Miền HẬU-GIANG (Phần 2: Từ MẠC-CỬU đến NGUYỄN- TRI-PHƯƠNG )
SƠN NAM
VÀI NÉT LỊCH – SỬ TRƯỚC KHI NAM-TIẾN
Các nhà khảo-cứu đã tìm gặp ở Hậu-Giang khá nhiều tài-liệu : Bia có khắc chữ Phạn, tháp cổ, các loại tượng thần Bà-La-Môn Giáo, các loại tượng Phật Giáo, sọ người, dụng-cụ bằng đá, di tích thành-phố, kinh đào…
Sự giải-thích của các học-giả chưa được ổn-thỏa, dứt khoát; nói chung chỉ là phỏng-định, đóng khung mỗi tài-liệu vào từng thời-kỳ dài hằng năm ba thế-kỷ.
Để có một ý-niệm khái-quát, chúng ta không thể tách rời những giai-đoạn lịch-sử của đất Hậu-Giang ra khỏi lịch-sử của nước Phù-Nam, của nước Chân-Lạp nói riêng — và lịch-sử của các nước chịu ảnh-hường văn-hóa Ấn-Độ ở Đông-Nam-Á nói chung.
Thổ dân thời tiền-sử ở Hậu-Giang có lẽ thuộc giống Indo-nésien. Bộ sọ người tìm được ở Vĩnh-Hưng (Bạc-Liêu) chứng minh điều ấy (1).
Người Mon-Khmer tràn tới, xua các thổ dân (lui qua miền Trung-kỳ hoặc miền Nam-Dương quần đảo), nhưng họ vẫn sống trong tình-trạng quá lạc-hậu, xài những dụng-cụ bằng đá chuốt, đến khoảng thế-kỷ thứ nhứt (Tây lịch) khi các thương-gia Ấn Độ vượt biển qua hướng Đông để tìm vàng, trầm hương, đậu-khấu.
Kaundinya từ miền Nam Ấn-Độ đến kết duyên với Hoàng- hậu Liễu-Diệp ở vùng hạ lưu sông Mékong, phổ-biến văn-hóa Ấn-Độ và lập nên nước Phù-Nam. Kinh-đô bấy giờ ở vùng Ba- Nam, thuộc tỉnh Preyveng ngày nay, cách biển chừng 500 dặm. Hải cảng quan trọng nhứt có lẽ là Óc-Eo ở chân núi Ba-Thê (nơi giáp giới tỉnh An-Giang và Kiên-Giang ngày nay) do các thương gia Ấn-Độ tổ chức (2).
Từ đấy nước Phù-Nam hùng cứ suốt 5 thế-kỷ (I đến V) chinh phục các lân bang, đưa sứ giả qua Ấn-Độ (trào Murundas) và Trung-Hoa (đời Tam-Quốc).
Năm 357, một người quí tộc thuộc giống Nhục-Chi (Indo-Scythe) từ Ấn-Độ chạy sang Phù-Nam, được làm vua ở đây, du nhập luồn văn-hóa Ấn-Độ thứ nhì có sắc thái Ba-Tư (3).
Tóm lại, trước khi nước Phù-Nam bị tan-vở vì sự quật- khởi của tiểu-quốc Khmer xưa kia là chư-hầu (610), văn-hóa Ấn- Độ đã gieo nhiều ảnh-hưởng khá sâu đậm Bà-La-Môn Giáo, Phật-Giáo trong giới quí-tộc. Cuộc khai-quật ở Óc-Eo sau này đã vớt-vát được ít tài-liệu : Tượng thần Bà-La-Môn Giáo, Phật-Giáo, gương đồng đời Hán, mể-đai chạm hình hoàng-đế La-Mã Antonin le Pieux.
___________
(1) E.GENET-VARCIN, Les restes osseux des Cent – Rues, BFEO, tome XLIX fasc. 1, 1958.
(2) Xem G. COEDÈS. Les Etats hindouises d’Indochine et d’Indonésie, E.De Boccard, Paris 1948; P. PELLIOT, Le Fou Nan, BFEO, tome III.
(3) Người Nhục-Chi cũng đến đất Giao-Châu truyền bá Phật-Giáo, thời Bắc-Thuộc.
