nay là Việt Nam với những trầm tích văn hoá xếp chồng lên nhau..
THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC – có độ dài thời gian đã tích hợp qua hàng nghìn năm tiến hoá từ nền văn hoá chữ Hán cho đến văn hoá chữ La Tinh, để có thể hình thành nên một thế giới văn hoá xếp chồng lên nhau nhiều tầng lớp.
Khi THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC – thanhdiavietnamhoc.com theo phiên bản tiếng Việt – gọi là Vi-VersiGoo – được chuyển dịch sang 104 ngôn ngữ sẳn có hiện nay của Google-Dịch (Google-Translate) – bắt đầu từ trang web holylandvietnamstudies.com – phiên bản tiếng Anh: En-VersiGoo – thì bản dịch sẽ là cách rà soát ngôn ngữ Việt Nam trên thế giới để giúp đỡ Google hoàn chỉnh dần. THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC với 104 phiên bản VersiGoo đang tiến vào hội nhập sàn diễn Thế giới số hoá vạn vật của thế giới ngày nay. (theo PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hùng)5
GHI CHÚ:
4 GS. Nguyễn Hữu Đức, Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội – Nguồn: vnu.edu.vn.
5 PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
BAN TU THƯ
02 /2020
MỜI XEM:
◊ THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC – Ý nghĩa
◊ THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC – Khái niệm
◊ THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC – Vùng đất thánh
◊ THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC – Thế giới số hoá vạn vật
◊ THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC – Tứ giáo đồng trụ
◊ THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC – Sống đồng tịch, đồng sàng – Chết đồng quan, đồng quách
◊ Để trở thành THÁNH ĐỊA VIỆT NAM HỌC – Trung tâm nghiên cứu Việt Nam của Việt Nam và Quốc tế – Phần 1