(152 sau kỷ-nguyên), nhiều con dấu khắc kiểu chữ Phạn hồi thế- kỷ thứ hai — thứ năm, và các đồ trang sức (4).
CỔ VẬT ÓC-EO
(1) Ngọc chạm chìm (intaille) hình thiếu nữ đang dâng rượu cho thần lửa (tục Ấn-Độ).
(2) Đồng tiền vàng (bractéate) có chạm hình hoàng-đế La-Mã Antonin le Pieux (năm thứ 15 tức 152 sau Chúa G.S.). (Vẽ theo Artibus Asiae).
Suốt thế-kỷ thứ VIII, lại xảy ra nội-biến Nam-Bắc phân-tranh. Thừa cơ, họ Cailendra ở đảo Java nổi lên, đặt nước Chân-Lạp vào địa-vị chư-hầu (5), phổ-biến Phật-Giáo đại-thừa. Nhưng đến đầu thế-kỷ sau, nước Chân-Lạp khôi-phục chủ quyền, dời kinh-đô về Angkor đạt mức hưng-thịnh vẽ-vang với những kiến-trúc vĩ-đại Angkor Thom, Angkor Vat, tháp Bayon vào thế kỷ thứ 12.
Dân tình tỏ ra uể-oải sau những năm phục-dịch để xây cất đền đài và chinh-chiến… Phật-Giáo tiểu-thừa du nhập, gây ảnh- hưởng trong giới bình-dân (6). Nước Chân-Lạp bắt đầu suy-đồi khi người người Thái (Xiêm) nổi dậy chống trả, lập thành vương quốc riêng biệt ở phía Tây. Trước áp-lực của quốc-gia đầy sinh- lực nầy, người Chân-Lạp bỏ vùng Angkor dời về phía ngả tư sông Cửu-Long tức Nam-Vang ngày nay. Ấy cũng nhằm lúc người Chiêm-Thành bồ Phật-Thệ (1471) trước làn sóng Nam-Tiến của người Việt. 40 năm sau, người Bồ-Đào-Nha chiếm Malacca (1511), lần đầu tiên thực-dân Tây Phương đặt chân vào miền Đông-Nam- Á. Nhưng hai quốc-gia đầy sinh lực Việt-Nam và Thái tiếp-tục đường Nam-Tiến, suốt hai thế-kỷ mãi tranh chấp nhau; những trận đánh cuối cùng xảy ra ở Hậu-Giang vào đời Minh-Mạng.
___________
(4) G. COEDÈS, Le site de Gò Óc-Eo, Artibus Asiae, tome X/3, 1947, trang 193-199.
Cuộc khai quật này quá trễ, dân chúng đã bòn vàng trước 5, 6 năm… số người quá đông đào, có hát bội, tiệm quán thường trực…
(5) Phải chăng vì cuộc chinh phạt này mà hải cảng Óc-Eo bị tàn phá ? Xem VOYA- GE DU MARCHAND ARABE SULAYMAN… Ed. Bossard, Paris, 1922, trang 98-99.
(6) Xem G. COEDÈS, Une période critique dans I’Asie du Sud – Est, le 13è sỉècle. BSEI, No 4, 1958 — Lý do suy đồi vì tôn giáo cùa Coedès nêu ra không được vững vì người Thái cúng theo Phật-Giáo tiểu-thừa.
Di-tích của nước Chân-Lạp ở Hậu-Giang phần lớn đều thuộc vào khoảng tiền Angkor (thế kỷ thứ VII, thứ VIII) tập trung chung-quanh các đồi núi : tượng thần Civa và “Bà chúa Sứ” (Núi Sam), tượng Vishnu, Brahma (núi Ba-Thê), tượng Phật (Hòn-Sóc), thần Hari-Hara (núi Ba-Thê), bia đá ở núi Ba-Thê, núi Cô-Tô, núi Sam, tháp Vĩnh-Hưng (có bia ghi năm 892). Nối liền các khu-vực nầy có con kinh đào từ Ba-Thê ra vịnh Xiêm-La, từ Ba-Thê lên Thất-Sơn, thẳng vể Angkor Borey (1),
Trong thời-gian là lãnh-thổ của Chân-Lạp, đất Hậu-Giang giữ khá nhiều tánh chất địa-phương tự-trị nhờ nền kinh-tế tự-túc ; vì đường giao thông đến kinh đô thật xa xôi. Trung-tâm quan-trọng nhứt là vùng Ba-Thắc (Sóc-Trăng) (2). Thời ấy, dân số không quá đông đảo như chúng ta thường có ý-thức. Họ sống tập trung theo chân núi và các giồng cát; làm ruộng, lập vườn, bắt cá trong mức vừa đủ ăn cho gia-đình. Cách xóm chừng trăm thước là rừng tràm âm-u, bờ sông dày bịt cây cỏ. Dân chúng không muốn và ít dám đá động tới vùng “đất thiêng” : cọp, sấu, voi, rắn, chim- chóc tha hồ tung-hoành như mãi đến hồi đầu thế kỷ thứ XX chúng ta còn thấy.
Theo thống-kê năm 1886, bên cạnh 100 người Việt-Nam, số người Miên là 114 ở Rạch-Giá, 84 ở Trà-Vinh và 80 ở Sóc- Trăng. Tỷ-lệ ấy sụt dần, đến năm 1930 chỉ còn có 38 ở Rạch-Giá, 49 và 47 ở Trà-Vinh, Sóc-Trăng (3). Lý do chánh-yếu là người Việt ở miền Tiền-Giang tràn xuống lập-nghiệp quá nhiều. Đến khoảng năm 1930, dân số người Miên tăng lên gấp ba lần so với khoảng 1886. Điểu ấy chứng tỏ rằng người Việt-Nam và người Việt gốc Miên vẫn sống trong bầu không-khí thuận-hòa… Những cuộc xô-xát (cắp duồng) nếu thỉnh-thoảng có xảy ra thì đều do bàn tay của thực-dân, hoặc của bọn tà đạo xúi-dục và chỉ gây thiệt- mạng một số người rất ít. Luận-điệu “Nếu không có người Pháp đến làm trọng-tài thì người Việt đã tiêu-diệt người Miên” vẫn là mánh-khóe chia rẽ đề trị của bọn thực-dân. Giới bình-dân Việt- Nam và Cao-Miên gặp nhau ở sự tôn-kính Phật-Giáo ; điểm dị- đồng giữa tiểu-thừa và đại-thừa gần như không đáng kề vì họ không chú-trọng đến những vấn-đề siêu-hình, quá lý-thuyết.
Cuộc tranh-đấu giữa khối Indo-européen và khối Touranien đã vãn ở đất Hậu-Giang! Chỉ còn hai nước lớn Trung-Hoa và Ấn-Độ chia nhau ảnh-hường văn-hóa, chánh-trị từ đầu kỷ-nguyên, ở Nam-Kỳ nói chung và Hậu-Giang nói riêng! Dưới sự cai-trị của thực-dân Pháp, họ vần còn giữ ưu-thế nắm việc mua bán lúa gạo, cho điền-chủ vay bạc khẩn đất… như sau này — năm 1930 — ta thấy rõ-rệt nhứt. Âu đó cũng là tất-yếu của địa-lý và lịch-sử.
___________
(1) L. MALLERET, Catalogue du musée Blanchard de la Brosse; Cochinchine, terre inconnue, BSEI, 3è trimestre, 1943.
(2) Xem lời truyền khẩu trong Monographie Sóc-trăng.
(3) J. BOUAULT, La Cochinchine, IDEO, Hà-nội 1930, trang 20.
Nguồn: TÌM HIỂU ĐẤT HẬU GIANG – Sơn-Nam
In lần thứ Nhứt, Phù Sa, MCMLIX
Ban Tu thư (thanhdiavietnamhoc.com)
Mời xem
1. Miền Hậu-Giang – Khai-đề của Giáo-Sư NGUYỄN-THIỆU-LÂU
2. Sơ-lược về địa-lý Miền HẬU-GiANG (Phần 1: KHUNG CẢNH)
3. Miền HẬU-GIANG (Phần 2: Từ MẠC-CỬU đến NGUYỄN- TRI-PHƯƠNG)